Địa 11 Chiến lược xuất khẩu gạo của Thái Lan

H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GẠO CỦA THÁI LANGạo là nguồn dinh dưỡng chính của một nửa dân số thế giới. Nghề trồng lúa đã có cách đây 7000 năm, do đó lúa đã trở thành một trong những sản phẩm dùng làm lương thực lâu đời nhất. Gần 90% sản lượng thóc được trồng ở Châu Á. Lúa gạo luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta và là một phần quan trọng trong nền văn hoá Châu Á.
Đây cũng là mặt hàng ảnh hưởng đến kinh tế của hàng tỷ người. Mặc dù Thái Lan đã và đang chuyển sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp, nhưng vẫn là một nước nông nghiệp và hiện nay lúa gạo vẫn là một loại cây trồng quan trọng nhất của nước này. Tính toàn bộ Châu Á có 250 triệu nông trang trồng lúa trong đó phần lớn là các nông trang nhỏ với diện tích dưới 1 ha. Do đó, ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, ngành trồng lúa còn tạo ra một số lượng lớn việc làm ở Châu Á nói chung và ở Thái Lan nói riêng.

Xuất phát từ tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước, tại cuộc họp chính phủ vừa qua các nội các của Thái Lan đã thông qua chiến lược đối với 12 mặt hàng nông sản, trong đó gạo là một mặt hàng được Phó Thủ tướng Thái Lan , kiêm chủ tịch Uỷ ban chính sách gạo quốc gia, ông Pitak chủ trì cuộc họp với các ngành chức năng có liên quan để thảo luận chiến lược gạo trong 5 năm (2002-2006). Thái Lan xây dựng chiến lược riêng đối với gạo trong 5 năm tới nhằm mục tiêu tăng sản lượng gạo có chất lượng cao từ 80 lên 90% theo yêu cầu của thị trường và giảm lượng gạo có chất lượng thấp; tổ chức sản xuất gạo có hiệu quả; tăng khả năng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Tại cuộc họp này, Thái Lan đã xây dựng mục tiêu phấn đấu đạt số lượng gạo xuất khẩu khoảng 7 – 7,5 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu gạo có chất lượng tốt đạt 60%, gạo có chất lượng thấp giảm xuống còn 10% và xuất khẩu gạo đò là 30%; xuất khẩu sản phẩm gạo chế biến tăng từ 0,2 lên 0,4 triệu tấn.

Về phương thức thực hiện cuộc họp đã xác định sẽ chia ra thành các khâu sản xuất, chế biến và tiếp thị nói chung. Kế hoạch trên sẽ được thực hiện nốt trong thời gian còn lại của kế hoạch 5 năm, từ 2002 – 2006 trên diện tích đất vụ chiêm là 57 rai và diện tích đất vụ mùa là 8 rai (1 rai = 1600 m2).

Về tình hình sản xuất chế biến và xuất khẩu gạo của Thái Lan:

+ Về sản xuất: Thái Lan có 3,7 triệu hộ gia đình, chiếm 66% của 5,6 triệu hộ nông dân trồng lúa trong cả nước; với diện tích trồng lúa khoảng 62-66 triệu rai, đạt sản lượng là 24 – 27,2 triệu tấn thóc/năm, chiếm 4% sản lượng thế giới. 80% diện tích trồng lúa nằm ở khu vực có mưa. 50% vùng Đông Bắc đất đai bị hạn hán, lụt lội hàng năm, chi phí sản xuất có chiều hướng tăng …
+ Về chế biến: Thái Lan có khoảng 40.000 nhà máy xay sát thuộc cỡ vừa và nhỏ nằm rải rác ở các vùng nông thôn và đã sử dụng từ lâu, thiết bị tương đối cũ đang là nguyên nhân làm giá chế biến gạo tăng dần và chất lượng gạo giảm.
+ Về thị trường trong nước: Mỗi năm Thái Lan tiêu dùng nội địa khoảng 13,6-14,2 triệu tấn thóc, trong đó 10-10,3 triệu tấn dùng trong tiêu dùng trực tiếp, 1-1,1 triệu tấn làm giống và chế biến thức ăn gia súc, còn lại dùng để chế biến khác.
+ Thị trường nước ngoài: Thái Lan có thu nhập từ việc xuất khẩu gạo là 70-80 tỷ Baht ( tương đương 1,583 triệu USD), đứng thứ nhất trên thế giới, chiếm 27% thị phần gạo trên thế giới. Mỗi năm Thái Lan xuất khẩu 5,6-7,5 triệu tấn gạo, trong đó gạo có chất lượng tốt chiếm 56,7%, chất lượng trung bình chiếm 6,6%, gạo chất lượng thấp 18,5%, gạo sấy 28,1%. Dự kiến năm 2004 Thái Lan sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong nam 2004 có thể nói sẽ không còn thuận lợi như năm 2003 do thế giới có nhiều biến động. Từ 1/5/2004, 10 nước Đông Âu sẽ chính thức trở thành thành viên của EU và khi đó, mức thuế nhập khẩu mặt hàng gạo của các nước này sẽ được thống nhất là 410EUR/tấn, cao hơn nhiều so với trước. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2004, Chính phủ Philippines sẽ giao cho các DN trong nước nhập khẩu gạo và nộp thuế suất 50%. Như vậy, Philippines sẽ không còn các hợp đồng mua bán gạo cấp chính phủ mà chỉ có các thỏa thuận mua bán giữa các DN với nhau.

Ngoài ra, cạnh tranh trong xuất khẩu gạo vào năm 2004 sẽ gay gắt hơn vì ngoài Thái Lan, Mỹ và Ấn Độ cũng sẽ tích cực đẩy mạnh xuất khẩu gạo. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2003-2004 sẽ đạt 390,5 triệu tấn và mậu dịch năm 2004 đạt khoảng 26,1 triệu tấn, giảm gần 1,1 triệu tấn so với năm 2003.

Dự báo, Thái Lan vẫn dẫn đầu thế giới về lượng gạo xuất khẩu. Năm 2004, Mỹ có thể sẽ xuất được 2,9 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với năm 2003. Cuối tháng 12/2003, Ấn Độ cũng đã hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và dự báo cũng sẽ xuất khoảng 3,25 triệu tấn trong năm nay.

Năm 2003, các DN kinh doanh gạo trong cả nước đã XK 4 triệu tấn gạo, vượt 500.000 tấn so với kế hoạch. Chỉ tiêu xuất khẩu gạo cho các doanh nghiệp VN trong năm 2004 là 4 triệu tấn.
UBQG (Nguyễn Thành Hưng - Vụ Pháp chế, Bộ Thương mại)
 
Top Bottom