D
diendan.thcs
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Xưa nay việc học lịch sử qua thơ và cùng với nó, việc trình bày các sự kiện, tri thức lịch sử dưới dạng văn vần là điều không phải hiếm hoi. Thời phong kiến đã có bộ Đại Nam quốc sử diễn ca dưới triều Nguyễn. Bác Hồ cũng từng diễn thơ những trang sử nước nhà để "Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Nhưng đó đã là câu chuyện của thế kỉ trước. Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, môn Sử trong nhà trường ít được học sinh quan tâm, yêu thích. Một phần cũng vì cách truyền thụ, giảng dạy còn cứng nhắc, tri thức lịch sử trong sách giáo khoa trình bày khô khan. Trước tình trạng đó, đã có một nhà giáo, nhà thơ muốn dạy cháu mình những trang sử cha ông mà không bị lệ thuộc vào sách vở, đã bỏ công "thơ hóa" lịch sử, trình bày những câu chuyện lịch sử dưới dạng thơ 5 chữ (gần gũi với những bài đồng dao bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ). Ấy là nhà giáo/nhà thơ Thái Bá Tân.
Mời các em cùng ngâm nga một đoạn trong phần viết về Các quốc gia cổ đại nhé.
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
Vào cuối thời nguyên thủy,
Cư dân sống rất đông
Ở những vùng đất lớn
Dọc theo các dòng sông,
Như sông Nin Ai Cập,
Sông Dương Tử, Trường Giang,
Trung Hoa thời cổ đại.
Ở Ấn Độ - sông Hằng.
Ti-grơ, Ơ-phơ-rat,
Hai sông nặng phù sa,
Ở khu vực Tây Á,
Còn gọi là Lưỡng Hà.
Nhờ nông cụ cải tiến,
Đất rộng và phì nhiêu,
Nông nghiệp phát triển mạnh,
Năng suất cao hơn nhiều.
Đặc biệt là lúa gạo,
Cả khoai sắn, rau, dưa.
Chăn nuôi cũng phát triển,
Đã có phần dư thừa.
Vậy là có chiếm hữu -
Có người không đủ ăn,
Có người thành giàu có,
Giai cấp hình thành dần.
Năm nghìn năm về trước,
Lần đầu tiên, quốc gia
Hình thành ở Ai Cập,
Trung Quốc và Lưỡng Hà.
Ở các quốc gia ấy
Dân sống bằng nghề nông,
Nhưng họ không có ruộng,
Chỉ là người làm công.
Sau mỗi mùa thu hoạch
Họ phải nộp, trung bình,
Một phần ba sản phẩm
Cho chúa đất của mình.
Ngoài ra phải lao dịch,
Tức là làm không công
Cho nhà giàu, quí tộc,
Và cho cả cộng đồng.
Bọn nhà giàu, quí tộc
Không làm việc chân tay,
Vì có người hầu hạ
Suốt cả đêm lẫn ngày.
Đó là các nô lệ,
Vốn là những tù binh,
Những người nghèo bị ép
Bán sức để nuôi mình.
Đứng đầu lớp quí tộc
Có ông vua, ông này
Nắm hết mọi quyền lực
Trong mọi việc hàng ngày.
Hơn thế, vua tự nhận
Là thánh thần, hơn người.
Trung Quốc là Thiên Tử,
Nôm na là con trời.
Còn ở nước Ai Cập
Vua là Pha-ra-ông,
Tức là “ngôi nhà lớn”.
Các cháu thấy kỳ không?
Để giúp việc vua ấy,
Một bộ máy chính quyền
Do quí tộc nắm giữ,
Suốt từ dưới lên trên.
Chúng bắt dân đóng thuế,
Bắt đi lính, bắt phu,
Xây cung điện, ai chống
Sẽ bị giết, bỏ tù…
*
Vậy là ông đã nói
Ngắn gọn trong mấy dòng
Về ba quốc gia cổ,
Tất cả đều Phương Đông.
Giờ các cháu nghe tiếp
Về hai nước Phương Tây,
Rô-ma và Hy Lạp,
Được hình thành thế này.
