Cho hình thang cân ABCD(AB song song CD) có AB=6cm; CD=8cm và đường cao AH=7cm.
a, CMR: 4 điểm A,B,C,D cùng nằm trên 1 đường tròn( còn gọi là đường tròn ngoại tiếp hình thang ABCD)
b, Tính bán kính đường tròn đó.
a) Bạn đã học phần tứ giác nội tiếp chưa? Nếu chưa thì chúng minh câu a như thế này.
Gọi M,N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh đáy AB,CD của hình thang cân ABCD.
MN là trục đối xứng của hình tháng cân nên MN là đường trung trực của AB và CD.
Gọi O là giao điểm của MN với đường trung trực của BC.
O thuộc đường trung trực của AB nên OA=OB
O thuộc đường trung trực của BC nên OB=OC
O thuộc đường trung trực của CD nên OC=OD
Vậy OA=OB=OC=OD, do đó đường tròn (O;OA) đi qua các điểm A,B,C,D
Hay 4 điểm A,B,C,D cùng nằm trên 1 đường tròn (đpcm)
b) Ta có AH=MN=7cm (vì cùng là chiều cao của hình thang cân)
Theo định lý Pythagores ta có:
[tex]OA^2=OM^2+MA^2;OD^2=ON^2+DN^2\\\Rightarrow OM^2+MA^2=ON^2+DN^2\\\Leftrightarrow (MN-ON)^2+3^2=ON^2+4^2\\\Leftrightarrow (7-ON)^2=ON^2+7\\\Leftrightarrow 49-14ON+ON^2=ON^2+7\\\Leftrightarrow ON=3\\\Rightarrow OD^2=3^2+4^2=25\\\Rightarrow OD=5(cm)(vi:OD>0)[/tex]
Vậy bán kính....