Đề 1 : Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào?Hãy làm rõ ý kiến của mình
Đề 2 : Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong văn tế nghỉa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Đề 3 : Nhửng cảm nhận sâu sắc anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
Em cảm ơn nhiều
Những kiến thức này đều nằm trong sách giáo khoa, em hãy chịu khó nghiên cứu và thử tự trả lời các câu hỏi trên cho bản thân.
Về đề 1, em hãy lưu ý tinh thần chung: Tú Xương và Nguyễn Khuyến đều là 2 nhà thơ, 2 nhà trào phúng sinh cùng thời, cái thời kì xã hội Việt Nam trong thế ngàn cân treo sợi tóc, triều đình nhà Nguyễn những năm cuối thế kỉ 19 đã dần thối nát, quân Pháp đã bắt đầu tràn vào Việt nam với mưu đồ xâm lược. Đó là cái thời buổi "đời loạn người cùng" cái xã hội tăm tối, nửa tây nửa ta, xã hội của đồng tiền và sự phi nhân tính. Chính bởi vậy, họ - những nhà nho nhân cách cao đẹp, yêu nước đều mang nặng nỗi đau thế sự. Họ đã mang cái thở dài của mình vào trong thơ: có cả nỗi buồn, chua xót và cả tiếng cười phỉ báng thâm nho. Nếu như Tú Xương mang vào trong thơ tiếng cười châm biếm hết sức thâm nho, cay độc và tinh nhạy thì với Nguyễn Khuến lại là tiếng cười thâm trầm, kín đáo, sâu cay. ---> Hãy tách riêng 2 luận điểm về nét chung và nét riêng trong giọng thơ của 2 thi sĩ trên nhé.
Đề 2: đã lâu rồi anh ko học lại bài này và thú thực cũng khó cảm thụ được nó.
Tuy nhiên, anh vẫn lưu ý với em, đây là 1 tác phẩm rất khó với hệ thống dày đặc các từ địa phương, từ Hán Việt, các điển cố điển tích... Em phải nắm rất chắc ý nghĩa của chúng nếu ko thì ko thể phân tích nổi. Bên cạnh việc bám vào văn bản tác phẩm phải làm cho ra được nội dung: phẩm chất anh hùng của những người lính nông dân ở Cần Giuộc đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ thế nào trong bài văn tế, nó ko đơn thuần là ca ngợi thông thường, mà dường như tác phẩm đã dựng lên bức tượng đài bất tử của ngững nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đó là 1 diễn biến có mạch của nó: từ những người nông dân hiền lành sau luỹ tre làng, nhưng khi đứng trước sự xâm chiếm và hoành hành của giặc, họ đã biểu hiện lòng căm thù và tình yêu với đất nước thế nào, họ đã hi sinh ra sao...? Phải làm rõ được qua phân tích tác phẩm trên bình diện nội dung và nghệ thuật. Để nâng cao vấn đề cần phải đưa ra những quan điểm như những cuộc khởi nghĩa của họ ít nhiều còn mang tính tự phát, chưa có tổ chức => chính điều đó đã dẫn đến thất bại, cái chết của họ mà chưa trả được nợ nước thù nhà... Và vẫn ko quên khẳng định họ thật sự là những con người anh hùng, họ đã hoá thân cho đất nước => chính họ sẽ làm dấy lên những phong trào khởi nghĩa trong cả nước, nhân rộng hơn lòng căm thù, phẫn nộ, tinh thần quật khởi trong quần chúng nhân dân để tiến tới những cuộc khởi nghĩa có tổ chức... Văn tế chính là tình cảm, là sự ngưỡng mộ, là lời thề nguyện của tác giả và nhân dân Nam Bộ trước anh linh của các tử sĩ...
Đề 3 thì quá dễ rồi còn gì. Hãy dựa vào đặc điểm cuộc đời, con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có trong bài học mà viết ra, kết hợp với đó là nêu cảm nghĩ của bản thân. (Nguyễn Đình Chiểu là 1 trong những nhà thơ có cuộc đời long đong và đầy đau khổ: sự nghiệp thi cử học hành bị dang dở, bị mù do khóc khi mẹ qua đời, sau về ở ẩn làm thầy giáo, thầy thuốc và viết thơ, sống cuộc sống thanh cao và xa lánh bùn nhơ của chốn quan trường thị phi, thể hiện sự bất hợp tác với xã hội thối nát đương thời,... Để lại tác phẩm Lục Vân Tiên được coi như "Truyện Kiều" của người dân miền Nam/ Về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thì để lại nhiều tác phẩm có giá trị (nêu dẫn chứng...), thơ văn ông ko trau chuốt mượt mà nhưng lại có chiều sâu, phải càng ngẫm mới càng thấy được cái hay cái đẹp (sách so sánh như vì sao càng nhìn ngắm càng thấy toả sáng), và đặc biệt là văn thơ Nguyễn Đình Chiểu mang đậm dấu ấn, tính cách của người dân Nam Bộ (như trái sầu riêng ko quen thì khó ăn, nhưng ăn quen thì rất thơm ngon)...
Đề 3 em hãy tự học kĩ lại bài của thầy cô, tự bổ sung, hoàn thiện và viết cảm nghĩ của mình. Anh chỉ nói tinh thần chung của vấn đề như vậy thôi.
Mong là những gợi ý trên giúp ích được chút ít. Chúc em học tốt!