Văn 12 [Chia sẻ] Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Quảng Nam năm 2021

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào mọi người, hôm nay mình lượn một vòng trong group cựu học sinh tỉnh nhà thì thấy có một số bạn học sinh thế hệ sau của mình gửi đề này. Mình sẽ chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN NGỮ VĂN TỈNH QUẢNG NAM NĂM HỌC 2020 - 2021

Thời gian làm bài: 180 phút​

Câu 1. (8.0 điểm)

Theo Daily Mail, vào tối ngày 31.7.2020, cậu bé Raviaj Saini (10 tuổi) bị cuốn ra biển tại khu vực gần Scarborough Spa, Yorkshire, Anh. Cậu bình tĩnh làm theo chỉ dẫn đã được xem trong một phim tài liệu về cứu mạng trên biển, và được cứu sống, khiến nhiều người ngạc nhiên. Khi được cứu sống, cậu bé đã nói: “Thông điệp của cháu với những người khác là nếu họ ở tình trạng tương tự thì đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy mạnh mẽ và hi vọng ở bản thân”. (Theo Hoài Linh, Vietnamnet, 5.8.2020)
Từ câu chuyện trên, anh/chị có suy nghĩ gì về thông điệp của cậu bé Raviaj Saini?

Câu 2. (12.0 điểm)
Có lần trả lời phỏng vấn về công việc của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng:“Tôi nghĩ các nhà văn luôn bắt đầu tác phẩm của mình bằng cả hai con đường: cảm giác từ trái tim và ý thức tỉnh táo từ cái đầu”.
(Theo Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Ngôn từ thơ ca mang tới sự tận cùng tự do; báo Đại đoàn kết ngày 28.7.2020)
Bằng những trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

P/s: Đáp án cũng sẽ được gửi kèm dưới topic này nha. Mọi người có thể bấm "Theo dõi chủ đề" để cập nhật nhé.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Song hành với đề thi HSG lớp 12 của tỉnh nhà thì mình đồng thời gửi kèm mọi người hướng dẫn làm đề này nhé. Mọi người có thể tham khảo nha.

Câu 1: Theo Daily Mail, vào tối ngày 31.7.2020, cậu bé Raviaj Saini (10 tuổi) bị cuốn ra biển tại khu vực gần Scarborough Spa, Yorkshire, Anh. Cậu bình tĩnh làm theo chỉ dẫn đã được xem trong một phim tài liệu về cứu mạng trên biển, và được cứu sống, khiến nhiều người ngạc nhiên. Khi được cứu sống, cậu bé đã nói: “Thông điệp của cháu với những người khác là nếu họ ở tình trạng tương tự thì đừng bao giờ bỏ cuộc. Hãy mạnh mẽ và hi vọng ở bản thân”. (Theo Hoài Linh, Vietnamnet, 5.8.2020)
Từ câu chuyện trên, anh/chị có suy nghĩ gì về thông điệp của cậu bé Raviaj Saini?

I. Mở bài: Giới thiệu về tin tức mà Daily Mail đã đưa tin về cậu bé được cứu mạng trên biển.

II. Thân bài:
1. Giải thích thông điệp mà cậu bé đưa ra:
- Tình trạng tương tự: ở đây được hiểu là những hoàn cảnh khắc nghiệt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, đối diện với cái chết, tưởng chừng như tuyệt vọng…
- Bỏ cuộc: là đầu hàng số phận, tuyệt vọng, bất lực, buông xuôi…
- Mạnh mẽ và hi vọng ở bản thân: là không yếu đuối, có bản lĩnh, nghị lực, có niềm tin vào chính bản thân mình…
=> Thông điệp gửi đến Trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, nguy hiểm, thậm chí đối diện với cái chết, không được tuyệt vọng buông xuôi, đầu hàng số phận mà phải tự tin, có bản lĩnh, nghị lực, ý chí để vượt lên nghịch cảnh, số phận…

2. Bàn luận:
- Khi rơi vào nghịch cảnh, con người dễ yếu đuối tuyệt vọng, buông xuôi, có tâm lí bi quan nên thường dẫn đến thất bại.
- Mạnh mẽ và hi vọng ở bản thân tạo cho con người dũng khí, sức mạnh tinh thần, nguồn năng lượng tích cực, sự lạc quan…để chiến thắng hoàn cảnh, sự yếu đuối của lòng mình…
- Con người phải bình tĩnh, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, dám đối diện với nghịch cảnh một cách tự tin để làm chủ hoàn cảnh, vượt lên chính mình.
- Phê phán những người luôn có tâm lí bi quan, thất bại, buông xuôi trước số phận, trước khó khăn, thử thách, thiếu tự tin vào bản thân.
- Tuy nhiên, đôi khi con người cũng cần biết linh hoạt, biết chấp nhận, biết “giới hạn” của bản thân. Đó không phải là đầu hàng số phận mà là sự dung hòa giữa khát vọng sống và hoàn cảnh sống.
- Sống mạnh mẽ, có niềm tin ở bản thân những cũng cần có niềm tin với mọi người.
- Biết yêu thương và sẻ chia với người khác

3. Bài học nhận thức & hành động:
- Hiểu được sức mạnh của niềm tin, sự hi vọng của bản thân, sự mạnh mẽ, quyết đoán trước nghịch cảnh, và không bao giờ buông xuôi, tuyệt vọng, bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách, nguy hiểm…
- Dũng cảm đối diện với khó khăn của hoàn cảnh, có nghị lực, ý chí vươn lên làm chủ số phận.

