Sử Chiến tranh Việt Nam

C

crazyfrog

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chiến tranh Việt Nam
kế hoạch Phòng Tuyến Ba của Trung Quốc
trước Cách
mạng Văn hóa 1964-1966*
Lorenz Lüthi
Đại học McGill, Canada

Sự leo thang của Mỹ tại chiến tranh Việt Nam trong năm 1964 và 1965 là mối đe dọa lớn cho an ninh của Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc phản ứng lại bằng một chính sách ba hướng. Thứ nhất, tăng viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Bắc Việt Nam ngay trong mùa hè năm 1964, đối phó với sự leo thang của Mỹ vào tháng 8.1 Thứ hai, khi lính thủy đánh bộ của Mỹ đổ bộ vào miền Nam Việt Nam ngày 8-3-1965, chính quyền Trung Quốc tỏ thái độ cho Washington biết rằng họ muốn giới hạn chiến tranh Việt Nam chỉ trong Đông Dương, nhưng vẫn chuẩn bị và sẵn sàng tham chiến nếu bị Mỹ tấn công.2 Cuối cùng, nhà chức trách Trung Quốc đã đề ra và thực hiện ngay một chiến lược đầy tham vọng vào mùa hè năm 1964 nhằm bố trí lại, thậm chí tân tạo những thành phố và xí nghiệp kinh tế quan trọng nằm sâu trong đại lục, kế hoạch Phòng Tuyến Ba. Sau cuộc đổ bộ của lính thủy đánh bộ Mỹ vào Việt Nam tháng 3-1965, Trung Quốc cũng nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tổng phòng. Kế hoạch Phòng Tuyến Ba trong giai đoạn 1964-1966 cùng kế hoạch phòng ngự liên hệ sẽ là trọng tâm của bài viết này.
 
C

crazyfrog

Ngoại trừ bài báo của Barry J. Naughton hai thập kỷ trước, công cuộc Phòng Tuyến Ba đã không nhận được nhiều quan tâm của giới nghiên cứu nước ngoài. Naughton đi sâu vào khái niệm và những đặc trưng cơ bản của kế hoạch Phòng Tuyến Ba vào những năm 1960–1970, làm nổi bật hai giai đoạn khác nhau của kế hoạch. Chiến tranh Việt Nam leo thang là chất xúc tác cho giai đoạn đầu tiên, từ năm 1964 đến Cách mạng Văn hóa năm 1966. Mối đe dọa của Liên Xô đối với Trung Quốc sau những tranh chấp biên giới vào tháng 3-1969 thúc đẩy giai đoạn thứ hai, từ năm 1969 đến năm 1971.3 Mặc dù vạch ra được nguyên nhân của kế hoạch Phòng Tuyến Ba là mối đe dọa đối với an ninh Trung Quốc, nhưng Naughton đã không có được những tài liệu được đăng báo và xuất bản rất nhiều vào những năm gần đây, và ông cũng không đề cập đến kế hoạch tổng phòng ngự năm 1965 trong mối quan hệ chặt chẽ với kế hoạch Phòng Tuyến Ba. Chứng cứ mới đây về Trung Quốc mở ra một bức tranh sinh động và chi tiết hơn về giai đoạn đầu của Phòng Tuyến Ba, cùng kế hoạch phòng ngự năm 1965, và mối liên hệ mật thiết giữa chúng với an ninh Trung Quốc.
Nhìn chung, đề xướng Phòng Tuyến Ba tương đồng với nhiều đề xướng trước và sau đó ở các tỉnh phía Tây, nhưng khác nhau về mục đích. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) và nguồn đầu tư của Liên Xô những năm 1950 tập trung phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng ở Thiểm Tây, Ninh Hạ, Cam Túc, và Thanh Hải.4 Khác với đề xướng mở mang phía Tây vào cuối thập niên 1990, được cho là phát triển đất nước đồng đều hơn, Phòng Tuyến Ba trong thập niên 1960 và đầu 1970 chỉ tập trung vào các tỉnh phía Tây với mục đích chiến lược và quân sự.5 Chính vị trí địa lý cách trở và lợi thế phòng thủ của những tỉnh này, chứ không phải nền kinh tế lạc hậu, là yếu tố quyết định chính sách của Bắc Kinh.
 
1

123konica

Cảm ơn bạn Vinh điên 1 phát.
Vì từ trước đến nay vẫn có nhiều người tưởng Trung Quốc tử tế với ta lắm.
:D

Chiến tranh VN là chủ đề ko bao giờ dứt. Nhiều chuyện lắm. Cho nên bạn Crazy chú thích thêm cái gì đó vào đằng sau cái title "Chiến tranh Việt Nam" nhé. ;)
 
S

smile_thg

Vinhlq phân tích thêm phần nội dung một chút. Phòng tuyến ba mới chỉ được nêu ba điểm chính, thêm phân tích và vai trò, tác động thì hay quá.

