Văn 9 Chiếc Lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng

Hồng Vânn

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng mười một 2018
1,148
3,416
441
20
Thanh Hóa
Sao Hoả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1 Phân tích nhân vật ông Sáu
Đề 2 Phân tích nhân vật bé Thu
Đề 3 Cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
Đề 4 Nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho con người Việt Nam qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà
Đề 5 Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật truyện ngắn Chiếc lược ngà
Giúp mình dàn ý với ạ :<
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Đề 1 Phân tích nhân vật ông Sáu
1. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn '' Chiếc lược ngà'' của Nguyễn Quang Sáng và nhân vật ông Sáu
2. Thân bài
a. Tình cảm của ông Sáu khi ở nhà trong 3 ngày nghỉ phép
- Sau tám năm ở nơi căn cứ ông chỉ được ngắm nhìn con trong ảnh, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông Sáu không kìm nén được cảm xúc. ông vội vàng, hấp tấp nhảy lên bờ gọi con, đưa tay đón và bước những bước dài tới bên con, khuôn mặt biến đổi vì nỗi xúc động.
- Bé Thu không nhận ra cha bởi vết thẹo trên mặt khiến ông khác quá và trông dữtợn. Nó sợ hãi bỏ chạy khiến ông vô cùng đau khổ: sẩm mặt, đứng sững lại, hai tay buông thõng như bị gãy.
Suốt 3 ngày phép, ông đã làm mọi cách để được gần con, để được nghe bé Thu gọi một tiếng "ba":
+ ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con.
+ Không giận con mà chỉ khe khẽ lắc đẩu, cười trước sự bướng bỉnh, xa lánh của con.
+ Thậm chí khi con bé hất miếng trứng cá ra ngoài, chối từsựchăm sóc của ông, ông đã đau đớn không giữđược bình tĩnh mà trách phạt con.
=>Vì yêu con, ông đã kiên nhẫn, dịu dàng, bao dung rất mực đối với con mình. Song cũng chính vì tình yêu ấy cộng với nỗi đau đớn khi bị khước từ và thời gian bên con đang dẩn rút ngắn lại mà ông đã lỡ tay đánh con. Hành động đó đã cho thấy tột cùng của sự đau khổ và nỗi bất lực nơi ông.
- Trong giờ phút chia tay, ông bộc lộ tình yêu con sâu nặng.
+ Ông không dám lại gần con, chỉ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến, buồn rẩu và cố nén giọt nước mắt.
+ Cuối cùng, khi con gọi "ba", ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, ôm chặt lấy nó rồi ra đi, mang theo ước nguyện của con về một cây lược nhỏ.
=>Tình yêu con của ông Sáu đã chiến thắng mọi khoảng cách của sự biệt li. Tinh cảm ấy luôn vẹn nguyên, ấm áp và tràn đẩy.
b. Tình cảm ông dành cho con khi ở nơi căn cứ:
- Khi nằm vùng ở khu căn cứ, thiếu gạo, nhiều khi phải ăn bắp thay cơm, lại bị giặc khủng bố liên miên, cái chết bủa vây từng ngày nhưng tâm trí ông luôn nhớ về những ngày ở nhà, nhất là việc đã nóng vội mà đánh con vô lí. Đó là nỗi ân hận luôn ám ảnh, day dứt trong tâm hồn ông.
- Ông nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay "Ba vể, ba mua cho con một cây lược nghe ba!".Điểu đó thôi thúc ông làm một chiếc lược ngà. ông đã dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ con để tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược, cần thận khắc từng nét chữ "Yêu nhớtặng Thu con của ba".Lúc nhớ con, ông lại lấy cây lược ra ngắm nghía, mài lên mái tóc.
- Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăng trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình. Cây lược đã được trao lại cho béThu, trở thành cầu nối giữa hai cha con, để nối dài tình phụ tử thiêng liêng.
c. Nghệ thuật
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba - người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
3. Kết bài: suy nghĩ của bản thân về chiến tranh, về tình cảm gia đình.
Phân tích nhân vật bé Thu

