N
nightmare16


1. Người Nghệ đi chợ
- Cổ xu hào ni đang nấy hầy?
- Dạ ???
- Cổ xu hào ni đang nấy rứa ?
- Dạ???
- Cổ xu hào ni đang nấy ?
- Dạ , cô bảo gì cơ ?
- Bảo bảo cấy chi mà bảo . Tui hỏi cổ xu hào ni đang nấy?
- Dạ , vâng ạ… nhưng cô bảo cái gì cơ?
- Bảo trốc cha mi mà bảo, bán thì bán, không bán thì thôi tau sang chỗ khác tau mua .
Người Nghệ lẩm bâm :
-Tức thật. Đúng là đồ điếc…
Chuyện về gì hàng xóm những ngày đầu ra Hà nội, nghe gì kể lại mà cả xóm cười đau cả bụng .
Chiều nay, có một người Nghệ trẻ dừng xe lại trước hàng rau .
- Bó ni mấy rứa o hầy ?
Không thấy chị bán hàng nói chi cả. Chị cười thật tươi ,hóm hỉnh nhìn người Nghệ đang hỏi mình.
- Hai nghìn chú ạ !
Người Nghệ chợt giật mình. Chị bán rau, không, em gái bán rau đang nhìn hắn cười trìu mến. Hắn cũng mỉm cười chữa thẹn. Vừa rồi hắn đang mải nghĩ ngợi xa xôi tận mô mô, không biết mình đã đến chợ từ khi bao giờ. Dừng lại trước hang rau một cách vô thức và hỏi em bán rau một câu rất… Nghệ cũng rất vô thức. Cô gái vẫn ngước mắt nhìn hắn cười. Giờ hắn mới tỉnh người, đằng sau mái tóc rủ kín là một khuôn mặt trái xoan trắng hồng của cô thôn nữ tuổi chừng 18. Nụ cười như mùa thu tỏa nắng còn phảng phất hương lúa gió đồng , chỉ khác là hàm răng của cô trắng va đều tăm tắp, Chủ nhân của đôi mắt đen láy thẹn thùng kia chắc hẳn là một cô gái rất hiên lành nhưng tinh nghịch. Người Nghệ mua hàng cô chắc nhiều lắm nhưng có lẽ cô chưa bao giờ nghe một câu 100% chất Nghệ như thế nhất là từ một chàng trai. Chắc cô chẳng nghe rõ đâu nhưng cô đoán được người Nghệ đang hỏi gì .
Hắn không phải hỏi thêm câu mô nựa, trả tiền và không quên cảm ơn nụ cười đang chum chím trên môi cô hàng rau bằng một nụ cười… xứ Nghệ.
May mắn cho hắn khi hắn không phải là nhà tình báo . Người Nghệ mỉm cười , khoảnh khắc ngắn ngủi thật thú vị. Dân tình báo kị nhất là những khoảnh khắc vô thức thế này. Mỗi ngày ai cũng có khoảng 2-3 giây như thế thì phải. Trong khoảnh khắc đó con người sống thật với lòng mình nhất. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy người Nghệ được sống trên đất Nghệ, được nói tiếng nói của quê mẹ nhưng không được nghe tiếng của quê mình…
Hắn chợt nhớ đến một anh bạn, khi yêu cô nào và bất kì khi nào cũng chỉ gọi em ơi. Anh luyện cho mình thói quen không bao giờ gọi tên người yêu.
Người Nghệ mỉm cười , không biết mình có nên học tập chiêu này không ?
2. Cà Nghi Lộc
Trở lại chuyện xưa nước Việt, chúng ta nghe chuyện Lưu Bình Dương Lễ rồi, lúc đó Dương Lễ làm quan lớn và Lưu Bình ham ăn chơi nên thi rớt rồi ngày kia anh Lưu Bình nghĩ đến bạn xưa, đi tìm bạn, thì bạn giàu sang trở mặt, cho Lưu Bình ăn cơm hẩm và quả cà mặn. Vừa ăn Lưu Bình vừa khóc cho tình đời bạc bẽo. Nhưng Lưu Bình không biết Dương Lễ đã có chủ ý khích cho mình cố gắng học mà ra làm quan giúp đời, nên dọn cho bạn ăn cơm hẩm với cà mặn.
