Chỉ SGK và chỉ SGK thui

N

neos

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình đọc sách giáo khoa và đã biên soạn ra 200 câu hỏi cho dễ học. Các bạn tham khảo và cho ý kiến nhé.
Nếu các bạn có thể đặt thêm câu hỏi để cụ thể một số câu hỏi của mình thì càng tốt. Nhiều câu mình viết rất chung chung, nhất là về phần ứng dụng.

Chương I: Rượu – Phenol – Amin


Bài 1: Nhóm chức.

1. Định nghĩa nhóm chức?

Bài 2: Đồng đẳng rượu etylic

2. Quy tắc gọi tên?
3. Định nghĩa bậc rượu?
4. Những rượu đồng đẳng nảo của etylic dạng lỏng? Những rượu đồng đẳng nào của etylic tan vô hạn trong nước?
5. Nặng hơn hay nhẹ hơn nước?
6. Định nghĩa liên kết hiđrô, điều kiện xảy ra liên kết hiđrô? 1,2 – đicloetylen có liên kết hiđrô hay không?
7. Công thức cấu tạo của Natri metylat?
8. Trong phản ứng giữa rượu với axit, khi nào rượu tách H, tách OH?
9. Quy tắc Zaixep?
10. Nêu cách làm sạch rỉ đồng?
11. Nêu ứng dụng của rượu metylic và etylic?

Bài 3: Phenol?

12. Định nghĩa phenol?
13. Nêu tính chất vật lí của phenol?
14. Phenol / Anilin có làm đổi màu quỳ tím hay không?
15. Nêu phương pháp điều chế phenol?
16. 2,4 – D là tên viết tắt của? Nêu công thức cấu tạo của axit picric, toluđin?
17. Ứng dụng của phenol?

Bài 4: Khái niệm về amin

18. Định nghĩa amin?
19. Dung dịch amin mạch hở làm đổi màu quỳ tím hay không?

Bài 5: Anilin +

20. Tính chất vật lí của anilin?
21. Chất nào trong những chất sau độc: phenol, anilin, metylic.
22. Nêu phương pháp điều chế anilin?
23. Ứng dụng anilin?

Chương II: Anđehit – Axit cacboxylic – Este


Bài 1: Anđehit fomic

24. Fomon là gì? Tính chất vật lí anđehit fomic?
25. Làm thế nào để điều chế đồng I oxit
26. Nêu cách điều chế phenolfomanđehit?
27. Để điều chế anđehit fomic từ rượu metylic cần dùng xúc tác là chất nào trong những chất sau: đồng, platin, bạc. Nhiệt độ phản ứng là bao nhiêu?
28. Ứng dụng anđehit fomic?

Bài 2: Dãy đồng đẳng của anđehit fomic

29. Các dạng (rắn, lỏng, khí) của đồng đằng fomic?

Bài 3: Dãy đồng đẳng của axit axetic +

30. Các dạng (rắn, lỏng, khí) của đồng đẳng axit axetic? Những chất nào của đồng đẳng axit axetic tan vô hạn trong nước?
31. Để tăng phản ứng este hoá cần?
32. Điều kiện thích hợp của phản ứng lên men giấm?
33. Phương pháp Pastơ và Sutxenbac, phương pháp nào có hiệu suất cao hơn?
34. Phương pháp trưng gỗ tiến hành ở nhiệt độ bao nhiêu?
35. Sau khi tiến hành trưng gỗ, sản phẩm thu được gồm những chất nào? Làm thế nào để tách axit axetic từ hỗn hợp lỏng?
36. Nêu các phản ứng (chú ý xúc tác) điều chế axit axetic từ axetilen? Phản ứng (1), (2) xảy ra ở tháp nào? Sắp xếp thứ tự và nêu tác dụng các tháp: rửa, chưng cất, hợp nước, oxi hoá?
37. Dấm ăn có nồng độ axit axetic là bao nhiêu?
38. Ứng dụng của axit axetic?

Bài 4: Khái niệm về axit cacboxylic không no đơn chức

39. Nêu công thức cấu tạo của axit acrylic, axit metacrylic, axit oleic, axit linoleic, axit steric.

Bài 5: Mỗi liên quan giữa hiđrocacbon, rượu, anđehit và axit cacboxylic.