a. Hoàn cảnh của bé Thu
-Thu là cô bé 8 tuổi. Ba em là bộ đội, đã xa nhà đi kháng chiến suốt 8 năm rồi, em ở nhà với má. Em chỉ biết mặt ba qua một tấm hình chụp chung với má.
b.Tinh huống truyện
-Tinh huống truyện rất éo le, xúc động: Cuộc gặp đẩu tiên của bé Thu với cha cũng chính là lần gặp cuối cùng.
+ Ông Sáu sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. ông đã vô cùng hạnh phúc, xúc động, mong chờ được nghe con gọi một tiếng "ba"nhưng bé Thu đã không nhận ông là cha. ông đã cố gắng tìm mọi cách để được gẩn gũi với con nhưng không được. Chỉ đến lúc ông phải lên đường về lại đơn vị, bé Thu mới nhận ra ông. Hai cha con tạm biệt nhau trong nước mắt.
+Trở lại đơn vị, ông Sáu dồn cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận, day dứt vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ - Ngụy.
- Nhà văn đã miêu tả rất tài tình, chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật béThu trong ba ngày ngắn ngủi của cuộc gặp lần cuối cùng ấy.
c. Diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu
* Trước khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:
- Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu, cô bé đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cẩu cứu má
- Những ngày sau đó, dù ông Sáu dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng béThu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông:
+ Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.
+ Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là "người ta".
+ Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liển hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.
+ Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.
=> Nhận xét: Cô bé phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh song cũng rất cá tính ở Thu. Thu không nhận cha vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt, còn người cha trong tấm hình chụp chung với má thì không. Không ai hiểu được lí do và tháo gỡ điều đó cho em. Và chính cách phản ứng như vậy cho ta thấy tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho cha mình.
* Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là ba:
- Sau khi nghe bà ngoại giải thích, béThu đã về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường trở lại đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người.
+"Vẻ mặt của nó có gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sám lại buồn rầu... nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa".
+Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đỏi mắt nó bỗng xôn xao. Đó là cái xôn xao của sự đổng cảm. Bé Thu nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba mình.
+ Đến giây phút cuối cùng, khi ông Sáu cất lời từ biệt, con bé mới cất lên tiếng gọi ba xé lòng - tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.
+ Nó chạy đến ôm chặt lấy ba, khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.
+ Nó siết chặt lấy cổ ba, dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai run run. Nó không muốn cho ba đi nữa.
=> Trong khoảnh khắc, mọi khoảng cách giữa Thu với ba bị xóa bỏ. Thu không giấu giếm sự gắn bó và tình cảm của mình dành cho ba. Nó lo sợ ba sẽ đi mất., cố mọi cách để giữ ba ở lại.Tiếng khóc của Thu vừa là tiếng khóc của sựân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách. Tinh yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.
c. Đánh giá
Nhà văn rất am hiểu tâm lí trẻ thơ và đã miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu một cách chân thực, tinh tế qua:
+ Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ;
+ Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;
+ Thể hiện qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
Qua đó, ta thấy một bé Thu cá tính, bướng bỉnh nhưng rất giàu tình cảm và thương ba vô bờ bến.

vì cùng 1 tác phẩm nên phần MB và KB tương đương nhau nheeee
Cảm nhận về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh
đề này thì kết hợp phân tích 2 nhân vật bé Thu và ông Sáu, nhưng sẽ nghiêng về cách thể hiện tình cảm dành cho con của ông Sáu hơn
Nỗi đau mà chiến tranh gây ra cho con người Việt Nam qua truyện ngắn Chiếc Lược Ngà
đề 5 cũng giống đề 4 ý ;) cũng về tình cảm gđ ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật truyện ngắn Chiếc lược ngà
Đề 5 Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lí nhân vật truyện ngắn Chiếc lược ngà
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí
- Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất,đặt vào nhân vật bác Ba,người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ,bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan.
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu.
- Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.
 
Top Bottom