Z
zorrono1
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đây là bài nghị luận về truyện đầu tiên của mình. HÌnh như còn đôi chổ thiếu sót, các bạn giúp mình chấm điểm nhé, cứ tự nhiên "chặt chém", mình không sợ đâu
“Truyện kì Mạn Lục” là một trong những tập truyện kì nổi tiếng ở thế kỉ thứ mười sáu. Tập truyện từng được coi là một trong những “thiên cổ kì bút” thời đấy. Trong đó, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những truyện tiêu biểu. Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ nằm ở truyện thứ mười sáu, nói về số phận bất công của người phù thử, qua đó thể hiện sự áp bức chế độ phong kiến đến những người chỉ được coi là phần “phụ” trong xã hội. Từ đó, người đọc cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của nhân vật chính – Vũ Thị Thiết
Vũ Thị Thiết ( Vũ Nương) là một người con gái nhà nghèo khó, được gả vào nhà chồng là Trương Sinh. Nàm luôn là một người mẹ, người vợ, người con dâu tốt, nhưng nàng phải đóng nhận số phận đau khổ do sự ghen tuông quá mức của chồng. Chỉ từ một lí do cỏn coi “ cái bóng” mà Vũ Nương hay đùa với con để vơi đi nỗi nhớ chồng khi chàng đi lính mà đã dẫn đến cái chết đau thương của nàng. Những phẩm chất tốt đpẹ của Vũ Nương được tác giả bộc lộ thông qua cách đối xử với chồng, mẹ chồng và các tình tiết của truyện.
Vũ Nương được tác giả giới thiệu là một người con gái đẹp, có “tư dung tốt đẹp”. Do đó mà Trương Sinh đã đem lòng yêu và cưới nàng về làm vợ. Vẻ đẹp về ngoại hình của Vũ Nương không được tác giả đề cập xuyên suốt truyện, cũng không phải là “nghiêng nước nghiêng thành” như nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, mà vẻ đẹp đó lại nằm ở tư cách tốt, phẩm chất cao quý của nàng.
Vẻ đẹp phải kể đến đầu tiên đó là sự khéo léo khi ứng xử trong gia đình. Nàng luôn “giữ gìn khuôn phép”, không bao giờ khiến gia đình “dẫn đến bất hòa”, dù chàng Trương Sinh “vốn đã có tính hay ghen”. Cho thấy mốt sự tinh tế trong cách ứng xử, quan hệ với mọi người trong gia đình nhà chồng của Vũ Nương
Vậy còn tình yêu của nàng đối với chồng? Điều đó bộc lỗ rõ nét qua lần tiễn chồng đi lính của Vũ Nương. Sau khi rót đầy ly rượu tiễn biệt, nàng nói với chồng rằng :”Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Lời nói của nàng làm tất cả mọi người ở đấy nghe thấy đều rơi lệ. Họ rơi lệ bởi vì Vũ Nương khác với những người phụ nữ khác, luôn mong muốn sau khi chồng đi linh về, sẽ mang vinh quang hiểm hách, làm rạng danh gia đình. Nhưng ở Vũ Nương, nàng chỉ mong sự bình yêu cho chồng mình. Chứng tỏ nàng là một người vợ yêu chồng, luôn đặt chồng lên vị trí cao nhất và sự quan tâm, thông cảm cho nỗi khổ của chồng. Không biết rằng, liệu Trương Sinh có hiểu được những lời này mà ngày càng yêu thường vợ, chứ không ghen tuông quá mức, đưa vợ vào cái chết?
Khi chồng đi lính, Vũ Nương luôn là một người vợ hiền, dâu thảo. Nàng vừa một tay chăm sóc người mẹ già yếu ớt, hết lòng khuyên răng để bà vơi đi nỗi nhớ con dù thật ra, chính bản thân nàng cũng không thể làm điều đó. Khi biết bà vì cảnh nhớ co, lâm phải bệnh, nàng chạy chữa than thuốc, “cầu thần khấn phật” cho bà mau khỏi bệnh. Khi ba mất, nàng lo hậu sự cho bà như con ruột. Khiến mọi người ai cũng nể phục. Tay còn lại của Vũ Nương là lo cho đứa con được sinh ra sau khi chồng đi lính một tuần. Có phải vì quá cảm động trước những việc làm của con dâu mà ngay cả mẹ chồng cũng khen nàng trước lúc trăn trối rằng :” Sau này trời ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đầy đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Dẫu biết rằng mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu thời phong kiến ít khi tốt đẹp vì mẹ chồng chỉ coi con dâu là một vật mua về để duy trì nói giống cho gia đình, nhưng lời khen này lại từ mẹ chồng nói với con dâu trước lúc từ biệt. Cho thấy Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo, một người mẹ tốt, không giả dôi, thật lòng với gia đình chồng.
Dù bận bịu với công việc nhà, nhưng nỗi nhớ chồng vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí Vũ Nương. Tác giả khôn khéo sử dụng những hình ảnh mang tính ước lệ như “ bướm lượn đầy vườn”, “ mây che kín núi” để chỉ thời gian trôi qua và nỗi nhớ từng ngày của Vũ Nương đối với chồng, Khi thấy cảnh vật thiên nhiên thành đôi, thành cặp thì nàng lại phỉa ôm một nỗi buồn “góc bể chân trời” mà nhớ về chồng. Một hình ảnh Hòn Vọng Phu hiếm gặp trong thời loạn lạc, khi những người đàn bà khác đã đi lấy một người chồng mới, tráh cảnh bơ vơ chăn gối. Thì Vũ Nương vẫn chờ chồng, mong ngày về cùng chung đôi bên chồng.
Tưởng rằng số phận của người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, chung thủy với chồng con sẽ được đền đáp xứng đáng. Nhưng không, nàng đã bị nghi ngờ, sau đó dẫn đến cái chết chỉ vì một lí do đơn giản! Nhỏ nhặt! Chỉ vì một cái bóng! Đã khiến nàng phải khổ sở. Dù nàng đã cố giải thích cho chồng về tình nghĩa vợ chồng”thiếp chẳng may con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu” , sự chung thủy “ba năm giữ gìn một tiết” của nàng, những việc nàng đã cố gắng làm cho nhà chồng, dù rằng chính nàng con không biết lý do mình lại bị la mắng, nghi ngờ ấy là gì? Nhưng chàng vẫn bỏ ngoài tay những lời ấy. Dù cho họ hàng, làng xóm đến giải thích nhưng với tính hay ghen và cố chấp, Trương Sinh đều bác bỏ tất cả. Khiến Vũ Nương tuyệt vọng, cố gắng giữ gìn những thứ còn sót lại của cái hạnh phúc, yên bề gia thất mà nàng hằng mong ước, nay đã đổ vỡ. Thế là hết, mọi tình thương, sự ân cần chăm sóc gia đình của Vũ Nương đã tan thành mây khói bởi thói ghen tuông vô độ của Trương Sinh
Để rồi, nó dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Cái chết trên sông Hoàng Giang đầy chua xót của nàng. Nàng phải lấy nước sông Hoàng Giagn đã vơi đi vết nhơ mà chồng đi nghi ngờ, Nhưng xin chở hiểu rằng cái chết ấy chỉ là một phút nóng nảy của Vũ Nưng. Nàng đã ra bến tắm gội sạch sẽ, than với ông trời về số phận éo le, tình nghĩa vợ chồng của mình. Chứng tỏ cái chết dẫn dắt bở lý trí nàng, Để chứng minh cho mọi người và Trương Sinh thấy rằng, tấm lòng son nàng vẫn luôn giữ luôn hướng về chồng. Tác giả cũng lấy cái chết ấy để đề cao danh dự của Vũ Nương, một sự tự trọng cao quý của nàng. Qua đó, phê phán sự ghen tuông, thiếu suy nghĩ của Trương Sinh và sự bất công của xã hội dành cho những người phụ nữ có phẩm hạnh như Vũ Nương.
Truyện phần sau được tác giả thêm vào những yếu tố kì ảo nhằm đề cao thêm những phẩm chát của Vũ Nương cũng như mong ước hóa thành tiên cho những người tốt như Vũ Nương của nhân dân ta. Đáng nhẽ đối với chồng, người đã ghen tuông vô độ, thiếu suy nghĩ dẫn đến cái chết của mình như Trường Sinh thì Vũ Nương phải câm thù vô tận. Nhưng tác giả đã cho nàng gặp lại chồng. Qua việc lập đàn giải oan của Trương Sinh, Vũ Nương đã gặp lại chồng mình trong danh dự, trong sạch. Chứng tỏ nàng là một con người vị tha, có lòng bao dung ngay cả đối với người đã gián tiếp giết mình. Thêm vào đó là tình yêu, không bao giờ thay đổi của Vũ Nương dành cho Trương Sinh
Qua “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giã đã cho ta thấy một bộ mặt tàn nhẫn, bất nhân của xã hội phong kiến. Nó đã nâng quyền lực của những kẻ giàu có, những người đàn ông trong gia đình lên, để rồi họ lấn lướt, áp bức những người phụ nữ tội nghiệp như Vũ Nương. Câu chuyện còn phê phán thứ chiến tranh vô nghĩa – thứ đã gián tiếp gây ra sự chia ly của Vũ Nương và Trương Sinh. Và qua câu truyện, ta rút ra nhiều bài học quý giá về đạo vợ chồng, những sự đùa giỡn tưởng chừng vô nghĩa lại gây ra hậu qua khôn lường. Khiến cho người đọc đau xót trước Vũ Nương, một người phụ nữ hiền hậu, tốt đẹp, hiếu thảo, thủy chung và giàu lòng vị tha
Chính nhờ ngòi bút của Nguyễn Dữ, sự bất công của xã hội áp đặt lên cuộc đời nguwoif phụ nữ càng trở nên đau long. Khiến “Chuyện người con gái Nam Xương” lẫn “ Truyện kì Mạn Lục” trở thành một tác phẩm nổi tiếng về số phận người phụ nữ, chỉ sau “Truyện Kiều” của Nguyễn Du./.