Văn 9 Chị em Thúy Kiều

Hạ Di

Cây bút triển vọng 2017
Thành viên
16 Tháng mười 2017
729
871
174
20
Bình Định
THCS Trần Hưng Đạo

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,422
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
So sánh bức chân dung của Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích chị em Thúy Kiều.

Truyện Kiều là tác phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du. Đây là một viên ngọc vô cùng quý giá trong kho tàng văn học dân tộc Việt Nam. Truyện Kiều vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị nội dung sâu sắc. Với bút pháp miêu tả tài tình trong đoạn trích Chị em. Thuý Kiều, tác giả đã tạo nên chân dung Thuý Vân, Thuý Kiều vừa đa dạng vừa sinh động. Thuý Kiều, Thuý Vân hiện lên là những thiếu nữ đẹp, mỗi người lại có vẻ đẹp riêng.
Chân dung Thúy Vân được Nguyễn Du vẽ lên trong bốn câu thơ: Vân xem trang trọng khác vời. Câu thơ này đả gợi ra vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân. Còn trong ba câu còn lại, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vàn bằng các hình ảnh ước lệ: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Câu thơ đã miêu tả khuôn mặt của Thuý Vân. Nàng có khuôn mặt tròn như mặt trăng, lông mày rậm, cong như con ngài. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang câu thơ này lại diễn tả sự đoan trang của Thuý Vân, nàng cười tươi như hoa, tiếng nói trong đẹp như ngọc. Và ta càng thấy Thuý Vân đẹp hơn trong câu thơ cuối: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Tóc Vân đẹp hơn mây, da trắng hơn tuyết. Nguyễn Du đã rất tài tình khi lấy hình ảnh của thiên nhiên như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để miêu tả cái đẹp của Thuý Vân. Ta tưởng như Thuý Vân có vẻ đẹp được kết hợp từ những cái đẹp, cái cao quý của thiên nhiên. Nhưng Nguyễn Du còn tài tình hơn khi qua những vẻ đẹp ấy, ông bộc lộ được tính cách của Thuý Vân. Nàng là người cao sang mà phúc hậu, lại vô cùng đoan trang và có phần trang nghiêm, đứng đắn. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thuý Vân được hiện lên cả vẻ đẹp lẫn tính cách.
Và Nguyễn Du còn tài tình hơn nữa khi khắc hoạ được chân dung của Thuý Kiều. Thuý Kiều cũng đẹp nhưng cái đẹp của nàng gây ấn tượng mạnh hơn và khác xa cái đẹp của Thuý Vân: Kiều càng sắc sảo mặn mà. Nét đẹp của Kiều là vẻ đẹp đằm thắm mặn mà, sắc sảo, quyến rũ chứ không phải là vẻ đẹp phúc hậu như Thuý Vân. Để tả Kiều, Nguyễn Du đã đi sâu vào tả đôi mắt của Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn. Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi lông mày cong, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy Nguyễn Du khắc hoạ đôi mắt Kiều chính là cho thấy cái mặn mà, sắc sảo trong tâm hồn Kiều, cái tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân không gây nên sự đố kị thì cái đẹp của Thuý Kiều lại khiến hoa ghen, liễu hờn, cái đẹp ấy làm nghiêng nước nghiêng thành. Qua sự miêu tả của Nguyễn Du, Kiều quả thật rất đẹp, nhưng nàng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn đẹp ở cái tài bên trong, cầm, kì, thi, hoạ những chuẩn mực tài năng lí tưởng của xã hội xưa đều hội tụ ở Kiều. Nàng giỏi làm thơ, thông thạo vẽ tranh, âm vực, nhạc lí và đặc biệt giỏi chơi đàn. Nàng còn có tài sáng tác nhạc. Bản nhạc Bạc mệnh do nàng sáng tác khiến ai nghe cũng buồn não lòng. Bản nhạc này chính là tiếng lòng từ trái tim đa sầu đa cảm của Kiều. Nguyễn Du đã gợi tả cả sắc, tài, tình của Kiều. Nàng Kiều quả là người vẹn toàn cả tài và sắc.
Tất cả những vẻ đẹp đó của Thuý Vân, Thuý Kiều được hiện lên thật sinh động chỉ qua những hình ảnh ước lệ. Hình ảnh ước lệ đã bộc lộ được cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn tính cách của Thuý Vân Nó còn cho thấy vẻ đẹp, cái mặn mà đằm thắm trong tâm hồn, cái tinh anh trong trí tuệ, tài năng của Kiều.
Hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân hiện lên với mỗi người một vẻ. Nếu như Thuý Vân mang vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, cao sang thì Kiều lại có vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sắc sảo, mặn mà, vẻ đẹp được kết hợp giữa cả tài lẫn sắc. Dù là hai chị em nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân rất khác nhau, báo hiệu số phận cũng khác nhau của hai người.
nguồn : sưu tầm
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
1/So sánh bức chân dung của Thúy Kiều và Thúy Vân trong đoạn trích chị em Thúy Kiều.
(Cho em dàn ý về 2 bài văn đó với ạ)
* Chân dung Thúy Vân, Thúy Kiều:
a. Giới thiệu khái quát nhân vật:
- Trước hết, Nguyễn Du giới thiệu chung về hai chị em trong gia đình, lời giời thiệu cổ điển, trang trọng rằng họ là “tố nga”, đẹp và trong sáng:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

