Chấm điểm bài văn. Kì 4

Z

zorrono1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Và lần này sẽ là bài "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương. Mình mới viết được cách đây vài tiếng thôi. Các bạn cứ chấm thoải mái nhé!

Và mình chân thành cảm ơn các bạn nlht20081997, p3nh0ctapy3u và mia_kul nhé! Đặc biệt là bạn mia_kul đã phân tích cho mình một cách cụ thể. Cảm ơn bạn nhiều lắm!


Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ông gốc An Giang. Ông là một nhà thơ, một nhà cách mạng lỗi lạc. Dù là khi hoạt động ở bên ngoài hay bị bắt, tác phẩm của ông luôn hừng hực một sinh khí, một lòng nhiệt huyết. Chính nhờ thế mà tác phẩm của ông có giá trị không những đối với nhân dân mà còn với sự nghiệp giải phóng đất nước.

Là một trong những cây bút đầu tiên của cách mạng miền Nam Việt Nam, vừa là một nhà hoạt động cách mạng, ông hiểu rất rõ về Bác Hồ, người đã có công rất lớn đối với cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Đối với Bác, ông luôn kính trọng. Do đó, ông luôn có một mong ước rằng sẽ được gặp Bác một lần. Và trong một lần ra thăm lăng Bác, ông đã sáng tác ra một bài thơ, tuy giản dị nhưng mang một tình cảm sâu sắc đối với Bác.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã bày tỏ mong ước lớn lao của mình là được từ “miền Nam ra thăm lăng Bác”. Với đại từ “con”, tác gải đã đại diện cho toàn thể nhân dân miền Nam, gửi đến Bác sự kính trọng và tình cảm thân thương, gắn bó. Sự tinh túy của tác giả còn thể hiện qua động từ “thăm” thay cho từ “viếng” như ở tựa bài thơ. Với tác dụng giảm bớt nỗi buồn cho người đọc khi Bác mất, vừa thể hiện sự kính trọng, quý mến của người dân khi đến “thăm” Bác.

Tiếp theo, tác giả đã cho chúng ta thấy một quang cảnh giản dị, thân thương bên ngoài lăng Bác

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”​

Tác giả đến thăm lăng Bác trong một buổi sớm tinh mơ, khi những giọt sương vẫn còn che khuất. Nhưng lấp ló đâu đó vẫn là hình ảnh cây tre Việt nam. Hình ảnh cây tre “bát ngát”, “xanh xanh”, thân thuộc đến nỗi tác giả phái thối lên rằng “Ôi!”. Tre gắn bó với đời sống con người Việt Nam, tre trong sản xuất, trong lao động. Hay cả trong những câu truyện thần kì Thánh Gióng đánh giặc của Việt nam. Và bây giờ, hình ảnh cây tre kiên cường, bất khuất lại ở bên Bác, coi chừng “giấc ngủ” cho Bác. Tre như hiện thân của con người Việt Nam, luôn mong muốn bên Bác, đền đáp công ơn đối với Bác.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín màu xuân”​

Trong thời khắc sương đang mờ ảo như thế, mặt trời bỗng hiện lên, xóa tan đi màng sương đó. Hình ảnh nhân hóa “mặt trời” của tự nhiên kết hợp với từ chỉ thời gian “ ngày ngày” thể hiện một qui luật của tự nhiên là “mặt trời” luân hồi đi qua trên lăng như thế. Nhưng mặt trời chỉ soi sáng vào buổi sáng, còn buối thì không. Còn ở bên trong lăng, có một “mặt trời” luôn luôn tỏa sáng, như một ngọn đuốc soi rọi đường đi cho cách mạng Việt Nam. Đó là hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” của tác giả nói về Bác, một “ mặt trời “ soi sáng cho cách mạng Việt Nam, đem lại ánh sáng hi vọng cho nhân dân Việt Nam.
Tác giả hòa vào dòng người đi lại trên lăng. Từ “ngày ngày” giờ lại biểu hiện cho sự mãi mãi, luôn luôn, kết hợp với hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” cho thấy nỗi thương nhớ đến Bác vẫn luôn hiện hữu trong tâm trí người dân. Nó tạo cho họ một động lực để cố gắng trong chiến đấu, trong lao động và sản xuất, để rồi họ kết tất cả các thành quả của họ lại thành hình ảnh hoán dụ “tràng hoa” dâng lên cho Bác. Để đền đáp công ơn trong trong bảy mươi chín năm cống hiến cho đất nước, cho dân tộc không quên mình của Bác. Đó cũng chính là ý nghĩa của hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” trong bài thơ.