Bài 6: Este.

40. Este nào có mùi: táo, chuối chín, dứa chín?
41. Tính chất vật lí este của axit cacboxylic? Nặng hơn hay nhẹ hơn nước?
42. Ứng dụng của este?

Chương III: Glixerin – Lipit


Bài 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ có nhiều nhóm chức:
43. Công thức cấu tạo của axit ađipic, hexametylenđiamin, axit aminoaxetic (tên khác là?), glucozơ?

Bài 2: Glixerin *vị ngọt*

44. Tính chất vật lí của glixerin?
45. Nitroglixerin là, viết phản ứng điều chế (chú ý điều kiện phản ứng)?
46. Để điều chế glixerin từ propilen cần qua mấy phản ứng? Nếu các phản ứng đó?
47. Ứng dụng của glixerin?

Bài 3: Lipit (chất béo)

48. Công thức cấu tạo của lipit?
49. Tính chất vật lí của lipit động vật, thực vật? Tại sao chúng lại có dạng (rắn, lỏng, khí) đó? Nhẹ hơn hay nặng hơn nước?
50. Làm thế nào để chuyển lipit lỏng thành rắn?
51. Sắp xếp mức năng lượng cung cấp cho cơ thể từ 1 gam các chất sau theo thứ thự giảm dần: đạm, bột, béo?

Bài 4: Khái niệm về xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp?

52. Định nghĩa xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp?
53. Nêu công thức cấu tạo của axit đođexylbenzensunfonic?
54. Để giặt quần áo mà nước bị cứng thì người ta dùng xà phòng hay chất tẩy rửa tổng hợp? Tại sao?
55. Trong nấu xà phòng, làm cách nào để tách xà phòng khỏi hỗn hợp nước và glixerin?

Chương IV: Gluxit


Bài 1: Glucozơ *vị ngọt* +

56. Định nghĩa, phân loại gluxit? Nêu công thức phẩn tử chung của các loại gluxit?
57. Nồng độ glucozơ trong mật ong, máu người là?
58. Tính chất vật lí của glucozơ? Sắp xếp độ ngọt các chất sau theo thứ tự tăng dần: glucozơ, fructozơ, đường mía?
59. Công thức cấu tạo của α – glucozơ, β – glucozơ?
60. Trong dung dịch tồn tại các dạng nào của glucozơ? Thẳng, hở hay cả hai?
61. Công thức cấu tạo của axit gluconic, axit glutamic, rượu sorbit?
62. Ứng dụng và cách điều chế glucozơ?
63. Nồng độ fructozơ trong mật ong?

Bài 2: Saccarozơ *vị ngọt*

64. Saccarozơ có nhiều nhất ở trong?
65. Tính chất vật lí của saccarozơ?
66. Công thức cấu tạo của saccarozơ, nguyên tử C nào liên kết với nhau giữa hai vòng trong CTCT đó?
67. Ứng dụng saccarozơ?
68. Sản xuất đường saccarozơ từ mía qua mấy giai đoạn chính? Các giai đoạn đó là?
69. Làm thế nào để tách axit hữu cơ và protit có trong mía? Để tẩy màu nước đường người ta dùng chất nào? Rỉ đường là gì, dùng để làm gì?
70. Công thức cấu tạo của mantozơ, nguyên tử C nào liên kết với nhau giữa hai vòng trong CTCT đó?
71. Phản ứng tráng gương xảy ra ở đâu trong CTCT của mantozơ?
72. Nêu cách điều chế mantozơ?

Bài 3: Tinh bột.

73. Trong các thực phẩm sau, thực phẩm nào chứa nhiều tinh bột nhất: gạo, mì, khoai lang, ngô?
74. Tính chất vật lí của tinh bột? Hồ tinh bột là gì?
75. Công thức cấu tạo của tinh bột?
76. Glicogen là gì?

Bài 4: Xenlulozơ

77. Thành phần phần trăm xenlulozơ trong bông; sợi đay, gai, tre, nứa… gỗ?
78. Xenlulozơ tan trong những dung dịch nào sau đây: nước; các chất hữu cơ như ete, rượu, benzen…; nước svayde (là gi?)
79. Công thức cấu tạo của xenlulozơ?
80. Thuốc súng không khói tạo từ nguyên liệu tự nhiên là?
81. Nếu cách điều chế tơ visco? Tơ axetat được điều chế từ? Ứng dụng tơ axetat?


