Sử Chiến dịch Linebacker II<US> - Chiến dịch ĐBP trên không<VN>

N

nhocprohp

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

35 năm trận "Ðiện Biên Phủ trên không":

Chiều nay 18/12, Quân chủng Phòng không- không quân tổ chức mít trinh trọng thể kỷ niệm 35 năm chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" và 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 18 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân"

Dự Lễ có đông đảo các tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử của quân chủng Phòng không- Không quân. Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội tới dự và phát biểu.

Ngày 18/12, cách đây 35 năm, đế quốc Mỹ cho máy bay B52 ném bom hủy diệt Hà Nội, mở đầu cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn đối với miền bắc nước ta.

Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh cho toàn bộ máy bay chiến lược B52 (chiếm 50% tổng số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ) và các loại máy bay chiến thuật ở khu vực Ðông - Nam Á tiến công, trút xuống miền bắc nước ta một khối lượng bom đạn khổng lồ,hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và dân ta.


Trong 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quả cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng lừng lẫy "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


Trận "Ðiện Biên Phủ trên không" là chiến thắng có ý nghĩa quân sự, chính trị lịch sử. Chiến thắng đó đã làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng vô địch của "không lực Hoa Kỳ"; làm thất bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và âm mưu đưa "miền bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" của Tổng thống Mỹ Nixon; tạo ra cục diện mới để quân và dân cả nước ta thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong bài thơ Xuân năm 1969: "Ðánh cho Mỹ cút", làm cơ sở để "đánh cho ngụy nhào", tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.


35 năm đã qua, nhưng Chiến thắng "Ðiện Biên Phủ trên không" những ngày cuối tháng 12/1972 mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong thế kỷ 20, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là bài học quý giá về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự của quân và dân ta trong chống tiến công hỏa lực đường không.


Tự hào về Chiến thắng "Ðiện Biên Phủ trên không" có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, quân và dân ta đã, đang chớp thời cơ vượt qua thử thách, vươn lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Phát biểu tại buổi Lễ, ông Phạm Quang Nghị, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đánh giá cao chiến công của bộ đội PK- KQ trong chiến dịch "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không". Đây là một chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc ở thế kỷ 20, là bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.

Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh "Kỷ niệm 35 năm chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống hào hùng trong khói lửa, tin tưởng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X".

small_127220.JPG


Triển lãm về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"


Hơn 300 tư liệu, hiện vật về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" đã được trưng bày tại triển lãm Bảo tàng Phòng không-Không quân, ở Hà Nội, mở cửa ngày 17/12, nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện lịch sử này.

Những hiện vật tại triển lãm đã gợi nhớ về trận chiến khốc liệt vào những ngày cuối cùng của 35 năm về trước, khi Hà Nội chìm trong bom đạn, đổ nát, đau thương bởi chết chóc. Đó cũng là những ngày chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân thành phố, trong đó lực lượng nòng cốt là phòng không - không quân.

Những mảnh xác máy bay Mỹ, những vật dụng, khí tài mà các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng trong 12 ngày đêm đánh trả máy bay Mỹ được trưng bày tại đây đã làm sống lại không khí hoà hùng của cuộc chiến, tinh thần hào sảng của một chiến thắng lịch sử, được ví như một trận điện Biên Phủ trên không.







small_127221.jpg
 
M

mrcrazy

Điện Biên Phủ trên không : 1 chiến dịch?? Có thể gọi là như vậy vì đây là đợt chống trả của quân dân thủ đô nỏi riêng và các thành phố lớn của miền bắc nói chung chống lại cuộc chiến tranh leo thang ra miền bắc lần 2 của Mỹ. Trong chiến dịch này, câu nói làm tôi ấn tượng nhất là câu nói:" Đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Bên cạnh đó là những thành công trong chiến đấu: là nước đầu tiên bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ_niềm kiêu hãnh của nước Mỹ.....
 