Khi vào trong lăng …

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăn sáng dịu hiền
Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nói ở trong tim”​

Tác giả đã vận dụng khéo léo hình ảnh “giấc ngủ bình yêu” để giảm đi nỗi đau nơi người đọc. Rằng Bác chỉ nằm ở đó, ngủ một giác ngủ nhẹ nhàng. Một giấc ngủ với những ánh đèn vàng dịu dàng, nâng niu từng phút, từng giây. Hình ảnh “ vầng trăng “ đã được nhắc đến nhiều lần trong thơ của Bác. Như là “trăng” khi Bác gửi cho các cháu thiếu nhi lời chúc nhân dị tết Trung Thu. Hay là khi Bác muốn ngắm trăng nhưng vì bận việc nước nên không ngắm được trong bài “Cảnh khuya”. Còn bây giờ, khi Bác ngủ thì hình ảnh thân thuộc ấy lại kề bên Bác, làm tri kỉ với Bác. Và khi đất nước lại lâm nguy, Bác lại cùng với “trăng”, cùng giải phóng đất nước. Nhưng không! Tác giả đã tự nói lên sự giả dối của mình rằng theo qui luật tự nhiên “trời xanh là mãi mãi thì qui luật sinh tử của con người cũng là đúng. Rằng Bác đã ra đi mãi mãi, đã không còn trên cõi đời này, để cùng đoàn tụ với con cháu, làm việc với con cháu Việt Nam. Trái tim tác giả bây giờ lại “nhói” lên, “nhói” lên một các đau đớn. Một nỗi đau sự thật rằng: Bác đã ra đi mãi mãi …

Cùng từ nỗi đau ấy, có nhiều nhà thơ đã đồng cảm với tác giả. Ở miền Trung, nhà thơ Phạm Thông đã sáng tác ra bài “Nghe tin Bác mất”, bài tỏ nỗi đau giống như tác giả

“Giữa Trường Sơn nghe tin Bác mất
Núi sông này quặn thắt nỗi đau
Tháng chín miền Trung mưa giăng lối
Đường hành quân ra trận lệ nhòa”​

Có thể thấy, nỗi đau Bác mất đều khiến cho con tim của mỗi con người Việt Nam đau “nhói”. Đây là một nỗi đau về tinh thần sâu sắc, không thể quên đi trong “một sớm một chiều”…

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”​

Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng sẽ có chia tay, một điều mà không ai muốn cả. Nhưng đó chính là qui luật, mà tác giả cũng phải tuân theo qui luật đó. Thông qua điệp ngữ “ Muốn làm”, tác giả đã bày tỏ tâm lòng của mình đối với Bác là: muốn ở bên Bác suốt đời, hóa thân thành những thứ bình dị như “con chim”, “đóa hoa” để cống hiến hết ức mình cho Bác. Hình ảnh “cây tre” đã cho thấy điều đó, một “cây tre” trung thành, tôn kính đối với Bác. Và ở đây, ước nguyện cống hiến của tác giả cũng giống nhà thơ Thanh Hải ở:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”​

Tuy ở hai hoàn cảnh khác nhau, hai mục đích cống hiến khác nhau. Một người sắp từ giã cỏi đời, một người sắp phải chia tay. Một người thì muốn cống hiến cho đời, một người muốn cống hiến cho Bác Hồ. Nhưng cho dù thế nào, sự cống hiến của họ cũng rất đáng quý.

Qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhân hóa đầy đặc sắc, tác giả đã cho ta thấy sự tôn kính đối với Bác Hồ. Cùng với sự đau đớn đến tột cùng khi “người cha già đáng kính” này ra đi. Thông qua những từ ngữ bình dị mà đầy sâu sắc trong bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một phần trong con người tác giả lẫn Bác Hồ. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tràn đầy yêu thương

Bác đã mất, mọi người đề đau buồn. Nhưng sự đau buồn ấy phải được chuyển hóa thành động lực cho chúng ta sống và tiếp tục cống hiến. Để chúng ta tiếp thu và dâng những “tràng hoa” ngày một tốt hơn cho Bác. Đó cũng là những điều mà tác giả và ước nguyện cuối đời của Bác mong muốn.