Chương V: Aminoaxit và Protit


Bài 1: Aminoaxit *vị ngọt*

82. Định nghĩa aminoaxit?
83. Công thức cấu tạo của glixin, glicocol, alanin, axit glutamic, mì chính?
84. Tính chất vật lí aminoaxit?
85. Ứng dụng aminoaxit?

Bài 2: Protit

86. Thành phần hoá học chung của Protit? Cadein, hemoglobin có ở đâu?
87. Anbumin là gì? Nêu các phản ứng màu đặc trứng của protit?
88. Sản phẩm cuối cùng của sự ôxi hoá aminoaxit trong cơ thể là?

Chương VI: Hợp chất cao phân tử và vật liệu Polime


Bài 1: Khái niệm chung

89. Định nghĩa polime?
90. Cấu trúc của polime?
91. Tính chất vật lí của polime?
92. Công thức cấu tạo một số polime: teflon, PE, polistiren, PVC, polimetyl metacrylat, bakelit?
93. Monome và mắt xích có phải là một hay không?

Bài 2: Chất dẻo

94. Định nghĩa chất dẻo?
95. Thành phần chất dẻo? Tác dụng mỗi thành phần?
96. Trong các polime sau, polime nào có mạch không gian: PE, PVC, polistiren, polimetyl metacrylat, bakelit?

Bài 3: Tơ tổng hợp

97. Định nghĩa, phân loại tơ?
98. Đặc điểm cấu tạo của tơ?
99. Nêu các chất dùng để điều chế nilon, capron, enăng?
100. Tính chất và ứng dụng của tơ poliamit?






Chương VII: Đại cương về kim loại


Bài 1: Vị trí của kim loại trong hệ thống tuần hoàn. Cấu tạo của kim loại.

1. Số electron lớp ngoài cùng của kim loại thường là?
2. So với các phi kim trong cùng chu kì, bán kính và điện tích của kim loại như thế nào?
3. Nêu cấu tạo và đặc điểm của tinh thể kim loại?
4. Nếu cấu trúc hình học không gian của: kim loại kiềm, các kim loại phân nhóm chính nhóm II, Al, Pb, Ni, Fe, Cr, Zn, Cd, Cu, Ag, Au
5. Kim loại nào ở dạng hơi tồn tại dưới dạng phân tử?

Bài 2: Tính chất vật lí của kim loại.

6. Nêu 5 kim loại có dẻo nhất / dẫn điện / dẫn nhiệt tốt nhất theo thứ tự giảm dần.
7. Điều gì gây ra tính chất vật lí chung của kim loại?
8. Điều gì gây ra tính chất vật lí riêng của kim loại?
9. Thế nào là kim loại năng, kim loại nhẹ?
10. Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất; độ cứng cao nhất, thấp nhất.

Bài 3: Tính chất hoá học chung của kim loại.

11. Dung dịch axit nitric và axit sunfuric có thể tác dụng với các kim loại nào?

Bài 4: Dãy điện hoá của kim loại

12. Định nghĩa cặp oxi hoá khử?
13. Dãy điện hoá được sắp xếp như thế nào? Có phải cứ chất oxi hoá gặp chất khử thì xảy ra phản ứng không?

Bài 5: Hợp kim

14. Định nghĩa hợp kim?
15. Thế nào là tinh thể hỗn hợp, tinh thể dung dịch rắn và tinh thể hợp chất hoá học? Khi nào tạo ra tinh thể đó?
16. Phân loại các hợp kim sau vào tinh thể trên: Ag-Au, Fe-Mn, Mg2Pb, Cd-Bi, AuZn, Al4C3, Sn-Pb, Fe3C?
17. Loại liên kết trong các mạng tinh thể trên?
18. Nếu tính chất của hợp kim? So với kim loại, tính dẫn điện, nhiệt, cứng, giòn và nhiệt độ nóng chảy của hợp kim như thế nào?
19. Nếu thành phần chủ yếu của các hợp kim sau: thiếc hàn, may so, manganin, pobedit, stelit, đuyra, silium, almelec, electron?
20. Ứng dụng hợp kim?