R

rayno

Chiến dịch Linebacker II<US> - Chiến dịch ĐBP

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ. Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này trọng tâm sẽ là các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật và mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[1]

Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng nề cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về vấn đề cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris và cuối cùng nhanh chóng ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà phía Mỹ trước đó đã từ chối ký kết. Và sau chiến dịch ném bom khí thế và lòng tự hào trong quân đội và người dân miền Bắc Việt Nam lên rất cao: đã đánh thắng được "thần tượng B-52", đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi to lớn của họ.

Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ) một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.

Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: một trong những vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ rất thấp kém và vũ khí chống trả chưa phải là loại bí mật cao cấp nhất của đối phương. Ngay sau Chiến tranh Việt Nam vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom mà ngày nay đã có kết quả là các máy bay ném bom B-1 và B-2 Spirit tàng hình.

Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện
 
R

rayno

(*) Nguyên nhân
Lý do chính thức do Tổng thống Nixon đưa ra khi hạ lệnh cho không lực tiến hành chiến dịch Linebacker II là để bắt Bắc Việt Nam "đàm phán nghiêm chỉnh" khi Bắc Việt nam phản đối dự thảo hiệp định hoà bình của phía Hoa Kỳ sau khi Hoa Kỳ đứng về phía Việt Nam Cộng hoà từ chối dự thảo đã được ký tắt giữa đại diện Mỹ và Việt Nam dân chủ Cộng hoà và phía Mỹ đòi thay đổi lại nội dung cốt lõi nhất của dự thảo hiệp định về quy chế của Quân đội Bắc Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam.

Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này là rất không cần thiết và có hại vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút khỏi chiến tranh. Hoa Kỳ biết rõ rằng không thể nào bắt Bắc Việt Nam nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà họ đã đánh nhau gần 20 năm chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ. Đây thực chất chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ cuối cùng đối với đồng minh Việt Nam Cộng hoà: khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Bắc Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng nấc thang quân sự mạnh tay nhất này để chứng tỏ họ đã cố gắng hết mức cho quyền lợi của đồng minh
 
R

rayno

(*) Diễn biến
Theo số liệu của Mỹ[2], trong chiến dịch phía Mỹ đã huy động gần 200 máy bay B-52 (50% số lượng loại máy bay này của Mỹ) và khoảng 1.000 máy bay ném bom chiến thuật (trên 30% lực lượng ném bom chiến thuật của Mỹ). Các lực lượng trực tiếp tham gia tiến công là:

Không đoàn 7 (Seventh air force): trong đó có các liên đội không quân chiến lược B-52 (Strategic Wing) số 43 và 72 đóng tại căn cứ không quân Anderson trên đảo Guam gồm 153 chiếc và liên đội không quân chiến lược số 307 gồm 54 máy bay B-52 đóng tại căn cứ Utapao (Thái Lan); 6 liên đội không quân chiến thuật (Tactical Fighter Wing) gồm 455 máy bay đóng căn cứ tại các căn cứ không quân Ubon Korat và Takhli trên đất Thái Lan, 2 liên đội 124 máy bay đóng tại miền Nam Việt Nam (Đà Nẵng).
Không đoàn đặc nhiệm 77 (task force 77) là các máy bay trên các tàu sân bay của hải quân gồm 6 liên đội với 420 máy bay trên các tàu sân bay:
USS America: liên đội số 8 (Carrier Air Wing 8) là các máy bay F-4, A-6, A-7.
USS Enterprise: liên đội 14 (F-4, A-6, A-7)
USS Midway: liên đội 5 (F-4, A-7)
USS Oriskany: liên đội 19 (F-8, A-7)
USS Ranger: liên đội 2 (F-4, A-6, A-7)
USS Saratoga: liên đội 3 (F-4, -6, A-7)
Trong chiến dịch có tổng cộng 741 lượt B-52 vào ném bom Bắc Việt Nam trong đó có 725 lượt thực sự ném bom, trong thời gian đó vẫn có 212 lượt B-52 đi ném bom ở miền Nam Việt Nam. Hỗ trợ cho các máy bay ném bom là 3920 lượt máy bay ném bom chiến thuật của không quân và hải quân. Tổng cộng đã có 15.000 tấn bom đã được thả xuống những nơi được Mỹ coi là 18 mục tiêu công nghiệp và 14 mục tiêu quân sự (trong đó có 8 địa điểm có tên lửa SAM).