“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…”
Trích lời chủ tịch Hồ Chí Minh

Bài lần này mình cảm thấy là nó khá dài, các bạn giúp mình lượt bỏ các ý thừa nhé :D
 
N

nlht20081997

Mình chỉ ghi lại các phần nên sửa

Mở bài:
Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn, quê ông gốc An Giang. Ông là một nhà thơ, một nhà cách mạng lỗi lạc. Dù là khi hoạt động ở bên ngoài hay bị bắt, tác phẩm của ông luôn hừng hực một sinh khí, một lòng nhiệt huyết. Chính nhờ thế mà tác phẩm của ông có giá trị không những đối với nhân dân mà còn với sự nghiệp giải phóng đất nước.
-->Bạn mới giới thiệu tác giả chưa có giới thiệu tác phẩm

Than bài:
Giới thiệu:
Là một trong những cây bút đầu tiên của cách mạng miền Nam Việt Nam, vừa là một nhà hoạt động cách mạng, ông hiểu rất rõ về Bác Hồ, người đã có công rất lớn đối với cách mạng Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Đối với Bác, ông luôn kính trọng. Do đó, ông luôn có một mong ước rằng sẽ được gặp Bác một lần. Và trong một lần ra thăm lăng Bác, ông đã sáng tác ra một bài thơ, tuy giản dị nhưng mang một tình cảm sâu sắc đối với Bác.
-->Bạn chưa nêu dược hoàn cảnh sáng tác là trong một lần ra thăm lăng bác khi lăng bác vừa khánh thành

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã bày tỏ mong ước lớn lao của mình là được từ “miền Nam ra thăm lăng Bác”. Với đại từ “con”[Thể hiện lòng thành kính của không chỉ là của một người dân đối với vị lãnh tụ mà là của một người con đối với vị cha già dấu kính yêu.Tác gỉa đã đại diện cho toàn thể nhân dân miền Nam, gửi đến Bác sự kính trọng và tình cảm thân thương, gắn bó."Con ở miền Nam" câu nói giản dị vừa thể hiện sự tự hào nhưng cũng thật xót xa. Tự hào vì miền Nam anh hùng, kiên cường,... Nhưng cũng thật xót xa vì miền khi M.Nam giành thắng lợi thì Bác đã mất.... Lúc sinh thời Bác luôn dành mọi tình cảm chomiên2 Nam:
"Bác nhớ M.Nam nỗi nhớ nhà ..."
Sự tinh túy của tác giả còn thể hiện qua động từ “thăm” thay cho từ “viếng” như ở tựa bài thơ. Với tác dụng giảm bớt nỗi buồn cho người đọc khi Bác mất, vừa thể hiện sự kính trọng, quý mến của người dân khi đến “thăm” Bác.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăn sáng dịu hiền
Dẫu biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nói ở trong tim”

[Cả cuộc đời Bác vì dân vì nước chưa bao giờ có một giấc ngủ yên]Tác giả đã vận dụng khéo léo hình ảnh “giấc ngủ bình yêu” để giảm đi nỗi đau nơi người đọc. Rằng Bác chỉ nằm ở đó, ngủ một giác ngủ nhẹ nhàng,tự nhủ rằng Bác chỉ ngủ, chỉ ngủ thôi lời thơ nghẹn ngào và đầy tiếc nuối. Một giấc ngủ với những ánh đèn vàng dịu dàng, nâng niu từng phút, từng giây. Hình ảnh “ vầng trăng “ đã được nhắc đến nhiều lần trong thơ của Bác. Như là “trăng” khi Bác gửi cho các cháu thiếu nhi lời chúc nhân dị tết Trung Thu. Hay là khi Bác muốn ngắm trăng nhưng vì bận việc nước nên không ngắm được trong bài “Cảnh khuya”.[Nhưng chưa lần nào Bác được thưởng thức trăng trọn vẹn, khi thì không rượu cũng không hoa khi thì.... Còn bây giờ, khi Bác ngủ thì hình ảnh thân thuộc ấy lại kề bên Bác, làm tri kỉ với Bác. Và khi đất nước lại lâm nguy, Bác lại cùng với “trăng”, cùng giải phóng đất nước. Nhưng không! Tác giả đã tự nói lên sự giả dối của mình rằng theo qui luật tự nhiên “trời xanh là mãi mãi thì qui luật sinh tử của con người cũng là đúng,. Rằng Bác đã ra đi mãi mãi, đã không còn trên cõi đời này, để cùng đoàn tụ với con cháu, làm việc với con cháu Việt Nam. Trái tim tác giả bây giờ lại “nhói” lên, “nhói” lên một các đau đớn.Trong cái khoảnh khắc ấy, cái cảm giác xót xa, ngậm ngùi của con người vượt lên mọi lý tríMột nỗi đau sự thật rằng: Bác đã ra đi mãi mãi …

Mình có việc bận mai sửa típ ^^
 
Last edited by a moderator:
G

ga_cha_pon9x

Phần mở bài bạn quá chú trọng vào gt tác giả mà chưa nêu đc tác phẩm.

