Sử 10 chế độ phong kiến phương đông và phương tây

H

hien241199

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
trình bày những điểm giống và khác nhau cơ bản về quá trình hình thành, phát triển và suy vong của chế độ phong kiến phương đông và phương tây
Những điểm giống nhau :
- Cơ sở hình thành:
Tuân theo quy luật chung đó là do sự hình thành các mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hòa được dẫn đến sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nước.
Sự xuất hiện đồ kim loại đã tạo một bước biến chuyển lớn về công cụ sản xuất lao động, làm cơ sở tiền đề cho sự phát triển của nghề chăn nuôi và công nghiệp, của thủ công nghiệp và thương nghiệp. Công cụ lao động kim loại, đặc biệt là sắt đã giúp con người gia tăng sản phẩm sản xuất, từ đó kích thích chăn nuôi, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển. Khi sản phẩm dư thừa, việc trao đổi giữa các bộ lạc cũng hình thành và phát triển, từ đó tạo nên nền thương nghiệp cũng hình thành và phát triển.
Tiếp đó là sự biến chuyển từ chế độ công xã thị tộc mẫu hệ sang chế độ công xã thị tộc phụ hệ. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề lao động, vai trò của người đàn ông ngày càng quan trọng hơn và vì thế tạo nên sự biến chuyển giữa hai chế độ này. Đồng thời, chế độ hôn nhân đối mẫu đã chuyển sang chế độ gia đình một vợ một chồng. Quá trình hình thành gia đình một vợ một chồng lại gắn liền với quá trinh phát sinh chế độ tư hữu, với quá trình phân hóa xã hội thành giai cấp.
Thứ ba là sự xuất hiện chế độ tư hữu và phát sinh chế độ nô lệ. Năng suất lao động tăng làm xuất hiện của cải dư thừa, do đó nảy sinh hiện tượng người bóc lột người tức là chiếm đoạt số sản phẩm thẳng dư do người khác làm ra kia, hình thành chế độ tư hữu. Từ đó, người ta bắt đầu nghĩ đến cách bóc lột sức lao động của những từ binh chiến tranh, biến họ thành nô lệ và kéo theo sự xuất hiện của chế độ nô lệ.
Cuối cùng là sự hình thành xã hội có giai cấp – sự xuất hiện nhà nước. Sự tích lũy của cải tư hữu ngày càng nhiều dẫn đến sự chênh lệch về tài sản và địa vị xã hội giữa các gia đình phụ hệ trong cùng thị tộc hay giữa các thị tộc với nhau, dần dần phân hóa thành tầng lớp người giàu và người ngèo. Giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn giai cấp cũng phát sinh và không ngừng phát triển một cách sâu sắc. Đến thời điểm mâu thuẫn giai cấp đạt đến đỉnh điểm mà chế độ công xã nguyên thủy không thể giải quyết được nữa, chế độ này tan ra và quyền lực rơi vào tầng lớp giàu có. Tầng lớp này đã đặt ra một bộ máy để làm công cụ thống trị tầng lớp dân nghèo và nô lệ. Nhà nước ra đời và để củng cố bộ máy nhà nước này là một loạt các quy tắc do tầng lớp thống trị đặt ra, từ đó hình thành pháp luật.
Kinh tế:
Kinh tế nông nghiệp là chính, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất. Lực lượng sản xuất chính là nông dân. Đặc điểm cơ bản là tự cung tự cấp.
Xã hội:
Tất cả ruộng đất, con người đều là của cải và thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Hai giai cấp cơ bản và cũng chính là mâu thuẫn cơ bản là chủ đất và nông dân làm thuê. Phân chia đẳng cấp là đặc điểm tiêu biểu.
Chính trị:
Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân. Chế độ chính trị, đi từ phân quyền đến tập quyền, đây là đỉnh tột cùng của chế độ phong kiến.
- Tư tưởng :
Có hai đều lấy tôn giáo làm cơ sở lý luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc: Khổng giáo; Ấn Độ: Hồi giáo; châu Âu: Thiên chúa giáo).
Sự khác biệt :
– Thời điểm ra đời:
Ở phương Đông
+ Nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây(Từ thế kỷ III trước CN đến khoảng thế kỷ X) do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.
Chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.
Ở phương Tây,
+ Chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên.
+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa.
Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:
Cơ sở kinh tế:

