- 20 Tháng bảy 2018
- 960
- 887
- 121
- 19
- Nghệ An
- Trường THCS Cao Xuân Huy


Từ nay, mình sẽ cố gắng dành nhiều thời gian chia sẻ những cách làm văn nghị luận để các bạn tham khảo nhé. Mình mong các bài viết của mình sẽ giúp ích các bạn
ĐỀ BÀI: Giải thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
Hướng dẫn làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu nội dung giải thích (Nội dung câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách")
+ Chung -> riêng
+ Đi thẳng vào vấn đề
+ Phản đề (Mặt trái của vấn đề, trái nghĩa)
- Vậy chúng ta nên hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? (Câu văn gợi ý để nối câu)
2. Thân bài
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ
- Xét về nghĩa đen:
+ lá lành: chiếc lá còn nguyên vẹn
+ lá rách: chiếc lá bị rách, hay bị thiếu đi một phần nào đó do sự tác động của ngoại cảnh
-> khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che chở những chỗ rách, những lỗ hổng
- Xét về nghĩa bóng:
+ Lá lành: những người giàu có/ có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn
+ Lá rách: những người nghèo khổ/ gặp hoàn cảnh bất hạnh
-> Những người có cuộc sống đầy đủ phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh
b. Vì sao "lá lành" phải đùm "lá rách" ?
- Là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, là phẩm chất, tình cảm cần có ở mỗi con người
- Giúp cho những người nghèo khổ bất hạnh có cuộc sống đỡ vất vả, cực nhọc hơn; tạo nên động lưc, sức mạnh, niềm tin để họ vững bước,...
- Mọi người dân Việt Nam đều chung nguồn cội, tổ tiên, là anh em một nhà.
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, mối quan hệ giữa người với người gắn bó, thân thiết hơn;....
((Các bạn có thể giải thích thêm))
c. Tinh thần tương thân tương ái được thể hiện như thế nào?
(Xưa-nay; gần-xa; trong nước-nước ngoài; chiến tranh-hòa bình;...)
- Các chương trình thiện nguyện trên truyền hình, báo chí,... (Cặp lá yêu thương; Điều ước thứ 7; Như chưa hề có cuộc chia ly; Trái tim cho em; Việc tử tế;...)
- Thể hiện qua những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Từ các cụ già tóc bạc tới các cháu nhi đồng trẻ thơ,từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm,từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc,đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội,từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân ,mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất,không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến,cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính Phủ. (Sử dụng đoạn văn này để nói về tinh thần đoàn kết chiến đấu để giữ hòa bình đất nước. Nhiều bạn sẽ nhầm vì đoạn văn đc trích từ bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"---Hay lưu ý nhé)
d. Phản đề
- Bên cạnh đó, vẫn còn một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ người khác,....
3. Kết bài
- Như vậy, mỗi người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, đồng cảm, thông cảm, giúp đỡ lần nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
- Hành động: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thiện nguyện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khắn (Bài học rút ra)
Bài học rút ra của bạn có thể là những bài học khác (theo cách suy nghĩ, và cách viết của riêng mình. ((Lưu ý: Bài học rút ra luôn luôn phải có, nếu thiếu bạn cx sẽ bị trừ điểm))
Tất cả chỉ mới là bài đầu tiên mình làm cho các bạn tham khảo thôi. Đây là bài cô giáo dạy trên lớp+ học thêm, mình kết hợp lại để tạo thành 1 bài hướng hoàn chỉnh để các bạn tham khảo. Nếu có ý kiến bổ sung, các bạn hãy bình luận để nhiều bạn khác có thể tham khảo nhé.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!
ĐỀ BÀI: Giải thích câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
Hướng dẫn làm bài
1. Mở bài
- Giới thiệu nội dung giải thích (Nội dung câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách")
+ Chung -> riêng
+ Đi thẳng vào vấn đề
+ Phản đề (Mặt trái của vấn đề, trái nghĩa)
- Vậy chúng ta nên hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? (Câu văn gợi ý để nối câu)
2. Thân bài
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ
- Xét về nghĩa đen:
+ lá lành: chiếc lá còn nguyên vẹn
+ lá rách: chiếc lá bị rách, hay bị thiếu đi một phần nào đó do sự tác động của ngoại cảnh
-> khi gói bánh, người ta thường dùng những chiếc lá lành để bọc ngoài những chiếc lá rách để che chở những chỗ rách, những lỗ hổng
- Xét về nghĩa bóng:
+ Lá lành: những người giàu có/ có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn
+ Lá rách: những người nghèo khổ/ gặp hoàn cảnh bất hạnh
-> Những người có cuộc sống đầy đủ phải biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh
b. Vì sao "lá lành" phải đùm "lá rách" ?
- Là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, là phẩm chất, tình cảm cần có ở mỗi con người
- Giúp cho những người nghèo khổ bất hạnh có cuộc sống đỡ vất vả, cực nhọc hơn; tạo nên động lưc, sức mạnh, niềm tin để họ vững bước,...
- Mọi người dân Việt Nam đều chung nguồn cội, tổ tiên, là anh em một nhà.
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, mối quan hệ giữa người với người gắn bó, thân thiết hơn;....
((Các bạn có thể giải thích thêm))
c. Tinh thần tương thân tương ái được thể hiện như thế nào?
(Xưa-nay; gần-xa; trong nước-nước ngoài; chiến tranh-hòa bình;...)
- Các chương trình thiện nguyện trên truyền hình, báo chí,... (Cặp lá yêu thương; Điều ước thứ 7; Như chưa hề có cuộc chia ly; Trái tim cho em; Việc tử tế;...)
- Thể hiện qua những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Từ các cụ già tóc bạc tới các cháu nhi đồng trẻ thơ,từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm,từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc,đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội,từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân ,mà mình thì xung phong giúp việc vận tải,cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất,không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến,cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính Phủ. (Sử dụng đoạn văn này để nói về tinh thần đoàn kết chiến đấu để giữ hòa bình đất nước. Nhiều bạn sẽ nhầm vì đoạn văn đc trích từ bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"---Hay lưu ý nhé)
d. Phản đề
- Bên cạnh đó, vẫn còn một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ người khác,....
3. Kết bài
- Như vậy, mỗi người cần biết yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, đồng cảm, thông cảm, giúp đỡ lần nhau để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn
- Hành động: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thiện nguyện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khắn (Bài học rút ra)
Bài học rút ra của bạn có thể là những bài học khác (theo cách suy nghĩ, và cách viết của riêng mình. ((Lưu ý: Bài học rút ra luôn luôn phải có, nếu thiếu bạn cx sẽ bị trừ điểm))
Tất cả chỉ mới là bài đầu tiên mình làm cho các bạn tham khảo thôi. Đây là bài cô giáo dạy trên lớp+ học thêm, mình kết hợp lại để tạo thành 1 bài hướng hoàn chỉnh để các bạn tham khảo. Nếu có ý kiến bổ sung, các bạn hãy bình luận để nhiều bạn khác có thể tham khảo nhé.
CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!!!