Cho em hỏi vài câu sau về Sinh 11

D

dangloc21

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làm bài trắc nghiệm trên hocmai có mấy câu em không hiểu:

  • Quá trình không cung cấp lực khử và năng lượng cho sự cố định nitơ phân tử là:

A. Hô hấp của cơ thể cộng sinh.


B. Quang hợp của thực vật.




C. Lên men của cơ thể cộng sinh.


D. Quang hợp của cơ thể cộng sinh.

theo em các vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định Nito này là cộng sinh trên cơ thể thực vật(như nốt sần rễ cây họ đậu) vậy các lực khử và năng lượng cũng được cung cấp từ quang hợp của thực vật chứ nhỉ :Mnosepick:.nếu không phải thì cơ thể cộng sinh đây là gì@-)

  • Ảnh hưởng của việc bón nitơ vượt quá nhu cầu của cây trồng là:
Câu trả lời của bạn:

A. Lá có màu vàng làm giảm diện tích quang hợp của cây trồng.


B. Sinh trưởng lá quá tốt, thân yếu dễ gây hiện tượng lốp đổ ở cây trồng.


C. Cường độ quang hợp của cây mạnh.


D. Tốc độ phát triển của hệ rễ diễn ra mạnh.

Còn câu này tại sao lại chon B ,tại sao khi bón quá Nito thì làm lá sinh trưởng tốt trong khi thân lại yếu:khi (70)::khi (116):
 
L

lananh_vy_vp

-Các lực khử và năng lượng lấy từ quá trình hô hấp.Còn năng lượng và lực khử được tạo ra từ pha sáng quang hợp chỉ được sử dụng cho pha tối quang hợp để đồng hoá CO2.
-Khi bón quá nhiều nito sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng,cơ quan quang hợp(lá) sẽ giữ lại các chất hữu cơ để sinh trưởng,phát triển mà không đưa đến các vùng dự trữ-->lá phát triển tốt,thân dài ra nhanh chóng gây hiện tượng lốp,đổ
 
D

dangloc21

??

Nguyên văn SGK 11 ghi thế này:lực khử và năng lượng do vi khuẩn có khả năng cố định nito tự tạo ra hoặc lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh

nếu co cơ thể cộng sinh ở đây không phải là thực vậtvậy thì các vi khuẩn này chẳng có lợi gì à

đúng là lực khử và atp được cung cấp hết cho pha tố nhưng mà quang hợp của thực vật tạo ra đường ,vi khuẩn có thể lấy ít đường làm nguyên liệu hô hấp tạo atp cung cấp cho cố định nito --vậy mới là quan hệ cộng sinh chứ

các bạn có thể giải thích rõ hơn không cái câu lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh
 
D

dangloc21

-Khi bón quá nhiều nito sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng,cơ quan quang hợp(lá) sẽ giữ lại các chất hữu cơ để sinh trưởng,phát triển mà không đưa đến các vùng dự trữ-->lá phát triển tốt,thân dài ra nhanh chóng gây hiện tượng lốp,đổ[/QUOTE]
]
Tại sao lại không đưa đến các vùng dự trữ,tai sao lại không dùng các chất hc(nhu a amin) để giúp thân cây sinh trương
 
L

lananh_vy_vp

Nguyên văn SGK 11 ghi thế này:lực khử và năng lượng do vi khuẩn có khả năng cố định nito tự tạo ra hoặc lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh

nếu co cơ thể cộng sinh ở đây không phải là thực vậtvậy thì các vi khuẩn này chẳng có lợi gì à

đúng là lực khử và atp được cung cấp hết cho pha tố nhưng mà quang hợp của thực vật tạo ra đường ,vi khuẩn có thể lấy ít đường làm nguyên liệu hô hấp tạo atp cung cấp cho cố định nito --vậy mới là quan hệ cộng sinh chứ