Mình thấy một số chỗ ko hợp logic lắm;))
Sự tinh túy của tác giả còn thể hiện qua động từ “thăm” thay cho từ “viếng” như ở tựa bài thơ .Với tác dụng giảm bớt nỗi buồn cho người đọc khi Bác mất, vừa thể hiện sự kính trọng, quý mến của người dân khi đến “thăm” Bác.
~>2 từ mình bôi đen mình thấy nó khô làm sao ấy.
"Sự tinh tuý" thay bằng "tình cảm ấy",bỏ phần in đậm hồng đi và thay bằng từ "đã".
Nhưng không! Tác giả đã tự nói lên sự giả dối của mình rằng theo qui luật tự nhiên “trời xanh là mãi mãi thì qui luật sinh tử của con người cũng là đúng. Rằng Bác đã ra đi mãi mãi, đã không còn trên cõi đời này, để cùng đoàn tụ với con cháu, làm việc với con cháu Việt Nam. Trái tim tác giả bây giờ lại “nhói” lên, “nhói” lên một các đau đớn. Một nỗi đau sự thật rằng: Bác đã ra đi mãi mãi …

Qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhân hóa đầy đặc sắc, tác giả đã cho ta thấy sự tôn kính đối với Bác Hồ. Cùng với sự đau đớn đến tột cùng khi “người cha già đáng kính” này ra đi. Thông qua những từ ngữ bình dị mà đầy sâu sắc trong bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một phần trong con người tác giả lẫn Bác Hồ. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tràn đầy yêu thương

Bác đã mất, mọi người đề đau buồn. Nhưng sự đau buồn ấy phải được chuyển hóa thành động lực cho chúng ta sống và tiếp tục cống hiến. Để chúng ta tiếp thu và dâng những “tràng hoa” ngày một tốt hơn cho Bác
. Đó cũng là những điều mà tác giả và ước nguyện cuối đời của Bác mong muốn



Đoạn cuối cùng mình nghĩ ko cần thiết
 
Z

zorrono1

Sao nhiều lần nghe các nhận xét của các bạn. Mình nhận ra, văn phân tích khó quá, chắc mình phải bắt đầu lại thôi. Nhưng các bạn yên tâm, mình sẽ cố gắng!

Với lại, mình đang gặp vấn đề về cách diễn đạt, mặc dù đã đầy đủ các ý, nhưng mình vẫn chưa hiểu là nên đưa các ý ra như thế nào. Một làm mổ xẻ ra, hoặc là diễn các ý theo câu chuyện của bài thơ. Còn những biện pháp tu từ nữa, ôi các bạn giúp với :D (Đọc một số bài trên mạng mình thấy còn thiếu nhiều ý quá nên không thể bắt chước :D)

VD đoạn thơ đầu VLB:

"Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng"
 
Last edited by a moderator:
Z

zorrono1

Nhưng không! Tác giả đã tự nói lên sự giả dối của mình rằng theo qui luật tự nhiên “trời xanh là mãi mãi thì qui luật sinh tử của con người cũng là đúng. Rằng Bác đã ra đi mãi mãi, đã không còn trên cõi đời này, để cùng đoàn tụ với con cháu, làm việc với con cháu Việt Nam. Trái tim tác giả bây giờ lại “nhói” lên, “nhói” lên một các đau đớn. Một nỗi đau sự thật rằng: Bác đã ra đi mãi mãi …

Ý mình là để giảm bớt nỗi đau cho người đọc, tác giả đã nói rằng Bác chỉ ngủ, nhưng khi không giấu được nữa thì tác giả vỡ òa, phải nói như thế. Giống Bác sĩ nói với bệnh nhân đấy mà :D

Qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ và nhân hóa đầy đặc sắc, tác giả đã cho ta thấy sự tôn kính đối với Bác Hồ. Cùng với sự đau đớn đến tột cùng khi “người cha già đáng kính” này ra đi. Thông qua những từ ngữ bình dị mà đầy sâu sắc trong bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một phần trong con người tác giả lẫn Bác Hồ. Đó là sự mộc mạc, giản dị và tràn đầy yêu thương[/QUOTE]

Ý mình nói là thơ đã nói lên phẩm chất của 2 người, nhưng mà không biết diễn đạt. Bạn giúp mình với
 
P

phuphu123

Đi thi viết kiểu đó...thì không giáo viên nào cho giải thích đâu nhé Thi! :))
Ông nên tìm 1 cách diễn đạt khác...hoặc thậm chí bỏ ý đó luôn cũng không mất bao nhiu (nhưng bỏ nhiều qá thì... :)))
Tui góp ý tí xíu đó thui :D ông học tốt
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom