Chính sách nhà nguyễn

  • Thread starter hoangduong081198
  • Ngày gửi
  • Replies 1
  • Views 3,921

H

hoangduong081198

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Trình bày những hậu quả mà chính sách nhà Nguyễn để lại khiến đất nước rơi vào tay thực dân Pháp

2. Phân tích các phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam

mọi người giúp đỡ. Mai t kiểm tra
 
T

tieuyetdethuong1

1.Hạn chế
-Sự ra đời của nhà Nguyễn dựa trên thấng lợi của tập đoàn phong kiến phản động,có sự giúp đỡ của tư bản nước ngoài đối với một triều đại tương đối tiến bộ trong lịch sử là triều đại Tây Sơn. Vì vậy ngay từ khi thành lập , triều Nguyễn đã không nhận được sự ủng hộ của đong đảo quần chúng nhân dân.
- Sau hơn nửa thế kỉ (1802-1858) nhà Nguyễn với tư cách là nguòi quản lí đất nước đã thi hành nhũng chính sách lỗi thời, lạc hậu, bảo vệ quyền lợi của dòng họ, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, làm cho thế nước ngày một suy yếu, kinh tế nông thương nghiệp sa sút, thương nghiệp bế tắc, tài chính khô kiệt, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, chính sách ngoại giao thiếu khôn khéo, tỉnh táo. Nhũng yếu tố từng làm nên sức mạnh của các vương triều trước đây:" trên dưới đồng lòng, anh em hoà hợp, cả nước góp sức" đã không còn, đất nước ta rơi vào tình trạng khó khăn khi phải đối phó với âm mưu xâm lược ráo riết của tư bản Pháp.
- Từ 1858-1884 nhaf Nguyễn với tư cách là nhà lãnh đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống Pháp đã không biết dựa vào sức dân, áp dụng những chiến thuật tác chiến sai lầm, bị động mang nặng tư tưởng cầu hoá, bỏ lỡ nhiều cơ hội. Xuất phát từ những toan tính hẹp hòi muốn bảo toàn truyền thống trị của giai cấp mình, triều đình Tự Đức đã quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân từ chống cự yếu ớt đến đầu hàng, lần lượt kí các hiệp ước thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn đất nước Việt Nam
- Nhà Nguyễn bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách tiến bộ, nhiều tư tưởng cải cách mới xuất hiện trong một số quan lại tức thời nhưng chưa tạo thành một làn sóng sâu rộng trong xã hội. Lực cản của những giáo điều Nho học lạc hậu cùng với phái thủ hiểm chiếm số đông trong triều đình đã khiến cho những tư tưởng cải cách nước ta không thể thực hiên được.
2.link 1
 
Top Bottom