Chất khí

T

thoconcute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu hỏi Chất khí

1)Để đun nóng đẳng áp 10 mol khí người ta truyền cho khí một nhiệt lượng và khí đó đã nóng thêm 400 K. Tính công mà khí thực hiện.

2)Có 5 mol khí ôxi được nung nóng để nhiệt độ tăng thêm 100C. Độ biến thiên nội năng của $O_2$ tính bởi :

$\Delta U=\frac{m}{M}.\frac{5}{2}R(T_2-T_1)$

Nếu quá trình biến đổi là đẳng tích thì nhiệt lượng mà khí nhận được là giá trị nào?

3)Lấy 2,5 mol một khí lí tưởng ở nhiệt độ 300K. Nung nóng đẳng áp lượng khí này cho đến khi thể tích của nó bằng 1,5 lần thể tích ban đầu. Năng lượng cung cấp cho khí trong quá trình này là 11,04kJ. Công mà khí thực hiện và độ tăng nội năng của khí là bao nhiêu?

Chú ý: Tiêu đề cần phản ánh nội dung bài viết. Mong bạn rút kinh nghiệm! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Câu 1:

Với 2 trạng thái của cùng 1 lượng khí, ta có:

$p_1V_1=RnT_1 \\ p_2V_2=RnT_2$

Trừ theo vế, ta được:

$p(V_2-V_1)=Rn(T_2-T_1) \\ \leftrightarrow -A=8,31.10.(400)=33240 \rightarrow A=-33240 \ \ (J)$

Vậy: ...
 
C

congratulation11

2)Có 5 mol khí ôxi được nung nóng để nhiệt độ tăng thêm 100C. Độ biến thiên nội năng của $O_2$ tính bởi :

$\Delta U=\frac{m}{M}.\frac{5}{2}R(T_2-T_1)$

Nếu quá trình biến đổi là đẳng tích thì nhiệt lượng mà khí nhận được là giá trị nào?

Nếu quá trình biến đổi là đẳng tích thì công mà khí trao đổi là: $A=0$

Như thế, nhiệt lượng mà khí nhận được chính bằng độ biến thiên nội năng của khí:

$Q=\Delta U=...$

Bạn tự thay số và tính nhé! :)
 
C

congratulation11

3)Lấy 2,5 mol một khí lí tưởng ở nhiệt độ 300K. Nung nóng đẳng áp lượng khí này cho đến khi thể tích của nó bằng 1,5 lần thể tích ban đầu. Năng lượng cung cấp cho khí trong quá trình này là 11,04kJ. Công mà khí thực hiện và độ tăng nội năng của khí là bao nhiêu?

Theo PT Clapayron - Mendeleep, ta có:

$pV=RnT \rightarrow p=\frac{8,31.2,5.300}{V}=\frac{6232,5}{V}$

Công mà khí thực hiện là: $A=p(V_1-V_2)=\frac{6232,5}{V}.(V-1,5V)\\=-3116,25 \ \ (J)$

Độ biến thiên nội năng của khí là: $\Delta U=Q+A=11040-3116,25=...$ư

Vậy: ...
 
T

thoconcute

Bài tập chất khí 10

1) Một lượng khí $H_2$ đựng trong bình có V=2l; p=1,5atm; nhiệt độ 27*C. Đung nóng đến 127*C. Do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất trong bình bây giờ là bao nhiêu?

2) Một nồi áp suất có van là một lổ tròn tiết diện s=1$cm^2$ luôn được áp chặt bởi một lò xo có k=1300 N/m và luôn bị nén 1cm. Hỏi khi đun khí ban đầu $p=10^5$, t=20*C thì đến nhiệt độ bao nhiêu van mở?

3) Một bình kín chứa 1mol khí Nito áp suất $10^5$Pa ở 27*C. nung đến $5.10^5$Pa, khi đó van mở và một lượng khí thoát ra ngoài đó áp suất giảm còn $4.10^5$Pa. Lượng khí thoát ra là bao nhiêu mol?

Chú ý:Bạn đăng bài tập trong box lý 10 rồi lền không cần ghi là "Bài tập khí lớp 10" chỉ cần ghi "Bài tập chất khí"
 
Last edited by a moderator:
T

tiasangbongdem

Câu 1:

Liệu bài này có sai đề không bạn.Theo mình bình đã hở mà áp suất trong bình làm sao có thể bằng 1,5 atm được. Kết quả của tớ là bằng áp suất khí quyển 760mm Hg=1atm.
 