Thi sĩ Tản Đà người đi khắp Nam Trung Bắc sành về món ăn. Có lần ông ghé đến xứ Nghệ, vào quán nhỏ bên đường, trong khi đợi món ăn đưa tới, ông ăn cà pháo và uống rượu trước. Không dè, cà pháo ngon quá ông làm hết bình rượu này rồi bình rượu khác, rồi đĩa cà này đến đĩa cà khác. Đến khi chủ quán bưng cá thịt ra thì nhà văn thi sĩ này lăn đùng ra một góc… ngũ khì từ lâu. Một đĩa cà xứ Nghệ đem lên làm ngũ quan vị giác khoái trá ra mặt. Mắt nhìn hình dáng tròn xinh của quả cà trắng mọng, mùi ngửi vị thơm bùi bùi ngọt ngọt thêm cay cay từ quả cà dâng lên. Quả cà nào cũng tròn trịa đều đặn, như hòn bi trắng đều xếp lớp. Khi cắn quả cà một phát thì thính giác của bạn nghe một tiếng nổ nhẹ ròn tan của quả cà. Bữa cơm rất giản dị, chĩ cần một bát nước rau muống luộc rồi một dĩa cà pháo mới vớt từ lọ ra, sau lưng là một nồi cơm nóng bốc hơi… thì sai làm cái gì tui cũng làm hết cho mà coi.
Nhưng ngon nhất bạn phải đến tận Nghi Lộc. Khi đến quán gọi cơm, bạn phải nói cho rõ ràng là “cà pháo” còn nếu nói suông thì cô chủ quán sẽ bưng “cá nục” lên cho bạn, vì thổ âm chữ cá và cà gần với nhau. Nhưng không sao, dọn cá thì xơi hết cá, dọn cà thì đớp hết cà, hàng đâu có đắt tiền, vì quê hương thổ sản gần đây mà.
(SƯU TẦM )
Tiếng Nghệ được ví như một thứ ngoại ngữ ở HN rồi,và thứ ngoại ngữ đó rất được chuộng ngay cả với những người chẳng có gốc gác gì của xứ Nghệ
- Cổ xu hào ni đang nấy hầy?
- Dạ ???
- Cổ xu hào ni đang nấy rứa ?
- Dạ???
- Cổ xu hào ni đang nấy ?
- Dạ , cô bảo gì cơ ?
- Bảo bảo cấy chi mà bảo . Tui hỏi cổ xu hào ni đang nấy?
- Dạ , vâng ạ… nhưng cô bảo cái gì cơ?
- Bảo trốc cha mi mà bảo, bán thì bán, không bán thì thôi tau sang chỗ khác tau mua .
Người Nghệ lẩm bâm :
-Tức thật. Đúng là đồ điếc…
Chuyện về gì hàng xóm những ngày đầu ra Hà nội, nghe gì kể lại mà cả xóm cười đau cả bụng .
Chiều nay, có một người Nghệ trẻ dừng xe lại trước hàng rau .
- Bó ni mấy rứa o hầy ?
Không thấy chị bán hàng nói chi cả. Chị cười thật tươi ,hóm hỉnh nhìn người Nghệ đang hỏi mình.
- Hai nghìn chú ạ !
Người Nghệ chợt giật mình. Chị bán rau, không, em gái bán rau đang nhìn hắn cười trìu mến. Hắn cũng mỉm cười chữa thẹn. Vừa rồi hắn đang mải nghĩ ngợi xa xôi tận mô mô, không biết mình đã đến chợ từ khi bao giờ. Dừng lại trước hang rau một cách vô thức và hỏi em bán rau một câu rất… Nghệ cũng rất vô thức. Cô gái vẫn ngước mắt nhìn hắn cười. Giờ hắn mới tỉnh người, đằng sau mái tóc rủ kín là một khuôn mặt trái xoan trắng hồng của cô thôn nữ tuổi chừng 18. Nụ cười như mùa thu tỏa nắng còn phảng phất hương lúa gió đồng , chỉ khác là hàm răng của cô trắng va đều tăm tắp, Chủ nhân của đôi mắt đen láy thẹn thùng kia chắc hẳn là một cô gái rất hiên lành nhưng tinh nghịch. Người Nghệ mua hàng cô chắc nhiều lắm nhưng có lẽ cô chưa bao giờ nghe một câu 100% chất Nghệ như thế nhất là từ một chàng trai. Chắc cô chẳng nghe rõ đâu nhưng cô đoán được người Nghệ đang hỏi gì .
Hắn không phải hỏi thêm câu mô nựa, trả tiền và không quên cảm ơn nụ cười đang chum chím trên môi cô hàng rau bằng một nụ cười… xứ Nghệ.
