Cho em xin 1 số dàn ý và bài văn

S

sandaru_rko

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tình hình thì còn vài ngày nữa là em thi HKI nên mấy anh pro văn cho em xin mấy cái dàn ý và mấy bài văn ^^ . Em hơi bị ngu môn văn


1 _ Viết Văn Bản 10-15 câu
+Suy Nghĩ của em về Lòng Nhân Ái có chứa lời dẫn trực tiếp
+Nội dung ca ngợi tinh thần tương thân tương ái của dân tộc trong đó có dùng câu ca dao hoặc tục ngữ làm lời dẫn trực tiếp
+Trình bày suy nghĩ của em về đức tính kiên trì
+Suy nghĩ của em về câu "Lá lành dùm lá rách"
+Suy nghĩ của em về đạo lý "Tôn sư trọng đạo"

2 _ Tập làm văn
+Kể lại 1 câu chuyện cảm động về 1 người thân yêu đã đi xa
+Kể lại 1 kỷ niệm vui hoặc buồn của em
+Tưởng Tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính chiến sĩ trong bài thơ "Đồng Chí"
+Tưởng Tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong bài thơ "Đồng Chí"

Em xin cám ơn ^^.


http://vanmau.com/forum/showthread.php/19212-Cho-em-xin-mot-so-dan-y-va-bai-van-#ixzz17EAHCapI
 
B

bengoc5

Tình hình thì còn vài ngày nữa là em thi HKI nên mấy anh pro văn cho em xin mấy cái dàn ý và mấy bài văn ^^ . Em hơi bị ngu môn văn
1 _ Viết Văn Bản 10-15 câu
+Suy Nghĩ của em về Lòng Nhân Ái có chứa lời dẫn trực tiếp
+Nội dung ca ngợi tinh thần tương thân tương ái của dân tộc trong đó có dùng câu ca dao hoặc tục ngữ làm lời dẫn trực tiếp
+Trình bày suy nghĩ của em về đức tính kiên trì
+Suy nghĩ của em về câu "Lá lành dùm lá rách"
+Suy nghĩ của em về đạo lý "Tôn sư trọng đạo"
Em xin cám ơn ^^.
http://vanmau.com/forum/showthread.php/19212-Cho-em-xin-mot-so-dan-y-va-bai-van-#ixzz17EAHCapI

văn bản thì có mb tb kb mà nhỉ ? Dàn ý cho bạn nha. bạn tham khảo rùi tự rút lại cho đúng số câu quy định hoặc thêm vào đó mấy điều kiện mà đề yêu cầu nhé.

Lòng nhân ái vs tinh thần tương thân tương ái cũng tựa tựa nhau nên chung dàn ý nhé bạn
I.MB :
- Trong số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta lòng nhân đạo luôn được đề cao .
- Đó là nét đẹp của tâm hồn con người.
II.TB :
1 ) GIẢI THÍCH :
-“Nhân” là người, “ái” là yêu.
- “Nhân ái”là lòng yêu thương đối xử với nhau thật tốt đẹp đúng nghĩa làm người .
- Tình yêu thương này còn là thước đo nhân cách con người .
2) CHỨNG MINH :
- Trong cuộc sống đã là còn người cùng có trái tim, cùng tiếng nói ngôn ngữ thì phải đối xử với nhau cho có tình người .
-Hay nói đúng hơn ta phải thương yêu,đùm bọc nhau.
- Sở dĩ chúng ta gọi nhau hai tiếng “đồng bào” là xuất phát từ câu chuyện “Âu Cơ và Lạc Long Quân” lấy nhau sinh ra bọc trăm trứng .
- Từ xưa đến nay, chúng ta thường đùm bọc, giúp đỡ nhau. Miền Trung lũ lụt,miền Nam, miền Bắc cùng nhau giúp đỡ.
- Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc gửi đạn dược, vũ khí vào cho miền Nam chiến đấu.
3) PHÊ PHÁN :
- Tuy vậy vẫn có những kẻ “ mắt lấp tai ngơ ” trước nỗi đau đồng loại.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, lòng nhân đạo được mở rộng trên toàn thế giới.
- Vàng, trắng, đen tuy khác màu da vẫn thương yêu giúp đỡ nhau.
- Học sinh chúng ta cần thể hiện tình thương yêu của mình với các bạn bè trong lớp, người thân xóm giềng, thương những người cơ nhỡ.
- Thương yêu nhau không có nghĩa là che giấu tội lỗi của nhau, mà phải giúp nhau cùng tiến bộ
III. KB :
- Có thể lòng nhân đạo là thước đo nhân phẩm .
- Là vẻ đẹp tâm hồn giúp cho con người đến gần với nhau.