Cuộc tập kích của không quân Mỹ diễn ra liên tục trong ngày với trọng tâm là các cuộc ném bom của B-52 vào ban đêm. Một lực lượng lớn máy bay B-52, mỗi chiếc mang tối đa 66 quả bom 750-pound (340 kg) hoặc 108 quả bom 500-pound (227 kg) thực hiện các cuộc tấn công hủy diệt hàng đêm tại Hà Nội và Hải Phòng. Còn ban ngày các bay chiến thuật thay nhau liên tục đánh phá ác liệt các sân bay của không quân tiêm kích Bắc Việt Nam, các trận địa tên lửa và các trạm radar phòng không. Đ63 tránh né hệ thống phòng không miền Bắc, Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp cực đoan, dùng máy bay B-52 bay ở độ cao lớn rải thảm bom huỷ diệt không chính xác vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng tại Bắc Việt Nam là rất nặng nề. Hà Nội, Hải Phòng bị tàn phá, các nhà xưởng, nhà máy điện, và các khu dân cư trở thành đống gạch vụn. Ở Hà Nội, riêng tại phố Khâm Thiên bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố, sát hại 287 dân thường, làm bị thương 290 người, 178 đứa trẻ trở thành mồ côi, trong đó có 112 mồ côi cả cha lẫn mẹ[3]. Bệnh viện Bạch Mai, cơ sở y tế lớn nhất miền Bắc Việt nam đã bị phá huỷ hoàn toàn cùng với các bệnh nhân và bác sĩ, y tá bên trong. Số dân thường bị thiệt mạng trong chiến dịch là 2200 người[4], trong đó con số tại Hà Nội được thống kê là 1318 người[5]. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự ở miền Bắc Việt Nam nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương.[6] Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không của Bắc Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B-52 theo xác suất và đã thành công vượt xa mức trông đợi[7]. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu pháo đài bay B-52 bất khả chiến bại bị hạ bởi một máy bay tiêm kích MIG-21, do Phạm Tuân điều khiển. Trong toàn chiến dịch, quân đội Bắc Việt đã bắn gần hết lượng tên lửa dự trữ của mình
Trong đó ngày 20 tháng 12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Bắc Việt Nam chống lại các máy bay B-52, đó là ngày B-52 phải chịu tổn thất cao nhất trong toàn chiến dịch. Trong đêm đó, lực lượng phòng không Bắc Việt Nam đã đã phóng hơn 200 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa được tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân Bắc Việt Nam không tấn công biên đội đầu tiên trên vùng trời mục tiêu mà dùng nó để xác định đường bay và các điểm lượn vòng, tiếp đó các biên đội sau phải chịu hỏa lực mạnh ở gần các điểm thả bom, nơi mà họ phải bay ổn định, và trên đường rút khỏi mục tiêu. Trong đêm đó, 4 máy bay B-52 G và 2 máy bay B-52 B bị bắn rơi, một máy bay B-52 D bị bắn hỏng.

Thiệt hại của không quân Mỹ theo phía Mỹ công bố là 10 chiếc B-52 đã bị bắn rơi trên lãnh thổ Bắc Việt Nam, 4 chiếc khác rơi tại Lào hoặc Thái Lan, 1 chiếc rơi ngay tại căn cứ quân sự. 26 phi công B-52 được cứu thoát, 33 người khác bị chết hoặc mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh. Đồng thời không quân chiến thuật Mỹ mất 12 máy bay (2 F-111, 3 F-4, 2 A-7, 2 A-6, 1 EB-66, 1 trực thăng cứu hộ HH-53 và 1 máy bay RA-5C), 10 phi công chiến thuật bị chết, 8 bị bắt, và 11 được cứu thoát. Trong số 27 máy bay cả B-52 và chiến thuật bị bắn rơi, 17 trường hợp do trúng tên lửa SA-2, 3 trường hợp do bị máy bay MiG tấn công vào ban ngày, 3 do pháo phòng không, và 3 trường hợp không rõ nguyên nhân.