T

tiasangbongdem

Câu 2 :

khi áp suất khí sinh ra đủ mạnh thì sẽ đầy lò xo => van sẽ bắt đầu mở.
Xét tại thời điểm chuẩn bị mở thì lực đẩy của khí cân bằng với lực đàn hồi của lò xò ta có :
[TEX]F=k.\Delta l[/TEX]
Áp suất khi đó bằng
[TEX]{P}_{2}=\frac{F}{S}=\frac{k.\Delta l}{S}=\frac{1300.0,01}{{10}^{-4}}=130000 (Pa)[/TEX]
Qúa trình biến đổi của khí là đẳng tích
[TEX]\frac{{P}_{1}}{{T}_{1}}=\frac{{P}_{2}}{{T}_{2}}[/TEX]
=>[TEX]{T}_{2}=\frac{{P}_{2}.{T}_{1}}{{P}_{1}}=\frac{130000.300}{100000}[/TEX]= 390* K=117*C
 
Last edited by a moderator:
T

thoconcute

Liệu bài này có sai đề không bạn.Theo mình bình đã hở mà áp suất trong bình làm sao có thể bằng 1,5 atm được. Kết quả của tớ là bằng áp suất khí quyển 760mm Hg=1atm.

1) Một lượng khí H2 đựng trong bình có V=2l; p=1,5atm; nhiệt độ 27*C. Đung nóng đến 127*C. Do bình hở nên một nửa lượng khí thoát ra ngoài. Áp suất trong bình bây giờ là bao nhiêu?

Mình không biết là cái gốc của đề có sai không vì đáp án là 4atm, ngay đáp án thôi cũng đủ thấy có cái gì đó vô lí rồi, mình cũng tính ra như bạn nhưng cả hai câu như thế này đều ra 4atm
 
T

thoconcute

khi áp suất khí sinh ra đủ mạnh thì sẽ đầy lò xo => van sẽ bắt đầu mở.
Xét tại thời điểm chuẩn bị mở thì lực đẩy của khí cân bằng với lực đàn hồi của lò xò ta có :
[TEX]F=k.\Delta l[/TEX]
Áp suất khi đó bằng
[TEX]{P}_{2}=\frac{F}{S}=\frac{k.\Delta l}{S}=\frac{1300.0,01}{{10}^{-4}}=130000 (Pa)[/TEX]
Qúa trình biến đổi của khí là đẳng tích
[TEX]\frac{{P}_{1}}{{T}_{1}}=\frac{{P}_{2}}{{T}_{2}}[/TEX]
=>[TEX]{T}_{2}=\frac{{P}_{2}.{T}_{1}}{{P}_{1}}=\frac{130000.300}{100000}[/TEX]= 390* K=117*C

Tại sao khí đó $p_2$ lại không có thêm $p_0$

Bạn làm $p_2=\frac{F}{S}$

Vậy tại sao không phải là

$p_2=\frac{F}{S}+p_0$

Đáp án làm của bạn đúng nhưng mình thắc mắc ở đó, bạn giải thích cho mình nhé!
 
T

tiasangbongdem

giải lại câu 1:

Mình giải lại theo ý hiểu của mình nhé !
gọi [tex]V_o[/tex] là thể tích của bình
Ta xét trạng thái của lượng khí còn lại trong bình sau khi nhiệt độ tăng lên 127 độ C.Khi đó nó chiếm thể tích cả bình.nhưng khi chưa mở van và nhiệt độ trong bình còn 27 độ C thì nó chiếm 1/2 thể tích cả bình.
khi lượng khí đó ở nhiệt độ 27 độ C, các thông số trạng thái là:
[tex]p_1=1,5atm, V_1=\frac{V_o}{2}, T_1=27+273=300K[/tex]
Khi lượng khí ở nhiệt độ 127 độ C, các thông số trạng thái là:
[tex]p_2, V_2=V_o, T_2=127+273=400K[/tex]
ta có được phương trình trạng thái của lượng khí đó:[tex]\frac{p_1.V_1}{T_1}=\frac{p_2.V_2}{T_2}[/tex]
rút ra:[tex]p_2=\frac{p_1.V_1.T_2}{T_1.V_2}=\frac{p_1.T_2.\frac{V_o}{2}}{T_1.V_o}=\frac{p_1.T_2}{2T_1}=\frac{1,5.400}{2.300}=1atm[/tex]
 
T

tiasangbongdem

Tại sao khí đó $p_2$ lại không có thêm $p_0$

Bạn làm $p_2=\frac{F}{S}$

Vậy tại sao không phải là

$p_2=\frac{F}{S}+p_0$

Đáp án làm của bạn đúng nhưng mình thắc mắc ở đó, bạn giải thích cho mình nhé!

