Văn 9 Cho đoạn trích sau: Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng

Bonagino

Học sinh
Thành viên
1 Tháng mười hai 2019
77
18
21
19
Hà Nội
THCS Thịnh Quang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho đoạn trích sau:
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy những hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
( Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 1: “Thế kỉ mới” được nói tới ở đây chính xác là vào thời điểm nào? Tại sao tác giả lại nhắc đến thời điểm đó.
Câu 2: Tại sao tác giả dùng dấu ngoặc kép với cụm từ “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”?
Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Câu 4: Ban-dắc, một nhà văn người Pháp có ý kiến rằng : “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”. Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cho đoạn trích sau:
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy những hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
( Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” – Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 1: “Thế kỉ mới” được nói tới ở đây chính xác là vào thời điểm nào? Tại sao tác giả lại nhắc đến thời điểm đó.
Câu 2: Tại sao tác giả dùng dấu ngoặc kép với cụm từ “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”?
Câu 3: Chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Câu 4: Ban-dắc, một nhà văn người Pháp có ý kiến rằng : “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ”. Hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 1:
- Thế kỉ mới được nhắc tới ở đây là là thế kỉ 21. Tác giả nhắc đến thời điểm đó vì: Đặt vấn đề trong thời điểm hiện tại–thời điểm thiêng liêng cho nên con người cần chuẩn bị, cần rèn luyện hành trang để bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Câu 2:
Tác giả dùng dấu ngoặc kép với cụm từ “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” để trích dẫn lời nói trực tiếp
Câu 3:
Thành phần biệt lập: thành phần phụ chú
Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
Câu 4:
Bạn tham khảo nhé
- Giới thiệu về Ban dắc và câu nói của ông
- Giải thích câu nói
"Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là dám nhìn nhận khuyết điểm của mình và kiểm điểm bản thân một cách toàn diện. Câu nói của Balzac là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình, có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
- Bàn luận
+ Mỗi người đều có khuyết điểm. Có người có thể biến điều ấy thành điểm mạnh nhưng nhiều người thì không. Không phải do may mắn hay nhận được quá nhiều sự giúp đỡ mà bởi vì họ đã nhận ra khuyết điểm ấy, từ đó sửa chữa và biến nó thành điểm mạnh của mình.
+ Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống trong những hoàn cảnh khác nhau. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì sẽ không đủ sức đi đến thành công. Ví như trong học tập, một học sinh nhận ra điểm yếu của mình và cố gắng vượt qua bằng ý chí, nghị lực và niềm tin thì thành công chắc chắn sẽ ngày một gần.
+ Cựu thủ tướng Anh Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông đạt được như vậy bởi sau những thất bại, ông lại nhận thấy một khuyết điểm của mình để từ đó sửa chữa. Và thành quả xứng đáng đã đến với ông.
+ Tuy nhiên trong cuộc sống, có một số người không tự nhận thức được bản thân, họ luôn cho rằng bản thân hoàn hảo, không nhận khuyết điểm. Bởi vậy, họ rất dễ thất bại và không được mọi người xung quanh yêu mến....
- Liên hệ bản thân.
 
Top Bottom