Chia tỷ lệ

X

xuancuthcs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)a. Tính thồi gian từ lúc 2 kim đồng hồ gặp nhau lần trước đến lúc chúng gặp nhau lần tiếp theo.
b.Trong 1 ngày,2 kim đồng hồ tạo với nhau góc vuông bao nhiêu lần.
2)Năm lớp 7a,7b,7c,7d,7e nhận chăm sóc vuờn trường có diện tích 300m vuông.Lớp 7a nhận 15% diện tích vườn,lớp 7b nhận 1/5 diện tích còn lại.Diện tích còn lại của vườn sau khi 2 lớp trên nhận được đem chia cho 3 lớp 7c,7d,7e tỷ lệ với 1/2;1/4;5/16.Tính diện tích vườn giao cho mỗi lớp.
 
H

hthtb22

a)
Giả sử bây giờ là 12 giờ (2 kim giờ và phút trùng nhau)
Ta đã biết trong 1 giờ kim phút chạy được một vòng thì kim giờ chỉ chạy được 1/12 vòng như vậy nếu ta coi vận tốc kim giờ là một phần thì vận tốc kim phút bằng 12 phần như thế; nên hiệu vận tốc là 11/12 ( vòng đồng hồ/ trong 1 giờ) .

Giả sử kim giờ đứng nguyên thỉ kim phút chỉ chạy một vòng sẽ gặp kim giờ. Nhưng trong thời gian kim phút chạy thì kim giờ cũng chuyển động(từ số 12 trở đi). Do đó thực chất để kim phút trùng với kim giờ ( tức kim phút đuổi kịp kim giờ) thì kim phút phải dịch chuyển: ngoài 1 vòng đồng hồ còn phải dịch thêm một đoạn bằng kim giờ đã dịch chuyển. Nên kim phút phải chạy hơn quãng đường chính bằng 1 vòng đồng hồ (hay 12/12 vòng đồng hồ). Đây chính là hiệu quãng đường .


Theo cách tính thời gian đến lúc gặp nhau của hai vật chuyển động cùng chiều: tgặp nhau = Hiệu quãng đường : Hiệu vận tốc
Tức là bằng : [tex]1 : \frac{1}{12}=\frac{12}{11} [/tex](giờ)

b)
Gọi gốc tọa độ O là lúc 12h đêm (bắt đầu tính) khi đó 2 kim trùng nhau.

Kim phút quay 1 vòng (2π rad) hết 1 giờ

Vậy vận tốc góc kim phút là: s1 = 2πt (rad.giờ)

Kim giờ quay 1 vòng hết 12 giờ.

Vậy vận tốc góc kim giờ: s2 =2πt\12 = πt\6[/tex] (rad.giờ)

Hai kim vuông góc khi góc lệch giữa 2 kim (so với gốc tọa độ ) lần lượt là π\2,3π\2,5π\2 , . . . , \(2n+1)π\2


Ta có:

s1 -s2 =[tex]\frac{(2n +1)π}{2}[/tex]
\Rightarrow2πt - πt/6 = (2n +1)π/2
\Rightarrowt = 3/11(2n +1) (*)

Do chỉ xét bài toán trong 1 ngày nên 0<t\leq 24


Vậy ta có bất đẳng thức:


0< 3/11(2n +1)
\leq24

\Rightarrow-1/2 <n <43.5

Do n nguyên nên ta có 0
\leq n\leq 43

Vậy 1 ngày 2 kim vuông góc 44 lần.



c)

Lớp 7a nhận : 300 * 15% =45 (m^2)
Lớp 7b nhận :[tex](300-45)*\frac{1}{5}=51(m^2)[\tex] Còn lại : 300-45-51=204 7c:[tex]204. \frac{1}{2}=102(m^2)[/tex]
7d:[tex]204. \frac{1}{4}=51(m^2)[/tex]
7e:[tex]204. \frac{5}{16}=63.75(m^2)[/tex]
Cộng tổng vào sao 5 lớp trồng 312.75 m vuông:confused::confused:


 
Last edited by a moderator:
V

vanhongthcs

trả lời

1)a.Gọi x và y theo thứ tự là số vòng kim phút và kim giờ quay được từ lúc 2kim gặp nhau lần trước đến lúc chúng gặp nhau lần tiếp theo.
Ta có:x-y=1(kim phút phải quay nhiều hơn kim giờ 1 vòng),x:y=12:1(kim phút quay nhanh gấp 12 lần kim giờ).
Từ đó x=12/11.Thời gian phải tìm là 12/11 giờ.
b.Trong 1ngày,2 kim đồng hồ gặp nhãu:12/11=22(lần).Giữa 2 lần 2 kim gặp nhau,chúng tạo với nhau góc vuông 2 lần.Vậy trong 1 ngày,2 kim đồng hồ tạo với nhau góc vuông 44 lần.
 
Top Bottom