Bài 6: Ăn mòn kim loại.

21. Định nghĩa sự ăn mòn kim loại?
22. Thế nào là ăn mòn hoá học? Ăn mòn hoá học xảy ra nhanh hơn khi….?
23. Thế nào là ăn mòn điện hoá? Quá trình khử, oxi hoá xảy ra ở cực?
24. Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá?
25. Nêu cách chống ăn mòn?

Bài 7: Điều chế kim loại

26. Phương pháp thuỷ luyện, nhiệt luyện áp dụng với các kim loại như thế nào?


Chương VIII: Kim loại phân nhóm chính nhóm I, II, III


Bài 1: Kim loại kiềm

27. Nêu tính chất vật lí của kim loại kiềm? Nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng của kim loại kiềm nào cao nhất, thấp nhất?
28. Mạng tinh thể của kim loại kiềm.
29. Công thức cấu tạo quặng: sinvilit, cacnalit? Làm thế nào để tách cách chất trong hai loại quặng này?
30. Trong thiết bị điện phân nóng chảy NaCl, catôt, anôt làm bằng … ?

Bài 2: Một số hợp chất quan trọng của natri

31. Tính chất vật lí của natri hiđroxit? Nhiệt độ nóng chảy?
32. Ứng dụng của natri hiđroxit?
33. Khi điện phân dung dịch muối NaCl, catôt, anôt làm bằng…?
34. Làm thế nào để tách NaCl và NaOH ra khỏi sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch natri clorua?
35. Tính chất vật lí của NaCl? Nhiệt độ nóng chảy?
36. Tính chất vật lí của Natri cacbonat? Nhiệt độ nóng chảy? Ở nhiệt độ thường, natri cacbonat ngậm mấy nước? Natri cacbonat và natri hiđro cacbonat chất nào tan nhiều trong nước hơn?
37. Ứng dụng của natri cacbonat?
38. Trình bày phương pháp Solvay?
39. Làm thế nào để nhận biết các hợp chất kim loại kiềm?

Bài 3: Kim loại phân nhóm chính nhóm II

40. Tính chất vật lí của kim loại phân nhóm chính nhóm II? Chất nào có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao nhất?
41. Mạng tinh thể của các kim loại phân nhóm chính nhóm II
42. Kim loại kiềm thổ là những kim loại…?
43. Nêu ứng dụng một số kim loại phân nhóm chính nhóm II

Bài 4: Một số hợp chất quan trọng của canxi

44. Tính chất vật lí của CaO? Nhiệt độ nóng chảy?
45. Ở nhiệt độ bao nhiêu canxi cacbonat bị phân huỷ hoàn toàn.
46. Một lít nước ở 20’C hoà tan được…. canxi hiđroxit?
47. Nếu một phương pháp khác điện phân để điều chế natri hiđroxit trong công nghiệp.
48. Tính chất vật lí của canxi cacbonat? Một lít nước ở 20’C hoà tan được… canxi cacbonat?
49. Nêu phản ứng tạo thạch nhủ?
50. Thạch cao có bao nhiêu loại? Là những loại nào, tạo ra như thế nào?

Bài 5: Nước cứng

51. Định nghĩa nước cứng? Thế nào là nước cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần?
52. Tác hại của nước cứng?
53. Nêu cách làm mềm nước?

Bài 6: Nhôm

54. Bán kinh nguyên tử nhôm? Bán kính nguyên tử magie?
55. Tính chất vật lí của nhôm? Khối lượng riêng? Nhiệt độ nóng chảy? Một lá nhôm có thể dát mỏng ? (vàng thì sao?)
56. Mạng tinh thể của nhôm là? Kể tên một số chất có cùng mạng tinh thể đó?
57. Để chuyên chở các dung dịch axit nitric và sunfuric người ta dùng thùng làm bằng…?
58. Lớp nhôm oxit có độ mỏng không quá?
59. Ứng dụng của nhôm? Tecmit là gì? Khi cháy tecmit tạo ra nhiệt độ?

