Cho hỏi cái

L

l0v3_sweet_381

Mở bài của văn nghị luận (vì bạn hỏi ở mục văn nghị luận nên mình nghĩ thế)
1. Khái niệm :
Mở bài là giới thiệu vấn đề cần bàn luận trong bài làm cơ sở cho phần thân và kết bài.
-Đồng thời khêu gợi, tạo không khí cho người đọc với vần đề cần nêu.
2. Nguyên tắc mở bài:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề cần nghị luận.
3.Cách viết mở bài :
*/ Các bước tiến hành :
- Xác định vấn đề cần nêu trong mở bài
( bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi :Mở bài của bài văn này nêu cái gì? kiến thức cần nêu).
-Xác định cách nêu vấn đề
( Bằng cách đặt và trả lời cho câu hỏi : Nêu như thế nào? cách nêu vấn đề )
a. Mở bài trực tiếp ( trực khởi ) :
-Là cách giới thiệu ngay vào vấn đề cần nghị luận .
Ví dụ :
Mở bài cho đề bài : Phân tích bài thơ “Chiều tối” trong tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
=> “Chiều tối” là một bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Bài thơ được Bác sáng tác ngay trên đường bị giải đi từ nhà ngục Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào lúc chiều tàn. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ đã ghi lại bức tranh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người ở vùng rừng núi một cách sinh động.

- Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp :
+ Đi thẳng ngay vào bài nên tránh được sự lan man, xa đề hoặc lạc đề.
+ Dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập luận yếu.
+Tiết kiệm được thời gian suy nghĩ cho người viết.
-Nhược điểm:
Ít tạo được không khí lôi cuốn cho người đọc.
b.Mở bài gián tiếp ( lung khởi ):
-Là cách mở bài đi từ xa đến gần : nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận để dẫn đến vấn đề cần nghị luận.
-Có 4 cách mở bài gián tiếp :
+ Mở bài theo lối diễn dịch .
+ Mở bài theo lối quy nạp.
+ Mở bài theo lối tương liên.
+ Mở bài theo lối tương phản (đối lập).
* Kết cấu của đoạn mở bài theo cách gián tiếp gồm 3 phần :
- Mở đầu đoạn :
+ Viết những câu dẫn dắt có liên quan gần gũi với vấn đề chính cần nghị luận.
+ Tuỳ nội dung vấn đề cần nghị luận mà người viết lựa chọn câu dẫn dắt có thể là một câu thơ, một câu danh ngôn,hoặc một câu chuyện kể…
-Phần giữa đoạn:
+Nêu luận đề ( nếu bình giảng thơ thì thường là nêu ấn tượng bao trùm mang tư tưởng chủ đề mà bản thân cảm nhận được).
- Phần kết đoạn : Nêu phương thức nghị luận và phạm vi tư liệu sẽ trình bày.
=> Cùng một đề bài có thể có nhiều cách mở bài khác nhau .
@/ Ví dụ : Bình luận về mối quan hệ giữa văn học nghệ thuật và hiện thực cuộc sống . Chứng minh bằng một số tác phẩm văn học.
-Mở bài 1: Có ai đó đã ví sáng tạo nghệ thuật như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Hãy đến với một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ mối quan hệ máu thịt này.
-Mở bài 2 :
Thần thoại Hy Lạp còn để lại một câu chuyện đầy cảm động về chàng lực sĩ Ăngtê và đất mẹ.Thần Ăngtê sẽ bất khả chiến bại khi chân chàng gắn chặt vào lòng đất mẹ Gaia. Có thể ví mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống hệt như quan hệ giữa Ăngtê và đất mẹ vậy. Chưa tin ư, bạn hãy đến với những tác phẩm văn học lớn mà xem.
-Mở bài 3 :
Trong một lần tâm sự với văn nghệ sĩ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát ly đời sống,nghệ thuật nhất định sẽ khô héo”.Văn học là một loại hình cơ bản của nghệ thuật. Lời tâm sự trên đã trực tiếp khẳng định mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Phân tích một số tác phẩm văn học lớn, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó.
@/ Một mở bài hay cần tránh :
-Dẫn dắt vòng vo quá xa mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
-Tránh dẫn ý không liên quan đến vấn đề cần nghị luận.
-Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết,có gì nói hết , thân bài lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
@/ Một mở bài hay cần phải:
- Ngắn gọn ( khoảng 3-4 câu ).
- Đầy đủ ( phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính).
-Độc đáo ( gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận) cách nêu khác lạ, bất ngờ cho người đọc.
-Tự nhiên ( ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép -> gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo ).
 
H

happy.swan

Để có một mở bài ấn tượng và hay bạn nên tạo một cảm giác tự nhiên trong từng câu chữ, cách vào đề bằng một sự liên tưởng trong một mối liên hệ khác giúp cho bạn dễ dàng vào đề hơn.
 
Top Bottom