các bạn có thể giải thích rõ hơn không cái câu lấy từ quá trình quang hợp, hô hấp, lên men của cơ thể cộng sinh
-Cứ coi như vi khuẩn có thể lấy ít đường làm nguyên liệu hô hấp tạo atp cung cấp cho cố định nito đi,thf đó là thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn chứ không cung cấp lực khử và năng lượng.Tự vi khuẩn oxi hoá đường tạo ra năng lượng và lực khử đấy chứ.
-Khi bón quá nhiều nito sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng,cơ quan quang hợp(lá) sẽ giữ lại các chất hữu cơ để sinh trưởng,phát triển mà không đưa đến các vùng dự trữ-->lá phát triển tốt,thân dài ra nhanh chóng gây hiện tượng lốp,đổ
]
Tại sao lại không đưa đến các vùng dự trữ,tai sao lại không dùng các chất hc(nhu a amin) để giúp thân cây sinh trương[/QUOTE]
-Khi có nhiều nito,tế bào sẽ tăng cường tổng hợp các axxit amin-->protein cho sinh trưởng,phát triển.Glucozo được tạo ra từ quang hợp không được vận chuyển xuống các cơ quan dự trữ mà bị oxi hoá trong hô hấp tạo các xeto axit(sản phẩm trung gian trong chu trình crep) làm chất nhận NH3-->tổng hợp nên các axit amin-->tổng hợp protein
 
D

dangloc21

mình hiểu rồi cám ơn bạn nhiều lắm
sẵn tiện cho mình hỏi thêm vài câu không biết mình hiểu đúng chưa::D:D:D
-biểu bì là gì, sao lại gọi là biểu bì:khi (176):
-thế nào là cơ thể cộng bào
-có phải ion K giữ cân bằng nước qua việc bơm ion k ra hoặc vào màng để tăng giảm áp suất thẩm thấu
-có sách ghi phản ứng đóng và mở thủy bị động-khi cây bão hóa nước-sau khi mưa(trong cơ chế điều chỉnh đóng mơ khí khổng)
vậy cái gì đã chủ động và chủ động ra sao khiến cây bị đông mà đóng mở khi khổng
-tạo amit ngòai việc khử độc NH3 có giúp dữ trữ NH3 cho quá trình amin hóa của thực vật không
-hô hấp sáng chỉ xảy ra ở C3 mà không có ở C4 CAM
:khi (192)::khi (192)::khi (177)::M054:
 
L

lananh_vy_vp

Cái biểu bì thì khó định nghĩa lắm.T tìm thấy mấy cái này, không biết có giúp gì được không.
Thượng Bì:
Lớp trên cùng của biểu bì gọi là stratum corneum (lớp vỏ bọc)- đây là lớp da mà chúng ta có thể thấy và bao gồm chủ yếu lớp tế bào da chết bị tróc ra.

Trong lớp thấp nhất của biểu bì (lớp cơ sở), các tế bào mới liên tục được tạo ra. Ở đây, cũng có thể thấy các tế bào đặc biệt gọi là melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố) tạo melanin, một sắc tố làm cho làn da có màu và bảo vệ tự nhiên chống lại bức xạ UV (cực tím).

Bì:
Đây là phần hỗ trợ đối với biểu bì và cũng là nơi mà Imdedeen hoạt động. Hạ bì có ba thành phần chính:

Collagen (Chất keo): Làm cho da bền và mềm dẻo.
Elastin (Sợi đàn hồi): Tạo cho da tính đàn hồi.
Chất gel-like giàu polysaccharide. Các chất này là những phân tử có thể hấp thụ 1.000 lần trọng lượng trong nước và chịu trách nhiệm duy trì độ ẩm của làn da.
Ba yếu tố này được tạo ra bởi các nguyên bào sợi.

Hạ Bì:
Lớp này gắn với lớp da đối với cơ nằm dưới, sụn và xương và cũng là nơi mà chất lắng béo bị lưu trữ.

-tạo amit ngòai việc khử độc NH3 có giúp dữ trữ NH3 cho quá trình amin hóa của thực vật
-hô hấp sáng chỉ xảy ra ở C3 mà không có ở C4 CAM
-->T đồng ý với 2 ý kiến đó của cậu.^^

-Hợp bào hay cộng bào là một khối nguyên sinh chất chứa đựng nhiều nhân và được bao trong một màng tế bào, tạo nên trạng thái tương tự như đa bào. Thuật ngữ này đôi khi được dùng để chỉ khối nguyên sinh chất có màng chia thành từng phần riêng biệt, nhưng vẫn có nhiều cầu nối nguyên sinh chất với nhau. Cấu tạo tương tự có thể thấy ở cơ vân, cơ tim, trứng côn trùng, một số loài nấm và một số loài động vật nguyên sinh...
 
Top Bottom