Bài 7: Hợp chất của nhôm

60. Tính chất vật lí của nhôm oxit? Nhiệt độ nóng chảy là?
61. Nêu một số tinh thể nhôm oxit khan và màu sắc của chúng? Ứng dụng của tinh thể này?
62. Tính chất vật lí của nhôm hiđroxit?
63. Axit meta aluminic là công thức cấu tạo là?
64. Công thức cấu tạo của phèn chua? Ứng dụng của phèn chủa?
65. Ứng dụng của nhôm clorua?

Bài 8: Một số hợp kim quan trọng của nhôm.

66. Thành phần của hợp kim đuyra? Khối lượng riêng của đuyra? So với nhôm, độ bền của đuyra là?
67. Thành phần chính của silumin?
68. Thành phần chính của almelec?
69. Thành phần chính của electron. Khối lượng riêng của electron?
70. Hợp kim nào của nhôm dùng để đúc bộ phận máy móc/ dây cáp dẫn điện/ chế tạo tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo/ chế tạo ôtô, máy bay…?

Bài 9: Sản xuất nhôm

71. Công thức hoá học một số quặng của nhôm: đất sét, mica, criolit, boxit?
72. Nguyên liệu để sản xuất nhôm là?
73. Ở nhiệt độ bao nhiêu nhôm hiđroxit bị phân huỷ thành nhôm oxit?
74. Để lạo bỏ tạp chất trong nhôm oxit người ta dùng…?
75. Trong sản xuất nhôm trong công nghiệp, dùng criolit có thể hạ nhiệt độ nóng chảy từ… xuống…? Cực nào trong thiết bị có thể chuyển động được? Tại sao lại phải chuyển động như vậy?

Vô cơ


Chương IX: Sắt


Bài 1: Vị trí. Cấu tạo. Tính chất của sắt

76. Bán kính nguyên tử của sắt là?
77. Nhiệt độ nóng chảy của sắt? Khối lượng riêng?

Bài 2: Hợp chất của sắt

78. Trong phản ứng với nước, ở nhiệt độ bao nhiêu tạo: sắt từ, sắt oxit, sắt III oxit?
79. Ở nhiệt độ thường, sắt II clorua, sắt II sunfat ngậm mấy nước?
80. Sắt III oxit, và sắt III hiđroxit có tính lưỡng tính hay không?

Bài 3: Hợp kim sắt

81. Giới hạn thành phần trong gang?
82. Đặc tính gang trắng, gang xám? Gang nào để luyện thép, gang nào dùng để đúc?
83. Giới hạn C trong thép? Thế nào là thép cứng, thép mềm?
84. Thép nào dùng để chế tạo vòng bi, vỏ xe bọc thép/ dụng cụ cắt gọt kim loại/ lò xo, nhíp ô tô…/ thanh ray vát nhọn, máy nghiền đá…

Bài 4: Sản xuất gang

85. Sắt chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng vỏ trái đất?
86. Một số quặng sắt trong tự nhiên? Quặng nào có giá trị sản xuất gang?
87. Nguyên liệu sản xuất gang? Quặng sắt dùng sản xuất gang phải thoả mãn điều kiện gì?
88. Tỉ khối của sỉ trong sản xuất gang?
89. Nguyên tắc sản xuất gang?
90. Nếu nhiệt độ cùng phản ứng xảy ra ở thân lò, bụng lò, phễu lò?
91. Tỉ khối của gang nó chảy là?

Bài 5: Sản xuất thép

92. Nguyên liệu sản xuất thép.
93. Thứ tự phản ứng oxi hoá khử xảy ra trong phản ứng tạo thép.
94. Để khử ion sắt trong FeO và gia tăng một lượng C như ý muốn người ta thêm vào lò chất gì trước khi kết thúc quá trình luyện thép?
95. Sỉ thép là?
96. Phương pháp luyện thép nào:
Ít tốn thời gian, thiết bị đơn giản?
Không cần nhiên liệu?
Thép có chất lượng cao nhất?
Khối lượng mỗi mẻ thấp nhất/ cao nhất?
Để luyện thép đặc biệt?

Bài 6: Khái quát về các nguyên tố kim loại phân nhóm phụ nhóm VIII

97. Kim loại nào chu kì IV, V, VI?
98. Theo chiều tăng của số hiệu nguyên tử, nhóm nào có bán kính giảm dần, tăng dần?
99. Nhìn chung số oxi hoá biển đổi từ… đến…? Nguyên tố nào đạt số oxi hoá cực đại?
100. Họ sắt gồm? Họ platin gồm? Đặc tính của mỗi họ?


