Văn 12 Chiếc thuyền ngoài xa

nguyenphuongmomo

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng tám 2021
26
25
6
21
Hà Nội
THPT VẠN XUÂN

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phân tích hình ảnh người đàn ông hàng chài trong "Chiếc thuyền ngoài xa" (Nguyễn Minh Châu) ac gạch ý giúp e với ạ
- Chỉ xuất hiện qua cái nhìn của Phùng và lời kể của người đàn bà hàng chài, ông ta được miêu tả có "tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền", "mái tóc tổ quạ", "chân đi chữ bát", "bước từng bước chắc chắn", "hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ". Nhìn qua ta cũng có thể biết được người đàn ông đó làm công việc tay chân nặng nề, cuộc sống lam lũ khổ sở. Chắc hẳn cuộc sống cũng vô cùng nghèo khó thiếu thốn.
- Hắn đánh vợ, đánh một cách dã man, đánh như một con thú, như đánh kẻ thù. Cùng với đó đó là những lời lẽ cay độc "mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ". Qua đây chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ đồng tình với Phùng và Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn".
- Qua lời kể của người đàn bà hàng chài, cả Phùng và Đẩu nhận ra mình còn nông cạn quá, chưa nhìn hết các mặt của sự việc. Người đàn bà ấy kể về người chồng trong sự thấu hiểu và biết ơn. Thì ra người đàn ông vũ phu kia lại là trụ cột cho cả một gia đình. Cái khổ, bế tắc đã khiến anh ta trở nên bạo lực, trước đây anh ta "cục tính nhưng hiền lành lắm", không bao giờ đánh đập vợ con. Dù nghèo khó túng quẫn nhưng vẫn chấp nhận cưới người vợ rỗ mặt xấu xí mà không chút vụ lợi, toan tính. Vì thế mà cũng giúp người đàn bà có được thiên chức làm vợ, làm mẹ. Nhưng càng đẻ nhiều, trọng trách trên vai người trụ cột lại càng lớn, càng đè nén càng dễ dẫn đến nổi nóng bạo lực. Thói vũ phu của người đàn ông không phải bản chất mà từ nguyên nhân khách quan là nghèo khổ quá.
- Người đàn ông được nhìn từ nhiều góc độ, Đẩu và Phùng là người ngoài cuộc, nhìn ông ta như một dã thú chỉ biết đánh vợ - người đầu ấp tay gối - để giải tỏa nỗi khổ. Người đàn bà nhìn ông ta là người chồng vì mưu sinh mà như vậy, chị thấu hiểu và đồng cảm người
[tex]\rightarrow[/tex] Người đàn ông ông vừa là nạn nhân vừa là nguyên do của những khó khăn đau khổ. Tuy có đáng thương nhưng cái đáng trách vẫn nhiều hơn.
+ Việc coi vợ như công cụ để xả đi nỗi khó chịu trong lòng chỉ là sự "bào chữa" cho mặc cảm về sự hèn kém của bản thân. Có chi tiết "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lại xách tôi ra đánh, cũng như như đàn ông thuyền khác uống rượu".
+ Việc lão đồng ý với vợ lên bờ mà đánh cũng là sự thỏa hiệp chấp nhận để những đứa con không phải nhìn cảnh bố đánh mẹ. Dù vậy đó vẫn là hành động sai trái. Tuy còn chút tình phụ tử nhưng vẫn gây ra đau đớn cho người vợ cùng chung sống, vẫn là nỗi ám ảnh trong tâm trí những đứa con thơ. Đặc biệt là thằng Phác
[tex]\Rightarrow[/tex] Có thể nói, nhân vật người đàn ông tuy chỉ được miêu tả gián tiếp nhưng đã hiện lên vô cùng rõ nét với tất cả mâu thuẫn đan xen. Cùng với đó là lời cảnh tỉnh của Nguyễn Minh Châu về sự xuống cấp đạo đức con người khi rơi vào bế tắc, khốn khổ. Từ đó đặt ra vấn đề cấp bách để người đọc phải suy ngẫm tìm cách xóa bỏ trong hiện thực.

Nếu còn điều gì chưa hiểu hãy đặt câu hỏi nhé
Chúc bạn học tốt!
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Top Bottom