Có hai bán đảo nhỏ
Ở miền Nam châu Âu,
Nhô ra Địa Trung Hải.
Ở nơi ấy, từ lâu,
Hơn ba nghìn năm trước
Hình thành hai quốc gia,
Là Hy Lạp cổ đại
Và nhà nước Rô-ma.
Đất ở đây không tốt
Như các nước Phương Đông,
Nên người dân buộc phải
Tìm giống và chọn trồng
Nhiều cây lưu niên phụ,
Như ô-liu và nho.
Chúng không cần nhiều nước,
Nhưng quả mọng và to.
Đặc biệt hai nước ấy
Không chỉ giỏi nghề nông,
Còn giỏi nghề làm rượu
Và nhiều nghề thủ công,
Như nghề luyện kim loại
Làm công cụ, nữ trang,
Nghề thủy tinh, gốm sứ,
Cả nghề tìm, đãi vàng.
Rô-ma và Hy Lạp
Có nhiều cảng nước sâu,
Nên buôn bán phát triển,
Tấp nập thuyền và tàu.
Xã hội hai nước ấy
Gồm có hai loại người -
Chủ nô và nô lệ.
Tỉ lệ một trên mười.
Nô lệ phải làm việc
“Như nô lệ”, tất nhiên.
Bị coi như súc vật,
Không cơm áo, gạo tiền.
Chủ nô, tức quí tộc,
Lại sung sướng cực kỳ.
Chỉ ăn chơi, nhảy múa,
Không động tay làm gì.
Nô lệ đã khởi nghĩa
Rất nhiều lần ở đây,
Vì họ không cam chịu
Cuộc sống bất công này.
Vào buổi bình minh ấy,
Các quốc gia cổ xưa
Đạt được những thành tựu,
Cũng không phải loại vừa.
Trung Quốc có âm lịch,
Mười hai tháng một năm.
Ba mươi ngày một tháng,
Tính toán cả ngày rằm.
Họ có đồng hồ nước,
Đồng hồ cát để bàn
Để đo và tính toán
Giờ giấc và thời gian.
Người Phương Đông thời cổ
Nghĩ ra chữ tượng hình
Để ghi lại cảm nghĩ
Và văn hóa của mình.
Trong lĩnh vực toán học,
Người Lưỡng Hà là người
Nghĩ ra các con số
Từ một cho đến mười.
Những con số đơn giản
Các cháu dùng ngày nay.
Đơn giản như khi đếm
Mười ngón trên hai tay.
Trong khi người Ai Cập
Lại tìm ra số Pi,
Vì họ giỏi Hình Học,
Chính xác đến lạ kỳ.
Trong lĩnh vực xây dựng,
Họ để lại cho ta
Rất nhiều Kim Tự Tháp,
Thành quách ở Lưỡng Hà.
Người Rô-ma, Hy Lạp
Vào thời ấy mịt mùng
Đã có bảng chữ cái
Nay nhiều nước vẫn dùng.
Trong lĩnh vực khoa học,
Như Toán, Sử, thơ văn,
Vật Lý, Triết, Hình Học,
Điêu Khắc, Địa, vân vân,
Xuất hiện nhiều tên tuổi
Có thể gọi khổng lồ -
Pla-tông, A-si-met,
Ta-let, Pi-ta-go…
Trong lĩnh vực xây dựng
Và kiến trúc ở đây,
Nhiều công trình đồ sộ
Tồn tại đến ngày nay.
Ông đã chiêm ngưỡng chúng -
Đấu trường Cô-li-dê
Ở Rô-ma cổ kính.
Không tin à? Ông thề.
Ông còn đến Hy Lạp,
Thăm đền Pac-tê-nông.
To, đẹp, hoành tráng lắm.
Sao, lại không tin ông?
Mai sau các cháu lớn,
Cứ đến những nơi này,
Ngắm chúng và hãy nhớ
Lời ông nói hôm nay.
Các cháu mệt chưa nhỉ?
Chưa à? Có gì đâu.
Học lịch sử thích lắm,
Như ông nói từ đầu.
.........................
