CLB lịch sử Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Hồ Nhi

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười 2017
3,900
6,231
691
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây chính là chủ đề của buổi sinh hoạt hôm nay , mọi người tìm hiểu để giành nhiểu điểm nhé !!

Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến (có tài liệu gọi là Chính phủ Liên hiệp Quốc gia [1]) là chính phủ được thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I tại Hà Nội, chính phủ được thành lập nhằm tạo khối đại đoàn kết vững mạnh trên cả nước để chuẩn bị cho công cuộc "kháng chiến kiến quốc" về sau.
Chính phủ liên hiệp kháng chiến là sự mở rộng thành phần nội các của Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam ngày 1 tháng 1 năm 1946. Chính phủ bao gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 1 cố vấn, 1 Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội, 1 Phó Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội và 10 bộ trưởng. Trên cơ bản, đây là sự rút gọn về số lượng thành viên chính phủ nhưng là sự mở rộng thành phần nội các so với chính phủ lâm thời kháng chiến sao cho gọn nhẹ hợp thời chiến nhưng đảm bảo tính đoàn kết, hòa hợp dân tộc giữa các Đảng phái trong nước.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Quốc hội khóa I được bầu thông qua tổng tuyển cử tự do ngày 6 tháng 1 năm 1946 họp phiên đầu tiên tại Hà Nội đã thông qua danh sách 70 đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh hội tham gia Quốc hội. Quốc hội còn chỉ định ông Hồ Chí Minh đứng ra thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến với 15 thành viên đến từ các đảng phái khác nhau như Mặt trận Việt Minh, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, hay không đảng phái. Ngày 4 tháng 3 năm 1946, chính phủ họp phiên đầu tiên và thông qua một số chủ trương về đối nội - đối ngoại như:
Về đối nội:
1- Các đảng phái phải đoàn kết chặt chẽ, ngôn luận, hành động phải nhất trí để phụng sự quốc gia.
2- Sinh mệnh và tài sản của tất cả công dân Việt Nam và kiều dân ngoại quốc được hoàn toàn bảo đảm.
3- Hành chính và quân đội phải thống nhất, tài chính kinh tế tập trung.
4- Mọi lực lượng của quốc dân được huy động để dùng trong việc kháng chiến kiến quốc và toàn thể nhân dân, nhất là những người làm việc công phải tuân theo kỷ luật.
Về ngoại giao:
1- Đối với các nước Đồng minh, nước Việt Nam bao giờ cũng chủ trương thân thiện, nhất là đối với Trung Hoa.
2- Đối với các nước nhược tiểu đang đấu tranh giành độc lập thì dân tộc Việt Nam rất đồng tình.
3- Đối với nhân dân Pháp, dân tộc Việt Nam không thù hằn, song cực lực phản đối chế độ thực dân và cương quyết giữ quyền độc lập. Chính phủ Việt Nam chỉ nhận điều đình với Chính phủ Pháp theo nguyên tắc "Dân tộc tự quyết" của Hiến chương Đại Tây Dương.

Do mâu thuẫn của hai phe Việt Minh và Việt Nam Quốc dân Đảng sau bản Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Chính phủ không còn giữ được sự đoàn kết ban đầu, một số thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa là quân đội Tưởng Giới Thạch và do một số bất đồng khác đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp.
Tháng 7-1946, xảy ra vụ án Ôn Như Hầu, thành viên Việt Quốc - Việt Cách dự định ném tạc đạn vào đoàn diễu binh Pháp ở Hà Nội nhân ngày 14 tháng 7 năm 1946, đây là một hành động thông đồng với Pháp nhằm mục đích đổ cho Việt Minh gây sự phá hoại hòa bình để có cớ đánh Việt Minh. Lực lượng công an xung phong theo ý kiến chỉ đạo của Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật. Chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) đã khám xét các cơ sở Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội, bắt giữ thành viên hai đảng này, đồng thời tìm thấy nhiều vũ khí, tài liệu tuyên truyền hiệu triệu chống chính quyền, kêu gọi nhân dân lật đổ Chính phủ. Đặc biệt còn phát hiện các tử thi, phòng tra tấn tại trụ sở các đảng này. Tuy nhiên, Việt Nam Quốc dân Đảng cho rằng Việt Minh dàn cảnh vụ án phố Ôn Như Hầu để bắt giữ các thành viên và "áp đảo dư luận quần chúng và đàn áp luôn Việt Nam Quốc dân Đảng".[19] Sau vụ án này, lãnh đạo Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách thân Tưởng khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh đã lưu vong sang Trung Quốc.
Sự kiện này đánh dấu chấm hết cho sự hợp tác giữa Việt Minh do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo và Việt Quốc, Việt Cách do Trung Hoa Dân Quốc hậu thuẫn, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà chính phủ liên hiệp kháng chiến là biểu tượng. Chính phủ còn hoạt động đến tháng 11 năm 1946 với các thành viên của Việt Minh và một số nhóm khác trước khi chính phủ Liên hiệp Quốc dân được thành lập ngày 3 tháng 11 năm 1946.
Thành viên
Thứ tựChức vụTênĐảng phái
1Chủ tịchHồ Chí MinhViệt Minh
2Phó Chủ tịchNguyễn Hải ThầnViệt Cách
3Bộ trưởng Bộ Nội vụHuỳnh Thúc Khángkhông đảng phái
4Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoNguyễn Tường TamViệt Quốc
5Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan AnhXã Hội
6Bộ trưởng Bộ Tư phápVũ Đình HòeDân Chủ
7Bộ trưởng Bộ Giáo dụcĐặng Thai MaiViệt Minh
8Bộ trưởng Bộ Tài chínhLê Văn HiếnViệt Minh
9Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chínhTrần Đăng KhoaĐảng Dân chủ
10Bộ trưởng Bộ Kinh tếChu Bá PhượngViệt Quốc
11Bộ trưởng Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao độngTrương Đình TriViệt Cách
12aBộ trưởng Bộ Canh nôngBồ Xuân LuậtViệt Cách
12b(từ tháng 4 năm 1946)Huỳnh Thiên LộcDân Chủ
[TBODY] [/TBODY]

Chúc mọi người sinh hoạt vui ạ
https://diendan.hocmai.vn/threads/sinh-hoat-hoi-vien-dot-1-thang-2.740390/#post-3717034
 
Top Bottom