Mình bị lỗi, không cách nào cho chữ đậm nhạt được. Nếu admin có thể chỉnh dùm bài viết, cho đậm và to tên mục của mỗi bài thì hay quá ^^
 
V

visaosang

Mình vừa đọc lướt qua bài của bạn, có vài chỗ mình muốn góp ý thêm:
Hóa Hữu Cơ :
Chương I: Bài Ancol : Cách điều chế các ancol & dặc biệt là các ancol thông dụng.
Chương II : Bài Andehit : Danh pháp & cách điều chế andehit
Bài Axit Cacboxylic no : TCVL nhiệt độ sôi của axit cao hơn của rượu....
Bài Axit Cacboxylic ko no : TCHH gồm có tính axit & tính chất của hidrocacbon ko no
Chương IV : Bài Glucozo : Glucozo vừa có tính chất của rượu đa chức, vừa có tính chất của andehit.
Chương V : Bài Amino Axit : Cách gọi tên & các aminoaxit thông dụng
Tính chất lưỡng tính của aminoaxit
Chương VI : Bài Khái niệm chung : Các phương pháp tổng hợp polime : trùng hợp & trùng ngưng.
Hóa Vô Cơ :
Về phần kim loại thì mình thấy bạn làm khá là đầy đủ rồi, mình chi lưu ý thêm một số phần đã học từ những năm 10,11:
1, Sự điện ly
2, Độ ph
3, Tính chất hóa học của nhóm VI A, VII A
4, Tính chất vật lý & hóa học của Axit sunfuric, nitric, photphoric, clohidric
5, Bảng HTTH của Mendeleev
Có gì còn thiếu bạ cứ bổ sung nghe
 
N

neos

Các bạn post bổ sung dưới dạng câu hỏi cụ thể nhá... Càng cụ thể càng tốt. Sẽ dễ học hơn. Ví dụ:
Hỏi chất có khối lượng phân tử <32, dùng làm chất ngâm xác động vật?
sẽ dễ học hơn chỉ chung chung:
Ứng dụng của andehit fomic

To visaosang: Mình mới thống kê sách giáo khoa lớp 12. Mấy cái kia hợi ngại, chưa làm.
 
M

missyou19

sao SGK^_^

Ông này chơi ác ghê đau cả đầu mới đọc 1 nửa ác thật , sau post ít 1 thui nhé bạn ui :p
 
M

missyou19

Re: sao SGK^_^

Trời đất oi bức thế này mà đọc hết chắc tui chết mất ông bạn ui :(
 
K

kathydp1110

chà in rA rồi ngồi đọc ,người ta đã có công rồi mà còn ... Thanks ne.. nhé
 
N

neos

xem lại đúng là hơi dài :p
Các bạn in ra giấy xem từ từ vậy. Nhưng mình nghĩ học hết chỗ này là coi như xong SGK, không phải lăn tăn gì mấy câu lí thuyết kiểu... dớ nữa ^^
 
S

songlacquan

neos có chung ý tưởng với tui đó
nhưng mà khác ở chỗ là tui chưa làm hết quyển sgk với lại chưa post lên đây thoai..
 
N

neos

thực ra cũng kô chắt lọc rì đâu.... :D
Đọc sách giáo khoa rồi viết ra chơi thui, các bạn bổ sung nhá ^^
 
P

phata4u

Việc biên soạn và ngồi đọc lại mấy cái này là chuyện của 5,6 tháng trước rồi bạn à
 
N

nhomaib2

theo tui thi` cứ SGK SGK mà học cần ji` phai? thế làm ji`(tất nhiên thì thế cũng được khẳng định là 1 ng` chăm chỉ đấy chứ còn tui thi chịu)
 
O

onlyloveone

Những câu neos soạn ra không phải là kiến thức cơ bản SGK, mà là những câu hỏi mà khi thi nếu cho vào thì dễ mất điểm. Những ai học khá chắc lí thuyết Hóa SGK rồi thì hẵng tham khảo, còn ko tẩu hỏa nhập ma đấy.
Đó là thiển ý của tớ, có gì sai xin bỏ quá cho.
 
Top Bottom