CLB lịch sử Chào mừng ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

7wYAJov.jpg


Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, Trung ương Đảng đã giành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở.

Trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961, Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã quyết định lấy ngày 26/3/1931, làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Từ đó, ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh.

Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần. Tên gọi của Đoàn qua các thời kỳ như sau:

  • · Từ ngày 26 tháng 3 năm 1931 đến năm 1936, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
  • · Từ năm 1937 đến năm 1939, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
  • · Từ tháng 11 năm 1939 đến năm 1941, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương.
  • · Từ tháng 5 năm 1941 đến năm 1956, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam.
  • · Từ ngày 25 tháng 10 năm 1956 đến năm 1970, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
  • · Từ tháng 2 năm 1970 đến tháng 11 năm 1976, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh.
  • · Từ tháng 12 năm 1976 đến nay, tên gọi của Đoàn là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ chức Đoàn viên là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ Đại hội cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp Hành do Đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa 2 kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.

Hệ thống tổ chức của Đoàn được tổ chức từ Trung ương xuống cơ sở được thể hiện:
  • · Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở
  • · Cấp Huyện và tương đương
  • · Cấp Tỉnh và tương đương
  • · Cấp Trung ương
Theo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (tháng 12/2017) thì tại Việt Nam hiện có khoảng 6,4 triệu Đoàn viên, chiếm khoảng 25% số lượng thanh niên trên cả nước (từ 16 đến 30 tuổi). Các đoàn viên thanh niên của Đoàn Cộng Sản Hồ Chí Minh luôn thực hiện đúng các nhiệm vụ của mình, đó là:
  • Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu niên thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
  • Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.
Trải qua chiều dài của lịch sử, Đoàn Cộng Sản Hồ Chí Minh đã từng bước đi lên, tổ chức và tham gia vào nhiều phong trào bảo vệ, phát triển tổ quốc, trong đó tiêu biểu có Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc và Phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam:

  • · Năm 1964: Phong trào "Ba sẵn sàng" ở miền Bắc:
  1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm và sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang nhân dân.
  2. Sẵn sàng khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, học tập trong bất kỳ tình huống nào
  3. Sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến.
  • · Năm 1965: Phong trào "Năm xung phong" ở miền Nam:
  1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
  2. Xung phong tòng quân giết giặc.
  3. Xung phong trong các cuộc đấu tranh chính trị ở nông thôn cũng như đô thị.
  4. Xung phong phục vụ tiền tuyến, vào các đội thanh niên xung phong công tác phục vụ chiến trường.
  5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông thôn.
Nhiều thập kỷ đã trôi qua, biết bao thế hệ TNVN đã nối vòng tay lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Đoàn, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng… hết lòng phục vụ nhân dân; dũng cảm trong chiến đấu, luôn học tập lao động hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày một phát triển, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Đoàn ta đã được mang những cái tên khác nhau, trong những thời kì khác nhau. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xứng đáng là đội hậu bị, là cánh tay đắc lực của Đảng, là tổ chức của những người Cộng sản trẻ tuổi, có sức khỏe, có lí tưởng, có nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
 
Top Bottom