Nếu quan tâm, các em có thể tham khảo thêm tại đây nhé: http://thaibatan.com/index.php?option=com_content&task=category§ionid=7&id=17&Itemid=33
Thân ái
Nhưng đó đã là câu chuyện của thế kỉ trước. Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, môn Sử trong nhà trường ít được học sinh quan tâm, yêu thích. Một phần cũng vì cách truyền thụ, giảng dạy còn cứng nhắc, tri thức lịch sử trong sách giáo khoa trình bày khô khan. Trước tình trạng đó, đã có một nhà giáo, nhà thơ muốn dạy cháu mình những trang sử cha ông mà không bị lệ thuộc vào sách vở, đã bỏ công "thơ hóa" lịch sử, trình bày những câu chuyện lịch sử dưới dạng thơ 5 chữ (gần gũi với những bài đồng dao bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ). Ấy là nhà giáo/nhà thơ Thái Bá Tân.
Mời các em cùng ngâm nga một đoạn trong phần viết về Các quốc gia cổ đại nhé.
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
Vào cuối thời nguyên thủy,
Cư dân sống rất đông
Ở những vùng đất lớn
Dọc theo các dòng sông,
Như sông Nin Ai Cập,
Sông Dương Tử, Trường Giang,
Trung Hoa thời cổ đại.
Ở Ấn Độ - sông Hằng.
Ti-grơ, Ơ-phơ-rat,
Hai sông nặng phù sa,
Ở khu vực Tây Á,
Còn gọi là Lưỡng Hà.
Nhờ nông cụ cải tiến,
Đất rộng và phì nhiêu,
Nông nghiệp phát triển mạnh,
Năng suất cao hơn nhiều.
Đặc biệt là lúa gạo,
Cả khoai sắn, rau, dưa.
Chăn nuôi cũng phát triển,
Đã có phần dư thừa.
Vậy là có chiếm hữu -
Có người không đủ ăn,
Có người thành giàu có,
Giai cấp hình thành dần.
Năm nghìn năm về trước,
Lần đầu tiên, quốc gia
Hình thành ở Ai Cập,
Trung Quốc và Lưỡng Hà.
Ở các quốc gia ấy
Dân sống bằng nghề nông,
Nhưng họ không có ruộng,
Chỉ là người làm công.
Sau mỗi mùa thu hoạch
Họ phải nộp, trung bình,
Một phần ba sản phẩm
Cho chúa đất của mình.
Ngoài ra phải lao dịch,
Tức là làm không công
Cho nhà giàu, quí tộc,
Và cho cả cộng đồng.
Bọn nhà giàu, quí tộc
Không làm việc chân tay,
Vì có người hầu hạ
Suốt cả đêm lẫn ngày.
Đó là các nô lệ,
Vốn là những tù binh,
Những người nghèo bị ép
Bán sức để nuôi mình.
Đứng đầu lớp quí tộc
Có ông vua, ông này
Nắm hết mọi quyền lực
Trong mọi việc hàng ngày.
Hơn thế, vua tự nhận
Là thánh thần, hơn người.
Trung Quốc là Thiên Tử,
Nôm na là con trời.
Còn ở nước Ai Cập
Vua là Pha-ra-ông,
Tức là “ngôi nhà lớn”.
Các cháu thấy kỳ không?
Để giúp việc vua ấy,
Một bộ máy chính quyền
Do quí tộc nắm giữ,
Suốt từ dưới lên trên.
Chúng bắt dân đóng thuế,
Bắt đi lính, bắt phu,
Xây cung điện, ai chống
Sẽ bị giết, bỏ tù…
*
Vậy là ông đã nói
Ngắn gọn trong mấy dòng
Về ba quốc gia cổ,
Tất cả đều Phương Đông.
Giờ các cháu nghe tiếp
Về hai nước Phương Tây,
Rô-ma và Hy Lạp,
Được hình thành thế này.
Có hai bán đảo nhỏ
Ở miền Nam châu Âu,
Nhô ra Địa Trung Hải.