May mắn cho hắn khi hắn không phải là nhà tình báo . Người Nghệ mỉm cười , khoảnh khắc ngắn ngủi thật thú vị. Dân tình báo kị nhất là những khoảnh khắc vô thức thế này. Mỗi ngày ai cũng có khoảng 2-3 giây như thế thì phải. Trong khoảnh khắc đó con người sống thật với lòng mình nhất. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy người Nghệ được sống trên đất Nghệ, được nói tiếng nói của quê mẹ nhưng không được nghe tiếng của quê mình…
Hắn chợt nhớ đến một anh bạn, khi yêu cô nào và bất kì khi nào cũng chỉ gọi em ơi. Anh luyện cho mình thói quen không bao giờ gọi tên người yêu.
Người Nghệ mỉm cười , không biết mình có nên học tập chiêu này không ?
2. Cà Nghi Lộc
Trở lại chuyện xưa nước Việt, chúng ta nghe chuyện Lưu Bình Dương Lễ rồi, lúc đó Dương Lễ làm quan lớn và Lưu Bình ham ăn chơi nên thi rớt rồi ngày kia anh Lưu Bình nghĩ đến bạn xưa, đi tìm bạn, thì bạn giàu sang trở mặt, cho Lưu Bình ăn cơm hẩm và quả cà mặn. Vừa ăn Lưu Bình vừa khóc cho tình đời bạc bẽo. Nhưng Lưu Bình không biết Dương Lễ đã có chủ ý khích cho mình cố gắng học mà ra làm quan giúp đời, nên dọn cho bạn ăn cơm hẩm với cà mặn.
Khen anh làm rể Chương Đài
Một năm ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo anh chết với vại cà nhà em.
Vâng cà pháo xứ Nghệ ngon hơn cà pháo Hà Nội. Cà pháo ngon nhất nước phải kể cà pháo của đất Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khác với loại cà pháo bán tại khắp chợ trên nẻo đường quê hương, nhiều muối mặn. Cà xứ Nghệ thường được muối trong vại lớn trước đó làm nước mắm, cà muối trên 3 tháng mới lấy ra ăn thì mới ngấu và dòn. Người dân xứ Nghệ không khách khí khi đãi bạn những món thịt cá ê hề, nhưng ở giữa mâm thì không cho thiếu dĩa cà pháo xứ Nghệ. Nằm gọn giữa mâm, người khách lúc đầu hơi ngần ngại nhưng sau cùng chính mình là người gấp cà pháo nhiều nhất. Nó ngon làm sao, cá biển không hơn được.Thi sĩ Tản Đà người đi khắp Nam Trung Bắc sành về món ăn. Có lần ông ghé đến xứ Nghệ, vào quán nhỏ bên đường, trong khi đợi món ăn đưa tới, ông ăn cà pháo và uống rượu trước. Không dè, cà pháo ngon quá ông làm hết bình rượu này rồi bình rượu khác, rồi đĩa cà này đến đĩa cà khác. Đến khi chủ quán bưng cá thịt ra thì nhà văn thi sĩ này lăn đùng ra một góc… ngũ khì từ lâu. Một đĩa cà xứ Nghệ đem lên làm ngũ quan vị giác khoái trá ra mặt. Mắt nhìn hình dáng tròn xinh của quả cà trắng mọng, mùi ngửi vị thơm bùi bùi ngọt ngọt thêm cay cay từ quả cà dâng lên. Quả cà nào cũng tròn trịa đều đặn, như hòn bi trắng đều xếp lớp. Khi cắn quả cà một phát thì thính giác của bạn nghe một tiếng nổ nhẹ ròn tan của quả cà. Bữa cơm rất giản dị, chĩ cần một bát nước rau muống luộc rồi một dĩa cà pháo mới vớt từ lọ ra, sau lưng là một nồi cơm nóng bốc hơi… thì sai làm cái gì tui cũng làm hết cho mà coi.
Nhưng ngon nhất bạn phải đến tận Nghi Lộc. Khi đến quán gọi cơm, bạn phải nói cho rõ ràng là “cà pháo” còn nếu nói suông thì cô chủ quán sẽ bưng “cá nục” lên cho bạn, vì thổ âm chữ cá và cà gần với nhau. Nhưng không sao, dọn cá thì xơi hết cá, dọn cà thì đớp hết cà, hàng đâu có đắt tiền, vì quê hương thổ sản gần đây mà.
(SƯU TẦM )
Tiếng Nghệ được ví như một thứ ngoại ngữ ở HN rồi,và thứ ngoại ngữ đó rất được chuộng ngay cả với những người chẳng có gốc gác gì của xứ Nghệ