4. Dẫn chứng:
- Như câu chuyện về cuộc đời của Nick Vuijick không từ bỏ trước thử thách và vươn lên làm chủ vận mệnh của mình
- Như câu chuyện về đất nước Nhật Bản sau khi Mỹ ném bom đã không ngừng nỗ lực để thay đổi cuộc sống của bản thân, của đất nước và vươn lên làm cường quốc hàng đầu thế giới

III. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn về thông điệp mà cậu bé gửi đến

Câu 2: Có lần trả lời phỏng vấn về công việc của nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng:“Tôi nghĩ các nhà văn luôn bắt đầu tác phẩm của mình bằng cả hai con đường: cảm giác từ trái tim và ý thức tỉnh táo từ cái đầu”.
(Theo Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Ngôn từ thơ ca mang tới sự tận cùng tự do; báo Đại đoàn kết ngày 28.7.2020)
Bằng những trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

I. Mở bài:
- Giới thiệu về nhà văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
- Dẫn dắt vào câu trả lời trong buổi phỏng vấn của ông về công việc của nhà văn, nhà thơ: "Tôi nghĩ các nhà văn luôn bắt đầu tác phẩm của mình bằng cả hai con đường: cảm giác từ trái tim và ý thức tỉnh táo từ cái đầu".

II. Thân bài:
1. Giải thích lời phản hồi của ông trong buổi phỏng vấn:
- Cảm giác từ trái tim: là những rung động, cảm xúc, là tiếng nói của tình cảm...
- Ý thức tỉnh táo từ cái đầu: là tiếng nói tỉnh táo của lí trí, trí tuệ
=> Ý cả câu: Nhà văn thai nghén và sáng tác một tác phẩm phải xuất phát từ cả hai yếu tố: tình cảm và lí trí, cảm xúc và trí tuệ.

2. Bình luận:
- Cảm giác từ trái tim gợi cảm hứng, rung động, thúc đẩy nhà văn sáng tác và nuôi dưỡng niềm đam mê trong quá trình sáng tạo; giúp cho tác phẩm dạt dào, phong phú về cảm xúc, từ đó khơi gợi hứng thú ở người đọc; giúp cho tác phẩm tránh được sự khô cứng, đơn điệu, mà mượt mà, linh hoạt...
- Ý thức tỉnh táo từ cái đầu mang đến cho tác phẩm chiều sâu tư tưởng, trí tuệ, tính triết lí; đưa đến cho người đọc những tri thức, nhận thức, hiểu biết mới mẻ về con người, cuộc sống; giúp cho nhà văn triển khai ý tưởng sáng tác một cách khoa học, logic...
- Một tác phẩm văn học phải tác động đến người đọc từ cả hai bình diện: Tình cảm và trí tuệ. Có như thế, tác phẩm mới có sức sống bền vững trong lòng công chúng. Tình cảm và trí tuệ, cảm xúc và lí trí luôn hòa quyện, kết hợp, thống nhất trong một tác phẩm để làm nên giá trị lâu bền cho văn học.
- Tránh việc đề cao một yếu tố, tình cảm hoặc trí tuệ, mà cần có sự kết hợp để tránh sự phiến diện trong quá trình sáng tác cũng như tiếp nhận văn học.
- Tuy nhiên, nhà văn không chỉ cần sự sâu sắc về trí tuệ, sự rung động trong cảm xúc mà còn cần có tài năng nghệ thuật để sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ.

3. Dẫn chứng:
- Như những vần thơ mà nhà thơ Xuân Diệu từng viết, chúng ta nhận ra phong cách nghệ thuật của ông mang theo một đầu óc mộng mơ và cảm hứng dạt dào. Điều đó, thể hiện trong bài thơ Vội vàng, Đây mùa thu tới, Nụ cười xuân, Chiều, v.v
- Như phong cách hành văn tài hoa, uyên bác, độc nhất vô nhị của Nguyễn Tuân khiến chúng ta nhận ra mỗi tác phẩm để đời luôn có chiều sâu về tư tưởng, trí tuệ và mang theo triết lý, mang theo hơi thở, mang theo góc nhìn tinh hoa của thời đại ấy

III. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu trả lời phỏng vấn của Nguyễn Quang Thiều

P/s: Nếu các bạn có thắc mắc có thể phản hồi tại topic này cho mình nhé.
 
Top Bottom