Ở phương Tây
+ Chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại.
+ Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.
+ Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa .
+ Thời kì cổ đại phát triển nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp hơn là nền kinh tế nông nghiệp.
+ Các nền văn minh phương Tây chủ yếu hình thành trên hai bán đảo lớn là bán đảo Ban-căng và bán đảo I-ta-li-a. Đây là nơi không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, nhưng vì sự kém phát triển của nền nông nghiệp đã thúc đẩy các nền văn minh phương Tây phải trao đổi lương thực, từ đó thuận lợi cho việc phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Ở phương Đông
+ Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
+ Thời kì cổ đại phát triển nền kinh tế nông nghiệp mang tính chất tự túc, tự cấp hơn là phát triển nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp.
+ Những nền văn minh phương Đông hình thành từ lưu vực những con sông lớn, lượng phù sa dồi dào và điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi là những tiền đề căn bản để hình thành nền văn minh nông nghiệp, từ đó tạo nên một nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Do tính tự cung tự cấp của nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế nên nền thương nghiệp chưa phát triển.
- Cơ sở xã hội:
+Lực lượng lao động khác nhau.
Các nền văn minh phương Đông cổ đại tồn tại khá tách biệt với thế giới bên ngoài, họ ít bị chịu tác động của các yếu tố ngoại lai, đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp mà xã hội phương Đông cổ đại tồn tại một cách dai dẳng chế độ công xã nông thôn. Do đó, lực lượng lao động chính để làm ra của cải vật chất là tầng lớp nông dân công xã. Nhà nước cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp:
Nông dân công xã: chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính làm ra sản phẩm cho xã hội.
Quý tộc quan lại: có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu là vua: nắm mọi quyền hành.
Nô lệ: thân phận hèn kém, phụ thuộc vào quý tộc.
Giai cấp thống trị : Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ.
Giai cấp bị trị : Nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ.
Ở phương Tây, nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, việc trao đổi hàng hóa cùng chiến tranh để giành được nhiều nguồn lợi tự nhiên là nguyên nhân tạo nên lực lượng lao động chính của phương Tây là tầng lớp nô lệ (mà đa phần là những tù binh chiến tranh).
Trong xã hội có 2 giai cấp cơ bản:
Chủ nô: có quyền lực, giàu có và bóc lột nô lệ. Họ chỉ hoạt động trong lĩnh vực chính trị, văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, sung túc.
Nô lệ: lực lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, bị đối xử tàn tệ và là tài sản riêng của chủ nô, bị xem như “công cụ biết nói”.
Giai cấp thống trị: Chủ nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền.
Giai cấp bị trị: Bình dân, nô lệ.
+ Mâu thuẫn xã hội khác nhau.
Từ sự khác nhau về lực lượng lao động chính mà mâu thuẫn giữa các giai tầng ở phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại khác nhau. Ở phương Đông cổ đại là mâu thuân giữa gia cấp thống trị (vua, quan, quý tộc) với giai cấp bị trị (nông dân công xã, nô lệ và thợ thủ công).
Ở phương Tây cổ đại, mâu thuẫn giai cấp phát sinh giữa tầng lớp chủ nô và nô lệ; ngoài ra còn có một giai cấp nữa là tầng lớp người dân tự do nghèo.
+ Cơ cấu xã hội khác nhau.
Ở phương Đông cổ đại, tầng lớp nông dân công xã chiếm phần lớn. Ở phương Tây cổ đại, tầng lớp nô lệ chiếm đa số.
Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm.
Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.
– Hình thức nhà nước:
Ở phương Tây
, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.
– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:
Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông
thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.
Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.
– Bản chất và chức năng Nhà nước:
Ở phương Đông cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Suy vong
Phương Đông: Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phươngTây.
Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.
Phương Tây :Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn (thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu). Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn. Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.
 
Top Bottom