"Chính sách kinh tế mới" năm 1921 tại Liên Xô, là chính sách do Lênin đề xuất và được Hội đồng Xô-viết tối cao thông qua. Qua đó, những mặt tiêu cực của Chính sách cộng sản thời chiến (được áp dụng từ 1919 để huy động sức mạnh bảo vệ đất nước chống ngoại xâm nội phản) như kìm hãm sức sản xuất, gây bất bình trong nhân dân nên tạo thời cơ cho các thế lực phản động chống phá... được giải quyết. Chính sách kinh tế mới mở cửa cho các nhà đầu tư tư bản nước ngoài vào thị trường trong nước nhằm thu hút vốn, kĩ thuật tiên tiến; đồng thời cho phép tư nhân trong nước phát triển trong chừng mực nhất định (quản lý những cơ sở xí nghiệp tối đa 20 công nhân)... "Chính sách kinh tế mới" có thể thấy là chính sách của Nhà nước XHCN, nhằm xây dựng nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần trong đó có cả thành phần kinh tế tư nhân, các yếu tố của TBCN... nhưng đặt dưới sự kiểm soát vĩ mô của Nhà nước, nhằm xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật và tăng cường củng cố kiến trúc thượng tầng của cuộc cách mạng XHCN ở Liên Xô.
"Chính sách mới" năm 1933 do Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đề xướng, là chính sách kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế TBCN của Mỹ đã bị suy thoái một cách trầm trọng trong Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Chính sách này xem chi tiết ở bài trên ^^, vì mình không nhớ rõ về nó lắm. Tóm lại đây là chính sách của Nhà nước TBCN nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế tư bản trong hoàn cảnh suy thoái khủng hoảng, và vì thế nó không đặt ra khuôn khổ phát triển cho tư nhân như Chính sách kinh tế mới của Liên Xô.
Tuy khác nhau nhiều nhưng đây đều là hai chính sách về kinh tế-một lĩnh vực hết sức quan trọng của một đất nước; đều có những điểm tích cực tiến bộ nhằm mục tiêu vực dậy nền kinh tế trong hoàn cảnh khó khăn, qua đó củng cố vững chắc và phát triển nền chính trị của mình.
Nguon:net