Nhớ đừng có tuôn thỏng tồng tộc ra, :D
 
C

crazyfrog

Mục đích chủ yếu đằng sau công cuộc Phòng Tuyến Ba là việc tái bố trí từ những tỉnh phòng tuyến một (duyên hải và giáp biên) sang những thành phố mới xây dựng và những xí nghiệp công nghiệp nằm sâu trong đại lục, tức khu vực Phòng Tuyến Ba. Các tỉnh còn lại của Trung Quốc hình thành phòng tuyến hai.6 Khi lính thủy đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Việt Nam vào mùa xuân năm 1965, kế hoạch Phòng Tuyến Ba được mở rộng với “Phòng Tuyến Ba cấp tỉnh” và các kế hoạch phòng ngự theo đòi hỏi đặc biệt. Tuy nhiên những kế hoạch đó bị hoãn lại khi Cách mạng Văn hóa nổ ra (1966-1976), và bài viết này cũng dừng lại khi đề cập đến thời điểm đó. Sự trở lại kế hoạch Phòng Tuyến Ba sau xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 lại là vấn đề khác; do đó, không được nhắc đến trong bài viết này.

Những đặc điểm chung của kế hoạch Phòng Tuyến Ba
Kế hoạch Phòng Tuyến Ba được đề ra năm 1964 và 1965 nhằm đáp lại mối đe dọa trước mắt ngày một lớn từ phía Mỹ đã tái bố trí những khu công nghiệp và thành phố chiến lược dễ bị tấn công trong khu vực cách bờ biển Trung Quốc 700 km và cách biên giới phía Tây 1000 km (xem bản đồ). Kế hoạch này cũng bao gồm việc xây mới những thành phố và nhà máy ở đây. Bao phủ khoảng 30% diện tích quốc gia, kế hoạch Phòng Tuyến Ba trải dài từ Tứ Xuyên tới Vân Nam và Quý Châu ở phía Tây Nam, tới Cam Túc, Thanh Hải, Ninh Hạ ở Tây Bắc, và tới Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Sơn Tây và Thiểm Tây ở phía đông của trung tâm Trung Quốc. Riêng Vân Nam, nhiều khu vực thuộc cả phòng tuyến một và ba. Những người đề ra kế hoạch khuyến khích mười một tỉnh này xây dựng công trình ở vùng cao nguyên và thung lũng có núi bao quanh, như cao nguyên Vân Nam-Quý Châu, núi Đại Biệt (Hồ Bắc), núi Thái Hàng (Hà Nam-Sơn Tây-Hà Bắc), núi Ô Tiếu (Cam Túc), núi Lữ Lương và khu vực phía nam Đại Đồng (đều thuộc Sơn Tây).7 Tuy nhiên, khi thực hiện, Phòng Tuyến Ba chỉ được phát triển ở Tây Nam và Tây Bắc.
 
C

crazyfrog

Chi phí cho chiến lược tái bố trí này rất lớn, mặc dù thống kê từ nhiều nguồn có khác nhau. Một vài nguồn cho rằng trong mười một năm trước khi lãnh tụ Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, Trung Quốc đã bỏ ra hơn 200 tỉ NDT vào công trình Phòng Tuyến Ba.9 Một nguồn khác chỉ ra chi tiết hơn nhưng với số liệu khác (xem bảng). Số liệu này cho thấy mặc dù mức đầu tư vào kế hoạch Phòng Tuyến Ba tăng lên trong giai đoạn 1965-1980, nhưng lại giảm tỉ trọng so với tổng mức đầu tư trên cả nước. Việc giảm dần mức ưu tiên đối với kế hoạch Phòng Tuyến Ba báo trước việc chấm dứt chính thức, khi Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh tụ Trung Quốc cuối những năm 1970. Mặc dù từng là một trong những lãnh đạo đầu tiên của kế hoạch Phòng Tuyến Ba vào giữa thập niên 1960, Đặng bãi bỏ kế hoạch này vào tháng 1-1979 và gộp vào kế hoạch cải cách kinh tế chung trên cả nước vào năm 1983
Chỉ trong cuối năm 1964 đến năm 1965, 300 xí nghiệp quy mô vừa và lớn đã được khởi công hoặc xây dựng xong trong khu vực Phòng Tuyến Ba, cùng 49 nhà máy khác được dời đến từ những tỉnh phòng tuyến một.11 Nhìn chung, từ năm 1965 đến 1979, 125 xí nghiệp quy mô lớn (sản xuất ô tô, cơ khí hạng nặng và hạng nhẹ, trang bị máy móc, sản xuất thép…) được xây dựng xong. Một tài liệu cho rằng trong năm 1979 sản lượng của những xí nghiệp mới xây dựng bằng tổng sản lượng của các xí nghiệp quy mô lớn trong năm 1965. Vốn đầu tư cũng dành cho việc phát triển ngành năng lượng (than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, thủy điện và nhiệt điện) nhằm cung cấp năng lượng cho những xí nghiệp mới ra đời và những thành phố lân cận.12 Hơn nữa, 8.000 km đường sắt và 250.000 km đường bộ được xây dựng phục vụ cho việc thiết lập và duy trì Phòng Tuyến Ba.13
 
Top Bottom