Văn [Chia sẻ] Đề thi HSG huyện môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018

Thiên Thuận

Cựu Mod Anh |GOLDEN Challenge’s first runner-up
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
24 Tháng ba 2017
3,800
13,157
1,029
Vĩnh Long
Đại học Đồng Tháp - Ngành Sư phạm Tiếng Anh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Đọc câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành là xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi
ngang qua. Sẫn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận các điều cậu không mong muốn?

( Theo Trần Hồng Thắng)
Viết 1 bài văn ngắn về bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên (khoảng 1 trang rưỡi giấy thi).
Câu 2:
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cau và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo, độc đáo riêng.
Bằng cảm nhận về tình cha con trong 2 tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
@hanh2002123 @khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @Ngọc Đạt

CẦN NHIỀU ĐỀ HƠN? NHẤP VÀO ĐÂY

 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1:
Đọc câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành là xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi
ngang qua. Sẫn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận các điều cậu không mong muốn?

( Theo Trần Hồng Thắng)
Viết 1 bài văn ngắn về bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên (khoảng 1 trang rưỡi giấy thi).
Câu 2:
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cau và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo, độc đáo riêng.
Bằng cảm nhận về tình cha con trong 2 tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
@hanh2002123 @khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @Ngọc Đạt

Theo chị câu 1 thì có thể làm như thế này. Còn câu 2 để chị nghĩ tiếp nhé :)
Câu 1:
– Từ câu chuyện, có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận như là sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh…. Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.
– Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn ví dụ như nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh… dù vô tình hay cố ý.
– Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…
– Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…
-Phê phán những kẻ chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà quên đi người khác
– Bài học rút ra cho bản thân: hãy biết sống chậm lại, lắng nghe những người xung quanh, để hiểu hơn, để yêu hơn và tránh gây ra những điều tổn thương không đáng có; biết nhận ra lỗi lầm của mình và biết sửa chữa nó.
 
  • Like
Reactions: hanh2002123

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
@baochau1112 làm theo hướng này được không chị? Em cũng chưa rõ là nghị luận hay là so sánh nữa
Câu 2:
Phân tích qua cái độc đáo và đặc sắc về tình cha con trong hai tác phẩm đó. tập chung chủ yếu và Lão Hạc , ông Sáu và bé Thu
Bài này viết theo kiểu so sánh hai tác phẩm ý. cuối cùng thì vẫn rút ra cái chung, cái riêng, cái đặc sắc và đọc đáo trong tác phẩm
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 1:
Đọc câu chuyện: Cậu bé và cây si già
Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành là xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi
ngang qua. Sẫn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận các điều cậu không mong muốn?

( Theo Trần Hồng Thắng)
Viết 1 bài văn ngắn về bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên (khoảng 1 trang rưỡi giấy thi).
Câu 2:
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cau và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo, độc đáo riêng.
Bằng cảm nhận về tình cha con trong 2 tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
@hanh2002123 @khuattuanmeo @p3nh0ctapy3u @Ngọc Đạt