- Tiếp đến, tác giả miêu tả chung vẻ đẹp của hai chị em trong một nhận xét mang tính chất lí tưởng hóa, tuyệt đối hóa ( đẹp một cách hoàn thiện):
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

+ Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai; tâm hồn trắng trong như tuyết. => Đó là vẻ đẹp hài hòa đến độ hoàn mĩ cả hình thức lẫn tâm hồn, cả dung nhan và đức hạnh.
+ Hai chị em đều tuyệt đẹp, không tì vết “mười phân vẹn mười”, song mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau “mỗi người một vẻ”.
-> Bốn câu thơ đầu là bức tranh nền để từ đó tác giả dẫn người đọc lần lượt chiêm ngưỡng sắc đẹp của từng người.
b. Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân:
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
-> Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách thì đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
-> Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Cũng là hương sắc của tạo hóa, báu vật của nhân gian. -> Dự báo về một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
c. Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:
* Sắc:

- Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ: “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; hàng lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt – cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ.
- Vẻ đẹp của Kiều khiến “hoa ghen”, “liễu hờn”, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy; tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người. Vẻ đẹp ấy như tiềm ẩn phẩm chất bên trong cao quý – tài và tình rất đặc biệt của nàng.
* Tài:
- Trí tuệ thông minh tuyệt đối
- Kiều là người con gái đa tài mà tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa.
- Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả. Nàng đã soạn riêng một khúc bạc mênh mà ai nghe cũng não lòng. Khúc nhạc thể hiện tâm hồn,tài năng, trái tim đa sầu đa cảm.
=> Chân dung Thúy Kiều mang tính cách số phận. Ngòi bút Nguyễn Du nhuốm màu định mệnh. Sắc đẹp và tài năng của Kiều nổi trội quá mà thiên nhiên, tạo hóa thì:
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

-> Cuộc đời của nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ.
d. Nhận xét chung về cuộc sống hai chị em Thúy Kiều.
- Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà còn đức hạnh khuôn phép. Dù đã đến tuổi “cài trâm, búi tóc” nhưng hai chị em vẫn giữ gìn nề nếp, gia phong :
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

#Học văn lớp 9.
2/Phân tích cảm hứng nhân văn của đoạn trích chị em Thúy Kiều.
(Cho em dàn ý về 2 bài văn đó với ạ)
I. Mở bài:
Trong bài thơ” Kinh gửi cụ Nguyễn Du”, nhà thơ Tố Hữu bồi hồi xúc động cất lên:
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru năm nào
Đã hơn 200 năm trôi qua, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã trở thành “tiếng mẹ ru”, thành lời của non nước trong lòng hàng triệu độc giả yêu thơ. Sức hấp dẫn của kệt tác “Truyện Kiều” không chỉ bởi những thành công đặc sắc về nghệ thuật mà còn bởi tấm lòng nhân đạo cao cả của đại thi hào Nguyễn Du. Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, ta sẽ cảm nhận được điều đó.

II. Thân bài:
Ý 1: Giải thích sơ lược cảm hứng nhân văn là gì?
- Lịch sử vấn đề (là một trong hai nguồn cảm hứng lớn dân tộc: yêu nước và nhân đạo)
- Bản chất vấn đề: nhân văn là gì?
- Ý nghĩa vấn đề: nhân đạo có ý nghĩa gì?

Ý 2: Chứng minh các biểu hiện của cảm hứng nhân văn trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
a) Trước hết là thái độ ngợi ca, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp con người (vẻ đẹp ngoại hình, nội tâm, tài năng)
b) Thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng cho số phận của nhân vật. Bộc lộ qua những dự cảm của tác giả về cuộc đời và số phận của Thúy Kiều:
- Có sự hội tụ vẻ đẹp sắc – tài – tình. Quan niệm “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đối” của người xưa luôn ám ảnh trong tâm trí Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều. Nhà thơ nhiều lần nói về chữ “tài” với những niềm trăn trở khôn nguôi:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Hay:
Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen
Sự hội tụ tài năng của Thúy Kiều và cẻ đẹp sắc sảo của nàng khiến trời đất phải lên tiếng, thiên nhiên không còn nhường đường sẻ lối cho Thúy Kiều như cách nhìn ưu ái của Thúy Vân, ngược lại thiên nhiên đã dậy sóng, đã ghen tị với vẻ đẹp của Thúy Kiều. “Hoa” đã nổi “ghen”. “liễu” đã nổi “hờn” trước vẻ đẹp của nàng. Điều đó khiến trái tim Nguyễn Du không thể không thao thức để bộc lộ sự quan tâm lo lắng cho nhân vật…​

III. Kết bài: Khẳng định vấn đề.
 

Crabber Trần

Học sinh mới
Thành viên
25 Tháng tám 2018
6
4
6
20
TP Hồ Chí Minh
Trần Đại Nghĩa
So sánh đầy đủ của Thuý Kiều và Thuý Vân.
 

Attachments

  • IMG_1858.JPG
    IMG_1858.JPG
    119 KB · Đọc: 201
  • IMG_1860.JPG
    IMG_1860.JPG
    114.9 KB · Đọc: 154
  • IMG_1862.JPG
    IMG_1862.JPG
    87.2 KB · Đọc: 106
  • IMG_1864.JPG
    IMG_1864.JPG
    88.8 KB · Đọc: 119
Top Bottom