Văn 12 Chia sẽ kinh nghiệm làm phần Nghị luận xã hội

tham1811

Học sinh
Thành viên
25 Tháng hai 2019
135
88
36
25
Quảng Bình
Đại học sư phạm Huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài kiểm tra học kì, đề thi THPTQG hay đề thi học sinh giỏi thì chắc chắn rằng sẽ không thể thiếu phần nghị luận xã hội
1. Những điều cần biết
- Nó có thể gắn liền với phần tiếng việt
Ví dụ: Ở câu 1 sẽ cho một ngữ liệu sau đó yêu cầu chúng ta xác định biện pháp tu từ, nội dung chính, phong cách lập luận, phương thức biểu đạt,... Sau đó đến câu 2 sẽ là nghị luận về vấn đề được nói đến ở câu 1 ( có thể học sinh tự khái quát, hoặc người ta cho sẵn)
- Nó sẽ là một câu riêng biệt ( Thường là câu 1 trong thi học sinh giỏi, thi học kì hay THPTQG vẫn đều có)
+ Cho một câu chuyện
+ Cho một bức tranh
+ Cho 2 câu nói dạng so sánh
+ Cho một câu nhận định
Tất cả đều ẩn chứa một vấn đề nghị luận và yêu cầu học sinh trình bày.
Thi THPTQG : đoạn văn 200 chữ
Thi học sinh giỏi: bài văn không giới hạn số chữ
2. Cách làm bài
Trước hết cần xác định dung lượng và bố trí thời gian hợp lí tránh sa đà vào phận nghị luận xã hội
- Đọc kĩ nội dung đề tài nghị luận xã hội xác định rõ là Nghị luận về tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng đời sống
- Đối với đề bài là một câu chuyện, hay một bức tranh : Đọc kĩ và xác định đưa nó về nội dung ý nghĩa cốt lõi nhất, một cách ngắn gọn và chính xác
- Đối với đề là một câu nói: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng cần giải thích
Tiếp theo là tuân thủ bố cục của một bài văn nghị luận xã hội
* Nghị luận về hiện tượng đời sống
1. Giải thích vấn đề ( Không được bỏ qua)
2. Đánh giá vấn đề ( tích cực/ tiêu cực; tốt/ xấu,...)
3. Bàn luận

- Hiện tượng tích cực
+ Biểu hiện (thực trạng) : cá nhân, ngoài xã hội, trong văn học,...
+ Tác động của hiện tượng
+ Nguyên nhân vì sao nó lại tác động được như thế
- Hiện tượng tiêu cực
+ Biểu hiện ( dẫn chứng): ở trường, ở lướp, ngoài xã hội,...
+ Tác động đến chúng ta như thế nào ( Nếu mắc phải)
+ Nguyên nhân
+ Hậu quả
* Nghị luận về tư tưởng đạo lí
- Biểu hiện : đối với cá nhân mỗi người, xã hội,...
- Tư tưởng tác động đến bản thân và xã hội như thế nào( Trình bày ích lợi)
4. Bàn luận mở rộng
Không thể nhìn vấn đề một hướng phải nhìn theo nhiều góc độ khách quan
Ví dụ: Vấn đề nghị luận là tiết kiệm thì tiết kiệm là một lối sống tốt nhưng không thể đánh đồng tiết kiệm với hà tiện ki bo,...
5. Bài học thiết thực
Lưu ý
: Để bài làm sinh động và gây được nhiều thiện cảm cần có các dẫn chứng cụ thể thiết thực, Nó có được nhờ vốn sống sự trải nghiệm của mỗi người thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng,...
đây chỉ là một bố cục mẫu đây là cách an toàn cho các bạn bên cạnh đó chúng ta có thể sáng tạo miễn là không đi lạch lạc nội dung và gây được hứng thú.




 
Top Bottom