P
phamquanghung1997
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề: Phân tích (cảm nhận) bài thơ "Bếp lửa"
Tuổi thơ của chúng ta thật đẹp đẽ, khó quên cho dù cũng ta có lớn lên đi chăng nữa. Với Bằng Việt thì tuổi thơ của ông chính là những năm tháng sống cùng bà, đặc biệt là tình bà cháu. Chính nhờ tình bà cháu mà ông có nguồn cảm xúc để viết bài thơ "Bếp lửa".
Bài thơ được viết vào năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô (cũ). Qua những suy ngẫm và dòng hồi tưởng, người cháu đã thể hiện lòng kính yêu của mình đối với bà và đối với quê hương đất nước.
Bài thơ mở ra với một hình ảnh đơn giản, thân quen:
Đó chính là cái "bếp lửa", một vật dụng thường thấy trong nhà, rất gần giũ với chúng ta. Và cái “bếp lửa” ấy giúp Bằng Việt nhớ lại tuổi thơ của mình. “Chờn vờn” là từ láy tượng hình giúp ta thấy làn khói bay từ cái “bếp lửa” và cũng gọi lại kí ức mờ nhạt. “Ấp iu” gợi nhắc bàn tay khéo léo, cẩn thận nhóm bếp của người bà. Nhờ cái “bếp lửa” mà người cháu nhớ lại người bà, nhớ những lúc bà nhóm bếp. Hình ảnh “bếp lửa” đã gắn liền tuổi thơ của người cháu.
Từ đó người cháu nhớ lại về những năm tháng sống cơ cực cùng bà:
Tất cả ùa về trong kí ức người cháu. Sống trong những năm khốn khổ, cực nhọc, quê hương nghèo đói, lam lũ. Các từ “đói mòn”,”đói mỏi”, “khô rạc ngựa gầy” giúp người đọc hình dung về những khó khăn mà người cháu phải trải qua. Nhưng trong tất cả những cái đó người cháu còn nhớ lại “khói hun nhèm”, một ấn tượng sâu đậm. Cái “cay” bây giờ không phải là “cay” do khói trong kí ức mà “cay” vì nhớ, vì thương quê hương đất nước thật ngậm ngùi xúc động.
Trong kí ức người cháu, người bà vẫn sáng lên trong dòng hồi tưởng:
Người cháu cũng người bà nhóm lửa trong “tám năm ròng”, khó nhọc . Trong quá khứ, tiếng tu hu kêu “tha thiết”, như giục giã bà nhóm lửa. Khổ thơ có giọng điệu thủ thỉ, ân tình và xúc động. Trong những năm tháng ấy, người bố, người mẹ phải đi xa và người bà trở thành người chăm sóc. Khi bà bảo thì cháu nghe, “bà dạy cháu làm”, “bà chăm cháu học”, bà chăm sóc cháu từng chút một. Các từ “bà”,”cháu” được lặp lại bốn lần cho thấy sự gần gũi giữa bà và cháu, sự yêu thương không ngừng của bà đối với cháu. Khi thấy bà nhóm bếp, người cháu thường bà, rồi trách con tu hú vì không đến ở cùng bà mà cứ kêu trên những cánh đồng. Điều đó chứng tỏ cáng nhớ lại, người cháu càng thương bà.
Khi lớn lên, người bà vẫn luôn chở che cho cháu trong những ngày khó khăn:
Tuy năm tháng trôi qua nhưng làng vẫn nghèo khó, khó khăn. Các từ “cháy tàn cháy rụi”, “lầm lụi” làm tái hiện lại tội ác của giặc. Nhưng bà lại không bỏ cuộc, “bà dựng lại túp lều tranh”, vẫn kiên quyết bảo cháu không được kể cho người bố biết khó khăn mà nhà đang gặp. Bà dăn cháu như vậy để bố không phải lo lắng và tập trung chiến đấu. Tình bà cháu đã hòa vào tình yêu quê hương, Tổ quốc... Và rồi từ hình ảnh “Bếp lửa” tác giả tạo ra hình ảnh “ngọn lửa”. Một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, “ngọn lửa” ấy chính là bà, bà luôn giữa trong mình một niềm tin vào tương lai đất nước,…”Ngọn lửa” không chỉ riêng của bà, nó có sức lay động cả tâm hồn, lan tỏa thành biểu tượng chung của dân tộc.
Bà khó nhọc như vậy mà vẫn “vững lòng”. Người cháu càng nhớ thì lại càng thương bà, niềm xúc động không ngớt :
Người bà sống trong những khó khăn. Người đọc có thể thấy được cuộc đời của bà qua các từ “lận đận”, “nắng mưa”. Nhưng “bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”, luôn “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Chính nhờ sự yêu thương bà mà người cháu có thể nhớ lại từng chi tiết, từng hành động của bà trong kí ức. Từ “nhóm” được điệp lại bốn lần cho thấy những ý nghĩa khác nhau. Bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, bây giờ bà không còn là người giữ lửa mà là người truyền lửa, truyền niềm tin của mình vào người cháu, vào thế hệ trẻ. Vì thế mà tác giải viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”.