[TEX]p_2[/TEX] là áp suất trong bình ( trong bình lúc này không chịu áp suất khí quyển nữa nhé ). Chỉ Xét tại thời điểm chuẩn bị mở thì lực đẩy của khí cân bằng với lực đàn hồi của lò xò và khi đó áp suất trong bình giá trị là $p_2=\frac{F}{S}$
 
T

thoconcute

Quá trình thực hiện công của chất khí

Một lượng khí được dãn từ $V_1$ sang $V_2$ với $V_2$>$V_1$. Hỏi trong quá trình nào sau đây lượng khí thực hiện công ít nhất?

A.Trong quá trình dãn đẳng nhiệt

B.Trong quá trình dãn đẳng áp

C.Trong quá trình dãn đẳng áp rồi đẳng nhiệt

D.Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng áp
 
T

thuong0504

A.Trong quá trình dãn đẳng nhiệt

B.Trong quá trình dãn đẳng áp

C.Trong quá trình dãn đẳng áp rồi đẳng nhiệt

D.Trong quá trình dãn đẳng nhiệt rồi đẳng áp

Bạn vẽ hình rồi so sánh diện tích từ trục V đến đường biểu diễn đẳng quá trình, cái nào chiếm diện tích nhỏ nhất thì sinh công ít nhất
 
J

jolly_3d

Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2l chứa không khí ở áp suất 1 atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm vào bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu ? Cho rằng nhiệt độ không đổ trong quá trình bơm.

Tiêu đề cần phản ánh nội dung bài viết. Bạn nhớ không sử dụng quá nhiều icon khi không cần thiết nhé!
Mong bạn rút kinh nghiệm! :)
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Một quả bóng có dung tích không đổi, V = 2l chứa không khí ở áp suất 1 atm. Dùng một cái bơm để bơm không khí ở áp suất 1atm vào bóng. Mỗi lần bơm được 50cm3 không khí. Sau 60 lần bơm, áp suất không khí trong quả bóng là bao nhiêu ? Cho rằng nhiệt độ không đổ trong quá trình bơm.
[/COLOR][/B]

Thể tích phần không khí áp suất 1 atm đưa vào bóng là:

$V_1=0,05.60=0,3 \ \ (l)$

Tổng thế tích không khí ở áp suất 1 atm có trong bóng là:

$V'=V_1+V=2,3 \ \ (l)$

Áp dụng ĐL Bôi lơ - Mariot, ta có:

$p_1.V'=p_2.V$

Với ($p_1$ là áp suất của không khí lúc đầu, $p_2$ là áp suất cần tìm)

$\rightarrow 1. 2,3=p_2.2 \rightarrow p_2=1,15 \ \ (atm)$

Đáp số: ...
 
Last edited by a moderator:
T

toiyeuvietnam0

Bài tập chất khí xác định công do khí thực hiện

nung nóng đẳng áp 62g H2 từ 20 đến 40 độ c.Tính công khí thực hiện .Biết H2 có M=2 và R=8,31
 
C

congratulation11

nung nóng đẳng áp 62g H2 từ 20 đến 40 độ c.Tính công khí thực hiện .Biết H2 có M=2 và R=8,31

Áp dụng PT Clapayron Meldeleep cho 2 trạng thái khí: trạng thái 1 và trạng thái 2 của quá trình đẳng áp:

$pV_1=RnT_1 \\ pV_2=RnT_2 \\ \rightarrow p (V_1-V_2)=Rn(T_1-T_2)$

Mà: Công mà khí đã thực hiện được tính theo công thức:

$A=p(V_1-V_2)$

$\rightarrow A=Rn(T_1-T_2)=8,31.\frac{62}{2}.(20-40)=-5152,2 \ \ (J)$

Đáp số: ...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom