English [Chia sẻ] TOEIC Listening & Reading - How to Prepare?

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,195
176
Đắk Lắk
FTU2
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

toeic.png

Một ngày thật đặc biệt của toàn thể học sinh Việt Nam - ngày 5/9 - là ngày Khai giảng năm học mới. Cảm xúc bồi hồi khi nhìn lại những năm tháng mình đã trải qua cũng như thấy được sự nôn nao của các thế hệ học sinh bây giờ càng làm cho ngày Khai giảng thêm ý nghĩa. Và để mở đầu cho những dự án mới của box Ngoại Ngữ tháng cao điểm học đường này, mình xin phép được giới thiệu đến tất cả thành viên HOCMAI một chuỗi chia sẻ tiếp theo về Luyện thi chứng chỉ Quốc tế. Và chuỗi chia sẻ này sẽ liên quan đến kỳ thi chứng chỉ TOEIC 2 kỹ năng: Listening (Nghe) và Reading (Đọc).

Ưu điểm của kỳ thi TOEIC 2 kỹ năng là chi phí thấp hơn rất nhiều so với IELTS, được công nhận rộng rãi trên khắp thế giới và cũng sẽ được ưu tiên miễn môn tiếng Anh 2 kỹ năng trên bậc Đại học. Ở chuỗi chia sẻ lần này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về kỳ thi, format bài thi, cách chuẩn bị cho kì thi cùng 10 tips để ôn luyện 2 kỹ năng này hiệu quả.

Những chương trình tiếng Anh mới của bậc THPT đang càng ngày càng khó dần, các từ vựng cũng bắt đầu phức tạp và sách giáo khoa mới đang chuyển hướng sang kiểu học tập rèn luyện 4 kỹ năng. Chính vì vậy việc học chương trình THPT hiện hành có thể giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc ôn thi Chứng chỉ. Vì vậy các bạn phải ưu tiên học sách giáo khoa trước, trước khi bắt tay vào việc ôn thi Chứng chỉ nhé! Chúc các bạn thành công.

Và chuỗi bài chia sẻ về TOEIC 2 kỹ năng sẽ bắt đầu được lên sóng vào 20h00 tối ngày mai (06/09/2022). Kính mời các bạn đón đọc!

Thank you and love you alll <3333.
 

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,195
176
Đắk Lắk
FTU2
bia_.png

TOEIC là gì?

TOEIC
(viết tắt của: Test of English for International Communication). Bài thi này kiểm tra về khả năng hiểu các bài viết, hội thoại liên quan đến công việc thông qua hình thức tiếng Anh nói (spoken English – informal English) và tiếng Anh viết (written English – formal English).

Kì thi TOEIC Listening & Reading sẽ không có phần thi Nói (Speaking) vì vậy chúng ta sẽ bớt đau đầu đi một chút. Thêm vào đó, bài thi TOEIC cũng tương tự như IELTS – không đánh giá kết quả người thi bằng hình thức Đạt hay Không Đạt, nó đánh giá số điểm mà bạn đạt được, điểm càng cao chứng tỏ bạn càng có hiểu biết cao về 2 kĩ năng này, và nhận được nhiều chú ý hơn từ người tuyển dụng.

- Hình thức thi: Trắc nghiệm chọn câu trả lời đúng (Multiple Choice), sử dụng bút chì và giấy nháp trắng. Gồm 2 phần: phần thi Nghe (gồm 100 câu hỏi) và phần thi Đọc (100 câu hỏi).

- Thời lượng bài thi: 2,5 giờ. Trong đó phần Nghe kéo dài 45 phút, phần Đọc kéo dài 75 phút và còn lại 30 phút để trả lời những câu hỏi về bản thân (những câu hỏi này không tính điểm).

Khoảng điểm có thể đạt được: 10-990. Điểm càng cao thì khả năng càng tốt. Mỗi phần thi bạn có thể đạt được từ 5-495 điểm. Điểm trên 785 được đánh giá là rất tốt nhưng đa số các nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu điểm từ 550 trở lên, không cần quá cao đâu!

- Chi phí của kỳ thi 2 kỹ năng: 75[imath]-85[/imath] (khoảng 2 triệu VNĐ).

- Cách thức đăng ký: Đăng ký trên trang chủ của nhà cung cấp kỳ thi TOEIC: ETS, ngoài ra bạn cũng có thể tải xuống những tài liệu & đề thi TOEIC mẫu ở trang này.

TOEIC Listening and Reading Format:

Chúng ta cùng khám phá kĩ hơn về format của bài thi TOEIC 2 kỹ năng này nhé.

Phần 1 – Listening comprehension (phần thi Nghe) – 100 câu hỏi (45 phút). Gồm các dạng câu hỏi về:

- Hình ảnh (photographs)

- Trả lời câu hỏi (question-response)

- Cuộc trò chuyện giữa người với người (conversations), gồm các idioms (thành ngữ) và collocations (cụm từ).

- Cuộc trò chuyện ngắn, có thể là độc thoại (short-talk)

Phần 2 – Reading comprehension (phần thi Đọc) – 100 câu hỏi (75 phút). Gồm các dạng câu hỏi:

- Điền từ còn thiếu vào câu không hoàn chỉnh (Fill in the blanks of incomplete sentences)

- Nhận dạng lỗi hoặc hoàn thành văn bản (Errors recognition or text completion)

- Đọc hiểu & trả lời câu hỏi (Multiple choices)

Sau khi xem qua các thông tin trên thì chúng ta có thể rút ra 1 số thứ, đó là chúng ta có nhiều thời gian hơn cho phần thi Đọc, phần thi Nghe lại ít hơn nhiều. Cho nên bạn cần phải tập trung hết sức cho 100 câu Nghe này, và phần thi Nghe cũng chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Thường thì người dự thi (test takers) sẽ đầu tư luyện tập ở nhà hơn cho phần thi Nghe.

Nhưng bạn cũng phải cực kì lưu ý cho phần Đọc, không chủ quan nghĩ rằng “mình có nhiều thời gian hơn để đọc nên cứ thong thả”. Vì chúng ta không có phần thi Viết, nên một số câu hỏi ở phần Đọc cũng sẽ kiểm tra ngữ pháp và từ vựng của bạn.

Ngoài ra, một số bài văn ở phần Đọc sẽ sử dụng nhiều các phương thức trình bày khác nhau (như email, bản tin ..v..v) và chúng sẽ được liên kết với nhau tạo thành 1 bài hoàn chỉnh. Điều này sẽ kiểm tra khả năng của bạn trong việc tìm kiếm, thu thập và hiểu thông tin ở nhiều nguồn khác nhau.

Vậy nên nếu bạn thấy bản thân tốt hơn ở phần Nghe hơn phần Đọc, tốt nhất là bạn nên đầu tư ôn tập phần Nghe hơn khi ở nhà nhé.

Vậy có cách nào chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi 2 kỹ năng này không?
Hẹn gặp các bạn vào ngày 9/9/2022 để tìm hiểu thêm các tips để chinh phục bài thi này nhé!

Chúc các bạn có một tuần tràn đầy năng lượng ^^
 

_dm.ttt

Cựu TMod Anh
Thành viên
7 Tháng sáu 2017
664
2
1,195
176
Đắk Lắk
FTU2
Chào các bạn, hôm nay chúng ta lại có hẹn với nhau nhỉ? Chắc hẳn thông qua bài giới thiệu về kì thi như trên, các bạn rất nóng lòng muốn biết có những tips nào để làm thật tốt bài thi TOEIC nhỉ. Vậy thì hãy cùng nhau xem phía dưới nhé.

Những tips dưới đây có thể sẽ một phần giúp nâng cao khả năng của bạn. Nhưng quan trọng hơn vẫn là sự nỗ lực và chăm chỉ luyện tập của bạn, cho nên chỉ đọc để tham khảo và bổ sung thêm vào cách học của bản thân nhé!

Tại sao lại phải chăm chỉ luyện tập nhỉ? Vì đó là chìa khoá cho mọi sự thành công.

Vậy, chăm chỉ luyện tập là tip giúp bạn ôn thi bài thi TOEIC 2 kỹ năng này một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn vì các bạn đã đón đọc và ủng hộ cho bài viết này!

Chúc các bạn học tốt.


.


.



.



.



.



.



.



.
Đùa thôi! Mình sẽ không để các bạn "high and dry" đâu. Và bạn có biết "high and dry" có nghĩa là gì không? Nếu không thì cũng không cần phải mở từ điển ra coi đâu, vì mình sẽ chỉ cho các bạn biết ở Tip số 5 với 2 anh bạn Joe và Charlie.

Và chúng ta cùng bắt đầu với các lời khuyên bổ ích thôi, get gooooooooo.

TIP 1. Đánh giá khả năng của bạn trước khi bắt đầu ôn luyện cho kì thi.