Theo số liệu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[8], tổng cộng trong 12 ngày đêm có 81 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B-52 (có 16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F-111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ).

Phía Mỹ chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP.

Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch Linebacker II này là trận Điện Biên Phủ trên không, như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
 
R

rayno

(*) Sự phản đối của quốc tế
Chiến dịch ném bom bị phản đối rất mạnh mẽ trên khắp thế giới, các nước XHCN gây áp lực để yêu cầu chính phủ của mình chính thức lên án các cuộc ném bom. Trung Quốc và Liên Xô đều đặn thể hiện sự bất bình trước việc tái ném bom, nhưng họ đã không có một động thái nào khác. Thực tế, các chỉ trích mạnh mẽ hơn lại là ở các nước phương Tây. Tại Paris, báo Le Monde so sánh với cuộc ném bom hủy diệt Guernica do Phát-xít Đức thực hiện trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tờ báo lớn nhất của Anh, the Daily Mirror, bình luận: "Việc Mỹ quay lại ném bom Bắc Việt Nam đã làm cho cả thế giới lùi lại vì ghê sợ" (The American resumption of bombing of North Vietnam has made the world recoil in revulsion). Các chính phủ Anh, Ý và Thụy Điển đã lên tiếng. Một trong những phản ứng dữ dội nhất là của Thủ tướng Thụy Điển, Olof Palme, ông đã lên án cuộc ném bom là một tội ác chống lại loài người trên qui mô đạo đức của sự tàn bạo của phát xít tại trại tập trung Treblinka[9]. Palme còn đích thân đến một cửa hàng tổng hợp để thu thập chữ ký cho một kiến nghị toàn quốc đòi chấm dứt ném bom - để gửi tới Nixon.

Tại Mỹ, Nixon bị chỉ trích là "điên rồ" ("madman"). Nhiều người trong số những người đã từng ủng hộ cuộc ném bom hồi tháng 5 nay chất vấn cả sự cần thiết và tính tàn bạo bất thường của Linebacker II. [10]

Ngày 30 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom (với lý do duy nhất được phát ngôn viên của ông đưa ra là "có dấu hiện rõ ràng rằng đàm phán nghiêm túc có thể được nối lại") và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Có hai xu hướng bình luận về sự kiện này. Một xu hướng cho rằng đó là do áp lực của dư luận thế giới và nhân dân Mỹ, và thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ. Xu hướng khác[11] lại cho rằng đó là do chiến dịch đã đạt được mục tiêu là chính phủ Bắc Việt Nam đã tỏ ý muốn quay lại đàm phán. Tuy nhiên, thực tế là chính phía Mỹ bỏ họp trước và chính phía Mỹ đề nghị nhóm họp lại [12], và điều quan trọng là Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt trước khi đàm phán bị đình trệ và chiến dịch Linebacker II được Nixon ra lệnh tiến hành
 
R

rayno

(*) Tưởng nhớ
Trong trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội, ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên đã bị phá hủy hoàn toàn, những người sống trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này trở thành một đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” và một bức tượng bằng đồng tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ, tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này. Kể từ sau trận bom ấy, hàng năm, đến những ngày kỉ niệm trận bom, người dân trên phố, và nhiều nơi khác tới đây thắp hương tưởng niệm những người đã chết vì bom Mỹ.

Trong sân bệnh viện Bạch Mai có tấm bia mang chữ "Căm thù" để ghi nhớ về thời bom đạn này
 
R

rayno

Re: 35 năm trận "Ðiện Biên Phủ trên không&qu

nhocprohp said:
Chiều nay 18/12, Quân chủng Phòng không- không quân tổ chức mít trinh trọng thể kỷ niệm 35 năm chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" và 63 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 18 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân"

Dự Lễ có đông đảo các tướng lĩnh, sĩ quan, nhân chứng lịch sử của quân chủng Phòng không- Không quân. Ông Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội tới dự và phát biểu.