Ở nơi ấy, từ lâu,
Hơn ba nghìn năm trước
Hình thành hai quốc gia,
Là Hy Lạp cổ đại
Và nhà nước Rô-ma.
Đất ở đây không tốt
Như các nước Phương Đông,
Nên người dân buộc phải
Tìm giống và chọn trồng
Nhiều cây lưu niên phụ,
Như ô-liu và nho.
Chúng không cần nhiều nước,
Nhưng quả mọng và to.
Đặc biệt hai nước ấy
Không chỉ giỏi nghề nông,
Còn giỏi nghề làm rượu
Và nhiều nghề thủ công,
Như nghề luyện kim loại
Làm công cụ, nữ trang,
Nghề thủy tinh, gốm sứ,
Cả nghề tìm, đãi vàng.
Rô-ma và Hy Lạp
Có nhiều cảng nước sâu,
Nên buôn bán phát triển,
Tấp nập thuyền và tàu.
Xã hội hai nước ấy
Gồm có hai loại người -
Chủ nô và nô lệ.
Tỉ lệ một trên mười.
Nô lệ phải làm việc
“Như nô lệ”, tất nhiên.
Bị coi như súc vật,
Không cơm áo, gạo tiền.
Chủ nô, tức quí tộc,
Lại sung sướng cực kỳ.
Chỉ ăn chơi, nhảy múa,
Không động tay làm gì.
Nô lệ đã khởi nghĩa
Rất nhiều lần ở đây,
Vì họ không cam chịu
Cuộc sống bất công này.
Vào buổi bình minh ấy,
Các quốc gia cổ xưa
Đạt được những thành tựu,
Cũng không phải loại vừa.
Trung Quốc có âm lịch,
Mười hai tháng một năm.
Ba mươi ngày một tháng,
Tính toán cả ngày rằm.
Họ có đồng hồ nước,
Đồng hồ cát để bàn
Để đo và tính toán
Giờ giấc và thời gian.
Người Phương Đông thời cổ
Nghĩ ra chữ tượng hình
Để ghi lại cảm nghĩ
Và văn hóa của mình.
Trong lĩnh vực toán học,
Người Lưỡng Hà là người
Nghĩ ra các con số
Từ một cho đến mười.
Những con số đơn giản
Các cháu dùng ngày nay.
Đơn giản như khi đếm
Mười ngón trên hai tay.
Trong khi người Ai Cập
Lại tìm ra số Pi,
Vì họ giỏi Hình Học,
Chính xác đến lạ kỳ.
Trong lĩnh vực xây dựng,
Họ để lại cho ta
Rất nhiều Kim Tự Tháp,
Thành quách ở Lưỡng Hà.
Người Rô-ma, Hy Lạp
Vào thời ấy mịt mùng
Đã có bảng chữ cái
Nay nhiều nước vẫn dùng.
Trong lĩnh vực khoa học,
Như Toán, Sử, thơ văn,
Vật Lý, Triết, Hình Học,
Điêu Khắc, Địa, vân vân,
Xuất hiện nhiều tên tuổi
Có thể gọi khổng lồ -
Pla-tông, A-si-met,
Ta-let, Pi-ta-go…
Trong lĩnh vực xây dựng
Và kiến trúc ở đây,
Nhiều công trình đồ sộ
Tồn tại đến ngày nay.
Ông đã chiêm ngưỡng chúng -
Đấu trường Cô-li-dê
Ở Rô-ma cổ kính.
Không tin à? Ông thề.
Ông còn đến Hy Lạp,
Thăm đền Pac-tê-nông.
To, đẹp, hoành tráng lắm.
Sao, lại không tin ông?
Mai sau các cháu lớn,
Cứ đến những nơi này,
Ngắm chúng và hãy nhớ
Lời ông nói hôm nay.
Các cháu mệt chưa nhỉ?
Chưa à? Có gì đâu.
Học lịch sử thích lắm,
Như ông nói từ đầu.
.........................
Nếu quan tâm, các em có thể tham khảo thêm tại đây nhé: http://thaibatan.com/index.php?option=com_content&task=category§ionid=7&id=17&Itemid=33
Thân ái