Bạn hãy vào trang ETS và tải xuống đề thi kiểm tra năng lực. Làm 1 bài kiểm tra mẫu và rút ra điểm ở phần thi Nghe & Đọc của bạn, lấy kết quả nhưng không coi đáp án chi tiết. Sau đó chờ 1-2 ngày và làm lại một lần nữa đề đó.

So sánh kết quả khi làm lại lần thứ 2, bạn có làm tốt hơn lần trước không?

Nếu có thì xin chúc mừng nhé, mời bạn chuyển xuống Tip số 2 sau khi đọc hết Tip số 1.

Nếu không thì đừng lo lắng, cùng đọc Tip số 3 và số 4 sau khi đọc hết Tip số 1 nào.

Sau khi thi xong lần 2 thì hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc hết đáp án và giải thích chi tiết cho các lỗi sai của bạn. Đây là một thông tin rất hữu ích để giúp bạn biết mình nên cải thiện như thế nào.

Trên Facebook Fanpage của TOEIC cũng đăng đề mới hàng tuần cùng với những mẹo làm bài, cùng với đáp án chi tiết nữa nên các bạn có thể ghé thăm và tham khảo nhé.

TIP 2. Sử dụng “Hiệu ứng thực hành” (practice effects) để nâng cao khả năng học của bạn.

“Hiệu ứng thực hành” là một thuật ngữ của lĩnh vực kinh doanh, và nó được áp dụng rất tốt trong trường hợp này. Nó được khoa học chứng minh rằng: lần thứ 2 bạn làm điều gì đó trong 1 khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ trở nên giỏi hơn và ưu việt hơn lần đầu. Cứ làm 1 bài kiểm tra và cách vài ngày lại làm lại nó, rất có thể bạn sẽ cải thiện được kỹ năng của mình bởi vì bạn sẽ dần quen với kĩ thuật làm bài kiểm tra, ngay cả khi bạn không cần chuẩn bị gì thêm cho lần kiểm tra thứ 2.

Kỳ lạ rằng là hiệu ứng này có thể được áp dụng cho tất cả các kỹ năng. Không nhất thiết là phải TOEIC, bạn có thể áp dụng vào thể thao, chơi violin, lái xe…(mẹ tui nói là cách này có thể áp dụng cho cả nấu ăn nữa, nhưng tui chưa thể chứng minh được là nó đúng =))).

Điều tuyệt vời của TOEIC, cũng như IELTS, đó là bạn thích thi bao nhiêu lần tuỳ ý. Điểm trước sẽ không ảnh hưởng gì điểm sau. Chỉ tốn tiền và thời gian thôi, cho nên hãy luyện thi thật tốt, có 1 mục tiêu và thi 1 phát ăn luôn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thứ.

Một phương pháp học tốt là luyện làm đề và check đáp án của những đề có giải thích chi tiết kèm bản ghi chép thu âm của phần thi Nghe. Nó có thể giúp bạn biết bạn sai ở đâu và tập trung sửa chữa nó. Tập luyện, tập luyện, tập luyện, chắc chắn sẽ có ngày hái được quả ngọt.

TIP 3. Pha thêm chút trò vui vào công cuộc luyện thi của bạn.

Mình phải công nhận rằng, chỉ cần thực hành càng nhiều thì chúng ta sẽ càng giỏi lên.

Nhưng thực hành với một tâm trạng thoải mái và một hình thức khác với thông thường thì mọi thứ lại càng dễ dàng. Bạn sẽ học vào form hơn khi mọi thứ là thú vị. Thử xem vì sao nhé!

Chọn một chương trình truyền hình mà bạn đã xem từ trước (mà bạn thấy hay), nhớ chọn những chương trình có những cảnh liên quan đến công việc.

Ví dụ như mình, mình thích xem chương trình “The Office” và “House of Cards”. Ở đó liên tục có những cuộc trò chuyện mang tính công việc, diễn viên cũng nói rất rõ ràng nữa. Và giọng của ông Kevin Spacey trong “House of Cards” sẽ rất giống với quả giọng Nam Mỹ mà bạn sẽ nghe được trong bài kiểm tra.

Bạn cũng có thể xem phim hoạt hình như phim “Symphony in Slang”, trong đó 1 nhân vật hoạt hình kể câu chuyện về cuộc đời mình – nhưng chỉ sử dụng các thành ngữ, được đưa vào hình ảnh hoạt hình theo đúng nghĩa đen. Vì vậy khi nói rằng 1 ai đó “put his foot in his mouth”, bạn sẽ thấy anh ta thực sự bỏ chân vào miệng mình, nhưng bạn cũng hiểu từ những hoạt cảnh chiếu trên phim cụm từ đó có ý nghĩa thật sự là gì. (ở đây có nghĩa là nhân vật đã nói điều gì đó sai hoặc đáng xấu hổ, anh ta sẽ bỏ chân vào miệng của mình sau khi nói ra điều đó). Những thành ngữ được ví dụ cụ thể, ứng dụng vào trong các hành động thường nhật gần gũi + các hoạt ảnh sẽ làm cho bạn thấy việc học thêm thú vị hơn, nhớ lâu hơn.