Ngày 18/12, cách đây 35 năm, đế quốc Mỹ cho máy bay B52 ném bom hủy diệt Hà Nội, mở đầu cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn đối với miền bắc nước ta.

Trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh cho toàn bộ máy bay chiến lược B52 (chiếm 50% tổng số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ) và các loại máy bay chiến thuật ở khu vực Ðông - Nam Á tiến công, trút xuống miền bắc nước ta một khối lượng bom đạn khổng lồ,hòng đè bẹp ý chí chiến đấu của quân và dân ta.


Trong 12 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quả cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ, làm nên chiến thắng lừng lẫy "Hà Nội - Ðiện Biên Phủ trên không", buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


Trận "Ðiện Biên Phủ trên không" là chiến thắng có ý nghĩa quân sự, chính trị lịch sử. Chiến thắng đó đã làm sụp đổ hoàn toàn thần tượng vô địch của "không lực Hoa Kỳ"; làm thất bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và âm mưu đưa "miền bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá" của Tổng thống Mỹ Nixon; tạo ra cục diện mới để quân và dân cả nước ta thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trong bài thơ Xuân năm 1969: "Ðánh cho Mỹ cút", làm cơ sở để "đánh cho ngụy nhào", tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại.


35 năm đã qua, nhưng Chiến thắng "Ðiện Biên Phủ trên không" những ngày cuối tháng 12/1972 mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng đó đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc trong thế kỷ 20, là niềm kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, là bài học quý giá về trí thông minh, lòng dũng cảm và tài nghệ quân sự của quân và dân ta trong chống tiến công hỏa lực đường không.


Tự hào về Chiến thắng "Ðiện Biên Phủ trên không" có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, quân và dân ta đã, đang chớp thời cơ vượt qua thử thách, vươn lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.


Phát biểu tại buổi Lễ, ông Phạm Quang Nghị, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô đánh giá cao chiến công của bộ đội PK- KQ trong chiến dịch "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không". Đây là một chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc ở thế kỷ 20, là bản hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại mới.

Ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh "Kỷ niệm 35 năm chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội là dịp để chúng ta ôn lại truyền thống hào hùng trong khói lửa, tin tưởng sẽ vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X".

small_127220.JPG


Triển lãm về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"


Hơn 300 tư liệu, hiện vật về chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" đã được trưng bày tại triển lãm Bảo tàng Phòng không-Không quân, ở Hà Nội, mở cửa ngày 17/12, nhân kỷ niệm 35 năm sự kiện lịch sử này.

Những hiện vật tại triển lãm đã gợi nhớ về trận chiến khốc liệt vào những ngày cuối cùng của 35 năm về trước, khi Hà Nội chìm trong bom đạn, đổ nát, đau thương bởi chết chóc. Đó cũng là những ngày chiến đấu kiên cường, anh dũng của quân và dân thành phố, trong đó lực lượng nòng cốt là phòng không - không quân.

Những mảnh xác máy bay Mỹ, những vật dụng, khí tài mà các phi công Quân đội nhân dân Việt Nam đã sử dụng trong 12 ngày đêm đánh trả máy bay Mỹ được trưng bày tại đây đã làm sống lại không khí hoà hùng của cuộc chiến, tinh thần hào sảng của một chiến thắng lịch sử, được ví như một trận điện Biên Phủ trên không.







small_127221.jpg
Bạn có thể post rõ thêm 1 chút về nội dung của trận Điện Biên Phủ trên không này ko mình cần biết rõ hơn 1 chút...
 
H

hocmai.lichsu2

nhocpro ơi, cho chị địa chỉ liên hệ của em nhé, chị muốn trao đổi với em một chút về diễn đàn Lịch sử. Nhanh em nhé!
 
A

amokachi

Hjc lời lẽ như 1 học giả sử chuyên nghiệp ý nhỉ ! Mai dạy thêm cho mình với ! Mình dốt môn Sử lắm :D:D:D
 
Top Bottom