Khổ cuối là suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành:
Người cháu đã khôn lớn, được sống trong đầy đủ, tiện nghi. Một cuộc sống “có khói trăm tàu”, “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả”, nhưng trong tâm trí người cháu luôn dặn mình phải nhớ nhắc bà.Câu thơ cứ dung đầy cảm xúc, niềm xúc động. Lời nhắc nhở ấy còn là đối với chúng ta: phải sống có nghĩa tình với quê hương, không được quên quê hương mình. Vì thế câu hỏi tu từ cuối bài sáng cả bài thơ.
Bài thơ gợi lại tình bà cháu thật đẹp qua hình ảnh “bếp lửa”. Cái “bếp lửa” chính là điều “kì lạ”. “kì lạ” ở chỗ một vật dụng bình thường lại gắn với một tuổi thơ của một đứa trẻ. Nó còn “thiêng liêng” vì giúp bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Về nghệ thuật, lời thơ dung dịu, nhỏ nhẹ, chân thành mà sâu sắc. Vì thế bài thơ đi vào lòng người đọc tự nhiên. Về Bằng Việt thì ông phải là người có tâm hồn nhạy cảm với tạo ra một bài thơ với dòng cảm xúc dâng trào. Nhờ bài thơ mà hình ảnh “bếp lửa” sẽ mãi trong lòng chúng ta
Bài thơ hay và xúc động. Hình ảnh bếp lửa đã trở thành hình ảnh độc đáo xuyên suốt bài thơ, nồng cháy trong bài thơ, một hình ảnh vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa trừu tượng. Bài thơ còn khuyên chúng ta sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Nó còn có sức truyền cảm đến thế hệ trẻ ngày nay. Tôi sau khi học xong tác phẩm này liền nhớ về quê tôi và xúc động khi nghĩ rằng mình đã quên quê hương. Tôi sẽ luôn sống nghĩa tình với quê hương như lời nhắc nhở của Bằng Việt.
Khi chấm hãy nêu rõ mình sai hay thiếu ý nào, ưu điểm và khuyết điểm,....
Bài làm
Bài thơ được viết vào năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên du học ở Liên Xô (cũ). Qua những suy ngẫm và dòng hồi tưởng, người cháu đã thể hiện lòng kính yêu của mình đối với bà và đối với quê hương đất nước.
Bài thơ mở ra với một hình ảnh đơn giản, thân quen:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm"
Từ đó người cháu nhớ lại về những năm tháng sống cơ cực cùng bà:
“Lên bốn tuổi cháu đã quan mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đền giờ sống mũi còn cay!”
Trong kí ức người cháu, người bà vẫn sáng lên trong dòng hồi tưởng:
“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha bận công tác không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?”
Khi lớn lên, người bà vẫn luôn chở che cho cháu trong những ngày khó khăn:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
Bà khó nhọc như vậy mà vẫn “vững lòng”. Người cháu càng nhớ thì lại càng thương bà, niềm xúc động không ngớt :
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
Khổ cuối là suy nghĩ của người cháu đã trưởng thành:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
_Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? …”
Bài thơ gợi lại tình bà cháu thật đẹp qua hình ảnh “bếp lửa”. Cái “bếp lửa” chính là điều “kì lạ”. “kì lạ” ở chỗ một vật dụng bình thường lại gắn với một tuổi thơ của một đứa trẻ. Nó còn “thiêng liêng” vì giúp bà “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Về nghệ thuật, lời thơ dung dịu, nhỏ nhẹ, chân thành mà sâu sắc. Vì thế bài thơ đi vào lòng người đọc tự nhiên. Về Bằng Việt thì ông phải là người có tâm hồn nhạy cảm với tạo ra một bài thơ với dòng cảm xúc dâng trào. Nhờ bài thơ mà hình ảnh “bếp lửa” sẽ mãi trong lòng chúng ta
Bài thơ hay và xúc động. Hình ảnh bếp lửa đã trở thành hình ảnh độc đáo xuyên suốt bài thơ, nồng cháy trong bài thơ, một hình ảnh vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa trừu tượng. Bài thơ còn khuyên chúng ta sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Nó còn có sức truyền cảm đến thế hệ trẻ ngày nay. Tôi sau khi học xong tác phẩm này liền nhớ về quê tôi và xúc động khi nghĩ rằng mình đã quên quê hương. Tôi sẽ luôn sống nghĩa tình với quê hương như lời nhắc nhở của Bằng Việt.
Khi chấm hãy nêu rõ mình sai hay thiếu ý nào, ưu điểm và khuyết điểm,....