Khi bạn cảm thấy thoải mái và hiểu được những cuộc trò chuyện ở truyền hình mà không cần phụ đề, bạn có thể bắt đầu chuyển qua nghe trên radio hoặc youtube, những hình thức này sẽ gần hơn với bài thi thật của bạn – không hình ảnh, chỉ có âm thanh.

TIP 4. Tìm câu trả lời tốt nhất có thể, không phải tìm câu trả lời đúng.

Sự khác nhau giữa “câu trả lời đúng” và “câu trả lời tốt nhất” là gì?

Một câu trả lời đúng có nghĩa là chỉ có 1 lựa chọn xác định nào đó là chính xác và tất cả các lựa chọn còn lại đều sai.

Một câu trả lời tốt nhất, có nghĩa là sẽ bao gồm nhiều câu trả lời đúng. Công việc của bạn là tìm ra câu trả lời nào là tốt nhất, dựa trên những gì bạn đã nghe, đã đọc và đã thấy. Chúng ta sẽ gọi đó là ngữ cảnh. Trong 1 ngữ cảnh sẽ có nhiều câu trả lời đúng, hãy để ý nhé!

Vậy phải làm như thế nào giờ?

Thông thường, bài kiểm tra sẽ yêu cầu bạn suy luận 1 điều gì đó từ một cuộc trò chuyện hoặc một chuỗi tài liệu (đọc phần Format).

“Suy luận” có nghĩa là rút ra, suy ra, đưa ra kết luận dựa trên sự kiện và dữ kiện đưa ra trong bài (không phải ý kiến của riêng bạn). Tuy nhiên, suy luận không phải là phỏng đoán, vì bạn cần phải có dữ kiện và lý do để hỗ trợ câu trả lời của mình. Vì vậy khi TOEIC hỏi bạn những gì bạn có thể suy ra từ một cuộc hội thoại, nó muốn bạn tìm ra ít nhất 2 manh mối hợp lệ trong văn bản để hỗ trợ cho câu trả lời của bạn.

Xem thử ví dụ dưới đây:

Bạn nghe 1 cuộc trò chuyện giữa 2 ông đồng nghiệp. Họ thảo luận về lịch trình của họ, phàn nàn về việc phải làm việc trong 1 khoảng thời gian dài và muốn nghỉ việc để tìm cái khác tốt hơn.

Bài kiểm tra hỏi rằng bạn có thể suy ra được điều gì từ cuộc trò chuyện. Nó yêu cầu bạn chọn đoạn mô tả ngắn tốt nhất và cung cấp cho bạn một số lựa chọn, đây là 1 trong số nó:

(a) Thời gian dài có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc tổng thể của bạn (bạn làm việc tốt như thế nào).

Thoạt nhìn thì cũng thấy okela đó, không có gì sai với kết luận này. Thậm chí nó còn đúng trong nhiều trường hợp thực tế ngoài kia. Có thể là một câu trả lời đúng.

Nhưng cuộc trò chuyện không hề đề cập đến năng suất của đồng nghiệp – mức độ hoàn thành công việc. Vì vậy nên nhớ rằng, một kết luận đúng không có nghĩa là một đáp án tốt nhất dựa trên ngữ cảnh của tình huống.

Đây là lí do vì sao phương pháp an toàn nhất là xem xem văn bản có hỗ trợ cho câu trả lời của bạn không. Cách tốt để luyện tập dạng bài này là tự hỏi bản thân xem tại sao câu trả lời này lại không tốt bằng câu trả lời kia, câu trả lời này có ưu việt hơn và có đầy đủ nội dung trong bài không...v...v. Để hiểu rõ hơn thì hãy xem ví dụ của 2 ông Joe và Charlie ở Tip 5 nhé. Hai ông này sẽ thay tui kể chuyện cho mọi người vào tối thứ 6 tuần sau (16/9/2022), hãy nhớ đón đọc nhaaaa!


Chúc mọi người có một cuối tuần vui vẻ <333.
 
Last edited:
  • Love
Reactions: Thảo_UwU
Top Bottom