Chỉ ra biện pháp tu từ và hiệu quả biện pháp tu từ đó

M

m.thao96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ ra biện pháp tu từ và hiệu quả biện pháp tu từ đó:


a) Người nách thước kẻ tay đao
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi

b) Đầu xanh có tội tình gì
má hồng đến qúa nửa thì chưa thôi

c) Chao ôi! Trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng

d) Bạn đã đọc truyện ngắn của Hê MInh Uê chưa?
 
Last edited by a moderator:
L

leemin_28

c. “ Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng’’.
Tâm trạng vui mừng của nhà văn khi gặp lại sông Đà được diễn tả qua cách nói ví von độc đáo. Cái lạ, cái hay lại được biểu hiện ở vế B với những động từ “ thấy nắng giòn tan ”, “ nối lại chiêm bao ”. Nguyễn Tuân có cách liên tưởng độc đáo và có chiều sâu. Động từ “ thấy ” ở vế B đã được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Thấy là từ chỉ hoạt động của thi giác, cảm giác thị giác đã đem đến hình ảnh của nắng, đồng thời nhà văn đã kết hợp với tính từ giòn tan tạo nên cảm giác của vị giác. Sự kết hợp giữa cảm giác của thị giác và vị giác đã giúp người đọc hình dung đầy đủ màu sắc, âm thanh và cả tính chất của nắng. Sự kết hợp ấy cũng diễn tả tâm trạng vui sướng của nhà văn sau bao nhiêu ngày xa cách nay gặp lại sông Đà. Không chỉ có vậy mà cảm xúc của nhà văn còn liên tưởng tới một hành động thú vị “ vui như nối lại chiêm bao đứt quãng ”. Phép so sánh diễn tả cảm giác ngỡ ngàng, niền vui bất ngờ của nhà văn khi gặp lại con sông. Phải là người gắn bó với sông Đà đến mức nào thì mới có cảm giác và tâm trạng như vậy khi gặp lại con sông.
ST
 
  • Like
Reactions: 0982119294
Top Bottom