Z
zorrono1


Đây là dạng bài phân tích thơ, lần đầu mình viết được 7 điểm(thấp so với mặt bằng chung của lớp), lần này không biết được bao nhiêu. Các bạn cứ phê bình thẳng tay nhé, tại sắp thi học kì nên phải cố gắng sửa lỗi được càng nhiều càng tốt 
Bài thơ mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải là một trong những bài thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam sau kháng chiến. Bài thơ được viết vào tháng 11 – 1980, tức là trước khi tác giả mất một tháng. Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả đã gửi gắm tất cả những ước nguyện thầm kín nhất trong lòng mình. Và coi đó như là những lời tâm sự cuối cùng mà Thanh Hải muốn gửi gắm đến người đọc
Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho chúng ta thấy một khung cảnh sinh động, tràn đầy sức sống: từ những dòng sông, bông hoa cho đến những chú chim hót, tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên rực rỡ
“ Mọc giữa dòng sông xanhTrong những câu đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy hiện tượng đảo ngữ, làm tăng tính vui nhộn và đặc sắc của bài thơ. Và ở đây, sắc tím của Huế rực rỡ đã xuất hiện. Đó là những sắc tím của những tà áo dài, những bộ trang phục quan họ, tất cả đều hiện lên trên “bông hoa tím biếc “của bài thơ. Cho đến khi:
Một bông hoa tím biếc”
“ Ơi con chim chiền chiềnTừ ngữ “ơi” và “chi” đã mang đến một không gian Huế thực thụ. Thêm vào đó là những con chim hót vang cả trời, những tiếng ca du dương làm nên chất nhạc dịu dàng cho bài thơ. Bất chợt, tác giả ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của những tiếng hát của chim qua câu hỏi “Hót chi mà vang trời”. Để rồi tác giả kết lại:
Hót chi mà vang trời”
“Từng giọt long lanh rơiNhững giọt thiên nhiên, giọt âm thanh, giọt nắng long lanh, tinh khiết nhỏ xuống. Trong khoảnh khắc ấy, tác gia đưa tay ra hứng lấy, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách chân thật, thuần khiết nhất.
Tôi đưa tay tôi hứng”
Trong khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thơ mộng ấy, tác giả nhớ về những người lao động, những người tạo nên màu xuân cho đất nước
“Mùa xuân người cầm súngSau hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đất nước ta lâm vào cảnh khó khăn về mọi mặt. Nhưng trước hoàn cảnh ấy, những người lao động là những người đem lại tia hi vọng cho đất nước. Họ vẫn luôn lạc quan, luôn cống hiến hết sức của mình để đem lại mùa xuân cho đất nước. “Lộc” ở đây chính là mùa xuân đó. Là những thành quả lao động của những chiến sĩ giữ gìn ở tiền chiến. Hay là những cánh đồng lúa vàng tươi của những người nông dân ở hậu phương. Để rồi “tất cả như hối hả”,”tất cả như xôn xao”, hòa vào từng bước phát triển, đi lên của đất nước. Cuối khổ, tác giả còn có dấu “…”, nhằm nói lên sự phát triển của đất nước còn phát triển mãi, không phai tàn như:
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
“Đất nước bốn nghìn nămTác giả nhắc đến lịch sử phát triển của dân tộc ta. Từ thời dựng nước bốn nghìn năm trước của các vua Hùng cho đến thời kì lá cờ đỏ sao vàng phất phới. Tất cả đều là những minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển của đất nước.
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phái trước”
Tác giả nói lên những ước nguyện của mình:
“Ta làm con chim hótTừ sự phát triển của đất nước, tác giả lại nghĩ về mình. Tác giả muốn trở thành “con chim hót”, “một loài hoa” hay là “nhập vào hòa ca”; những ước mơ nhỏ bé nhưng cháy bóng, tác giả muốn góp một phần nhỏ của mình vào sự phát triển của đất nước. Nếu để ý, ta sẽ thấy từ “tôi” trong những khổ thơ trước đã đổi thành từ “ta”, cho thấy sự cống hiến này không phải chỉ riêng tác giả, mà là của mọi người. Tất cả kết thành một nốt trầm “xao xuyến” mà đầy lắng đọng.
Ta làm một loài hoa
Ta nhập vào hoa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
“Một mùa xuân nho nhỏTác giả rất khiêm tốn khi ví mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, lặng lẽ đóng góp vào mùa xuân chung của đất nước. Điều đặc biệt hơn cả là sự đóng góp từ “tuổi hai mươi” cho đến “khi tóc bạc”, tác giả đều muốn đóng góp cho đất nước. Đã thể hiện ước nguyện mong cống hiến khoongn gừng cho cuộc đời.
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Cuối cùng, tác giả kết thúc bằng:
“Mùa xuân – ta xin hátCâu hát “Nam ai, Nam bình” của tác giả hòa vào khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân. Để rồi cùng hòa quyện vào với đất trời, nước non của hai câu tiếp theo. Sự chơi chữ đặc sắc giữ “tình” và “mình” thể hiện sự đoàn kết, gắn bó của dân tộc ta. Mọi người cùng hợp sức để đem lại mùa xuân chung cho đất nước. Cuối cùng, tiếng hát Huế cất lên, vang vọng khắp mùa xuân, làm cho mùa xuân ấy thêm lắng đọng và có ý nghĩa
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã cho chúng ta biết về màu xuân của đất nước, con người thông qua các hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ, so sánh đặc sắc. Qua đó, tác giả muốn gửi gắm tới giới trẻ rằng phải sống một cách cống hiến, yêu đời, quên đi cái tôi và sự ích kỉ của bản thân. Giống như lời mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. »