Sử 11 Châu phi và khu vực Mĩ Latinh

Silver flame

Học sinh
Thành viên
10 Tháng ba 2020
59
69
46
19
Bắc Kạn
Trường THCS
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dựa vào các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Mỹ Latinh từ cuối thế kỉ XVIII và đưa ra nhận xét về phong trào này.
Em biết gì về chính sách "Cái gậy lớn" và chính sách "Đồng đô-la" của Mỹ đầu thế kỉ XX.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Em biết gì về chính sách "Cái gậy lớn" và chính sách "Đồng đô-la" của Mỹ đầu thế kỉ XX.
Từ cuối thế kỉ XIX, để gạt bỏ bỏ ảnh hưởng của các nước châu Âu khỏi khu vực Mĩ Latinh và thực hiện chủ trương “Châu Mĩ của người châu Mĩ”, các đời tổng thống Mĩ đã đưa ra nhiều chính sách, trong đó có chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”.
- Chính sách “Ngoại giao bằng đồng đô la”: Chính sách của Mĩ trong quan hệ đối ngoại, nhằm thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
- Chính sách “Cái gậy lớn” (còn được gọi là “Cái gậy lớn và củ cà rốt”): Chính sách đối ngoại của các nước đế quốc, đặc biệt là Mĩ dựa trên thế mạnh để bắt nạt các nước nhỏ, song lại tỏ ra “nhân đạo”, như hỗ trợ kinh tế, viện trợ đô la, giúp đỡ để mà ràng buộc chặt chẽ hơn. Đây là trò lừa bịp, che đậy dã tâm xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, bị nhân dân thế giới lên án.
Câu 2: Dựa vào các cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước khu vực Mỹ Latinh từ cuối thế kỉ XVIII và đưa ra nhận xét về phong trào này.
- Phong trào đấu tranh giành độc lập:
+ Cuối thế kỉ XVIII, ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh (1791) chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Tút-xanh Lu-véc-tuy-a. Đến năm 1803, cuộc đấu tranh kết thúc thắng lợi, Ha-i-ti thành nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Nam Mĩ. Thắng này đã cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh.
+ 20 năm đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt, các quốc gia độc lập ở Mĩ Latinh lần lượt hình thành như: Mê-hi-cô và Pê-ru (1821), Ác-hen-ti-na (1816), U-ru-goay (1828), Pa-ra-goay (1811), Bra-xin (1822), Co-lôm-bi-a và E-cu-a-đo (1830).
- Đầu thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi, quyết liệt. Kết quả hầu hết khu vực đã thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để trở thành quốc gia độc lập
- Sau khi giành độc lập, các nước Mĩ La-tinh đạt được những tiến bộ về kinh tế xã hội nhưng Mĩ lại âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau”.
+ Mĩ đã tuyên truyền học thuyết “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ)dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
+ Năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khỏi châu Mĩ.
 
Top Bottom