Cho mình xin dàn ý của mấy đề văn này với, đề bài viết số 6.

N

night_fury1999

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Đề 1: Trình bày ý kiến của em về cấu nói của Bác Hồ :"Có tài mà không đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
- Đề 2 : Tục ngữ Việt Nam có câu :"Có công mài sắt có ngày nên kim." Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên.
- Đề 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki :"Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống: gợi cho em suy nghĩ gì.
Mấy bác nhanh nhanh giúp mình. Thứ 6 mình kiểm tra bài viết số 6 rồi.
Tks
 
L

lamnun_98

- Đề 1: Trình bày ý kiến của em về cấu nói của Bác Hồ :"Có tài mà không đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó."
- Đề 2 : Tục ngữ Việt Nam có câu :"Có công mài sắt có ngày nên kim." Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên.
- Đề 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki :"Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống: gợi cho em suy nghĩ gì.
Mấy bác nhanh nhanh giúp mình. Thứ 6 mình kiểm tra bài viết số 6 rồi.
Tks[/QUOTE
Đề 2:

Con người ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co, khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Cây "kim" được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Từ "sắt" nên "kim" là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Những ai nhẫn nại, kiên trì "mài sắt" thì sẽ "có ngày nên kim". Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định: đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kỳ kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Nguyên do Lê Lợi lãnh đạo, chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy, cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thần kì; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng song lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời.

Trong học tập, đức tính kiên nhẫn lại càng cần thiết để có được thành công. Từ khi là học sinh lớp một, vụng về cầm phấn tập tô những chữ cái đầu tiên, đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán, làm văn, rồi lần lượt mỗi năm lên một lớp, phải mất mười hai năm mới học xong bậc phổ thông. Trong thời gian khó khăn ấy, nếu không kiên trì học tập thì làm sao có ngày chúng ta có được tấm bằng tốt nghiệp? Người bình thường đã vậy, đối với những người tật nguyền thì lại càng cần đến ý chí và lòng kiên trì vượt khó để chiến thắng số phận bất hạnh. Thế mới biết ý chí, nghị lực, đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích đúng đắn là chưa đủ, phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, kết hợp với một phương pháp làm việc năng động, sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao như sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một vật thật bé nhỏ là cây "kim" để diễn đạt, quả là người xưa đã có chủ ý rõ rang trong lời khuyên giản dị như một chân lí: "Có công mài sắt, có ngày nên kim". Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên khuyến khích mọi người hãy lạc quan, hi vọng, và tin tưởng. Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ,động viên tuổi trẻ trên con đường phấn đấu xây dựng một tương lai tươi sáng và cuộc sống tốt đẹp.

Kế thừa và phát huy quan niệm đó cùng với những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời hoạt động Cách mạng đầy song gió của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên thanh niên:


"Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên."

 
Last edited by a moderator:
L

lamnun_98

Đề 3:
[/B][/COLOR]Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.

Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu muội. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.

Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống. Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng niu sách như một báu vật.

Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.
Nguồn tin: Sưu tầm​
 
Top Bottom