Câu 2 thì chị nghĩ là như thế này:
I. Mở bài:
  • Dẫn dắt vấn đề: Có thể đi từ tình cha con trong văn học.
  • Nêu vấn đề: Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo.
II. Thân bài: Cảm nhận về tình cha con qua hai tác phẩm
1. Tình cha con trong “Lão Hạc”
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật lão Hạc.
  • Tình thương của lão Hạc dành cho con bộc lộ qua nhiều chi tiết:
+ Lão luôn day dứt vì không có tiền cưới vợ cho con. Bao tình thương yêu, lão gửi gắm qua con chó Vàng- kỉ vật duy nhất còn lại của đứa con. Cách lão gọi “cậu Vàng”, cách lão chăm sóc, trò chuyện, cưng nựng…con chó Vàng, nỗi đau đớn khi lão phải bán đi con chó cho ta thấy rõ điều đó.
+ Ở nhà, tuy sức tàn lực kiệt nhưng lão vẫn cố gắng bòn vườn, tích cóp tiền cho con về cưới vợ và có chút vốn làm ăn. Lão thà chịu đói khổ chứ nhất quyết không tiêu vào số tiền dành dụm của con.
+ Lão thà chết chứ nhất định không chịu bán mảnh vườn của con.
=> Lão Hạc là một người cha rất mực thương con, hết lòng vì con.
2. Tình cha con trong “Chiếc lược ngà”
  • Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Sáu, bé Thu
  • Biểu hiện tình cha con của ông Sáu:
+ Khi ở chiến trường, ông Sáu mong mỏi đến cháy lòng được gặp con.
+ Khi mới gặp lại con, ông vô cùng xúc động (chú ý phân tích những chi tiết về hành động, ngoại hình, tâm trạng…).
+ Cố tìm cách gần gũi, làm thân, chăm sóc con trong những ngày nghỉ phép mà không được, ông Sáu vô cùng khổ tâm, day dứt.
+ Khi con cất tiếng gọi ba, ông Sáu xúc động rơi nước mắt. Người cha ấy đã mang vào chiến trường một mong ước giản dị của con: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”.
+ Ở chiến trường, ông dồn hết tâm huyết để làm cho con một cây lược. Khi kiếm được khúc ngà, mặt ông “hớn hở như đứa trẻ được quà”, những lúc rỗi, ông “ngồi cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và khổ công như người thợ bạc”. Khi chiếc lược đã hoàn thành, ông tỉ mẩn gò công khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nâng niu, trân trọng như một vật báu, ông thường xuyên “lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng mượt”. Có thể nói, lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân sáng tạo ra một tác phẩm thiêng liêng, cao quý. Cây lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, đơn sơ mà thật kì diệu.
+ Kỉ vật thiêng liêng chưa kịp trao thì ông Sáu đã hi sinh. Tàn lực cuối cùng ông dồn lên đôi mắt và đưa tay vào túi, móc cây lược ra đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết nhất, như muốn nói, như muốn chuyển giao sự sống, chuyển giao ước nguyện cuối cùng của người cha cho người đồng chí: hãy tiếp tục làm tròn bổn phận của một người cha, hãy gìn giữ mãi tình cha con ruột thịt. Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Chiến tranh khốc liệt có thể cướp đi sinh mạng, nhưng không thể cướp đi tình cha con cao quý, sâu nặng. Nó sẽ sống mãi trong chiếc lược ngà mà ông đã kì công làm cho con.
  • Tình cha con của bé Thu:
+ Đằng sau sự bướng bỉnh, cương quyết không nhận cha của bé Thu ẩn chứa một tình yêu cha tha thiết, một niềm kiêu hãnh rất đỗi trẻ thơ: tin rằng cha của em rất đẹp. Em chỉ yêu cha khi tin chắc đó là cha của mình.
+ Tâm trạng ân hận của em khi biết rõ sự thật qua lời kể của bà ngoại.
+ Đỉnh cao của tình cha con là buổi sáng tiễn đưa ông Sáu lên đường (chú ý phân tích những chi tiết về vẻ ngoài, hành động, tiếng thét xé lòng…của bé Thu).
3: So sánh:
- Điểm tương đồng trong gặp gỡ thuộc về cách thể hiện tình cha con của hai tác phẩm
  • Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Cả hai nhân vật đều là biểu tượng sáng ngời cho tình phụ tử sâu nặng: dành cho con tất cả, thậm chí sẵn sàng hi sinh tất thảy vì con.
  • Để khắc họa tình cha con, cả hai tác phẩm đều xây dựng được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Điểm khác nhau: độc đáo, sáng tạo
  • Ở “Lão Hạc”, Nam Cao khám phá tình cha con của người nông dân Bắc Bộ trước Cách mạng tháng 8 trước thử thách khốc liệt của cái đói và miếng ăn, của cảnh ngộ khốn cùng, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào vẻ đẹp, bản chất lương thiện của họ.
  • Ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng khắc sâu chủ đề về tình cha con của người chiến sĩ cách mạng miền Nam trong thử thách khốc liệt của chiến tranh trên cả hai phương diện: tình cha với con và ngược lại, từ đó cho người đọc thấy những nỗi đau tột cùng mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người.
  • Cùng viết về tình cha con nhưng ở “Lão Hạc”, Nam Cao chọn nhân vật tôi - ông giáo là người trần thuật lại câu chuyện. Nhân vật tôi mang hình bóng cái tôi của tác giả đã đi từ dửng dưng, nghi ngờ đến ngạc nhiên, thấu hiểu. Có lúc, tác giả còn xen vào những lời bình luận trữ tình ngoại đề. Giọng điệu trần thuật của tác phẩm , do đó, cũng mang tính chất đa thanh: vừa dửng dưng lạnh lùng, vừa đằm thắm yêu thương, vừa xót xa bi phẫn… Hành trình nhận thức của nhân vật tôi cũng chính là hành trình mà người đọc khám phá những vẻ đẹp nhân cách cao cả của lão Hạc.
  • Trong khi đó, ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng để nhân vật tôi là người bạn chiến đấu lâu năm với ông Sáu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con. Do đó, câu chuyện được kể lại bằng giọng điệu thân mật, dân dã, thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu của tình bạn, tình đồng chí, giàu tính nhân văn.
  • Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thấm đẫm chất Nam Bộ. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, đặc biệt là tâm lí của trẻ thơ. Truyện của Nam Cao giàu chất trữ tình và triết lí.
4. Đánh giá chung
  • Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm có những sáng tạo độc đáo trên là do: bản chất của văn học (phải không ngừng sáng tạo), do sự khác biệt của thời đại, mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả.
  • Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện tình cha con ở hai tác phẩm:
+ Sự tương đồng: góp phần làm nên chất nhân bản, nhân văn của văn học.
+ Sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học.
  • Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, thiêng liêng.
  • Bài học cho người sáng tác và tiếp nhận.
III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
@baochau1112 làm theo hướng này được không chị? Em cũng chưa rõ là nghị luận hay là so sánh nữa
Câu 2:
Phân tích qua cái độc đáo và đặc sắc về tình cha con trong hai tác phẩm đó. tập chung chủ yếu và Lão Hạc , ông Sáu và bé Thu
Bài này viết theo kiểu so sánh hai tác phẩm ý. cuối cùng thì vẫn rút ra cái chung, cái riêng, cái đặc sắc và đọc đáo trong tác phẩm
Có vẻ ổn đấy. Chi tiết em xem thêm ở hướng dẫn của chị nhé :)
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan
Top Bottom