Kiên trì
I.MB :
- Đã từ lâu lòng kiên trì đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta .
- Nó giúp ta đẩy lùi bao kẻ thù xâm lược, hoàn thành công cuộc xây dựng đất nước .
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Kiên trì” là kiên nhẫn, quyết tâm theo đuổi đến cùng. (
- Người có lòng kiên trì luôn bền chí theo đuổi sự nghiệp đến cùng.
2) CHỨNG MINH :
- Thực tế trong xã hội có biết bao tấm gương bền chí
- Nguyễn Hiền nhà nghèo, chăn trâu, xin vào chùa nghe giảng kinh...thi đậu Trạng Nguyên năm 12 tuổi.
- Lê Lợi mười năm nằm gai nếm mậ, hai lần bị vây ở Chí Linh, kiên trì đánh đuổi giặc Minh về nước...
- Bác Hồ ta cũng là một tấm gương kiên trì.
3) PHÊ PHÁN :
- Tuy vậy vẫn có một số người hay nản lòng , nản chí bỏ dở công việc nửa chừng. Họ thiếu lòng kiên trì để đi đến cùng.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay, lòng kiên trì đã trở thành truyền thống quí báu dân tộc, luôn được mọi người phát huy.
- Học sinh chúng ta thể hiện lòng kiên trì của mình qua việc giải những bài toán, làm những bài văn hay .
- Không đầu hàng trước những bài toán khó.
- Kiên trì không chưa đủ còn phải biết sắp xếp, có óc khoa học mới đạt tới thành công.
III.KB :
- Lòng kiên trì,tính bền bỉ đã giúp con người rất nhiều trong cuộc sống .
- Chúng ta hãy luôn kiên trì nhẫn nại để đạt được thành công trong cuộc sống.
 
B

bengoc5

Là lành...
I.MB :
- Tình thương yêu là nét đẹp muôn đời của thơ ca.
- Kho tàng ca dao tục ngữ ca ngợi điều này qua câu: “ Lá lành đùm ...”
II.TB :
1 ) GIẢI THÍCH :
-“Là lành” là chiếc là còn nguyên vẹn, chỉ người có cuộc sống đầy đủ, “là rách” chỉ người thiếu thốn, cơ cực. Cả câu là lời khuyên ta phải biết thương yêu đùm bọc nhau.
2) CHỨNG MINH :
- Câu nói trên phù hợp với xã hội ta từ xưa tới nay. Khi tắt lửa lúc tối đèn có nhau.
- Nhân dân ta cùng chung một bọc trăm trứng của bà Âu Cơ, cùng gọi nhau hai tiếng “đồng bào”.
- Con người cùng là đồng loại, cùng sống trên một lãnh thổ nên thương yêu nhau là đúng.
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ “mắt lấp tai mờ” trước nỗi đau của kẻ khác làm giàu trên xương máu đồng bào.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Câu nói trên kêu gọi mọi người phải thương yêu nhau. Mỗi khi miền Trung, Đồng Tháp Mười lũ lụt, nhân dân khắp mọi miền đều giúp đỡ.
- Tình yêu thương còn nới rộng ra trên một làng, một xã, trên thế giới.
- Học sinh cần thể hiện tình yêu thương của mình với cha mẹ, làng xóm, bạn bè. Nhưng không vì thương bạn mà che giấu lỗi lầm của bạn, như thế là sai trái.
III. KB :
- Câu “Lá...” là lời khuyên nhắc nhở chúng ta thể hiện lòng thương yêu nhau. Đó là mắc xích tạo nên tinh thần đoàn kết.
- Đáng quí biết bao tinh thần tương thân, tương ái, thể hiện tâm hồn đẹp của con người.

Tôn sư trọng đạo
I.MB :
- Từ ngàn xưa đến nay,tinh thần tôn sư trọng đạo vốn là nét đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc .
- Nó thể hiện lòng yêu quí và biết ơn thầy cô
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-tôn sư trọng đạo là tri ân những người đã có công dạy dỗ ta nên người .
- Người có công nhớ ơn sẽ luôn vâng lời dạy bảo, ghi khắc lời nói, lời dặn dò của thầy cô và không bao giờ quên.
2) CHỨNG MINH :
- Từ xưa đến nay, nhân dân ta vốn coi trọng vai trò của người thầy và đặt sau vua, trên cả cha mẹ.
- Vì thầy đã có cọng mở trí, khai sáng và dẫn dắt ta từ chỗ chưa biết đến thành người.
- Nhiều người thầy giỏi như Chu Văn An, Võ Trường Toản...luôn được học trò kính trọng. Dù đã làm quan nhưng khi về thăm thầy phải khoanh tay đứng hầu .
- Nguyễn Đình Chiểu,nhà thơ mù lòa,một người thầy đạo cao đức trọng.Khi mất đi cả Ba Tri – Bến Tre rợp trời tang trắng.Bác Hồ cũng là người thầy của nhân dân .
- Nên chúng ta biết ơn thầy cô là điều phải làm.
3) PHÊ PHÁN :
- Tuy vậy cũng có một số kẻ có thái độ bất kính, hỗn xược với thầy cô.
- Những kẻ phụ bỏ công ơn cũng sẽ không nên người “Trọng thầy mới được làm thầy. Những phường bội bạc sau này ra chi”
4) ĐÁNH GIÁ :
- Ngày nay biết ơn và kính trọng thầy cô sẽ là nền tảng đạo đức để xây dựng bao tình cảm khác ở đời .
- Bên cạnh học với thầy còn học tập với bạn,kết hợp và vận dụng kiến thức mới thành công .
-Xã hội ta lấy ngày20/11 làm ngày tri ân thầy cô giáo
III.KB :
- tôn sư trọng đạo là một nét đẹp là đạo lí làm người.
- Chúng ta cố gắng học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
 
Top Bottom