Tâm sự Cây đậu xương rồng

_KirimiHana_

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười một 2019
273
155
36
Nghệ An
THCS Anh Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐẬU XƯƠNG RỒNG
Tôi muốn giới thiệu với các bạn về loại đậu "khoái khẩu" của tôi - đậu xương rồng.

Loại cây này có nhiều tên gọi: đậu rồng, đầu xương rồng, đậu khế, đậu cánh, ...Riêng ở vùng tôi gọi là đậu xương rồng (chắc vì hình dáng như thân cây xương rồng của nó)

Đây là một loài cây họ đậu, xuất phát từ châu Phi, Ấn Độ, New Guine, Philippines và Ghana. Hiện nay,Indonesia được coi là "thủ phủ" của loài cây này vì mức độ phổ biến và mật độ trồng dày đặc của nó. Đến năm 1975, đậu xương rồng đã được du nhập để trồng tại các vùng nhiệt đới trên thế giới để giúp giải quyết nạn thiếu lương thực của nhân loại

Đậu xương rồng thuộc loại thân thảo leo, đa niên nhờ có củ to dưới đất. Nếu được dựng giàn, đậu xương rồng có thể bò lan trên 3 m. Lá có 3 lá chét hình tam giác nhọn. Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi chùm có 3 - 6 hoa màu trắng hay tím (cây ở nhà mình hoa tím sương sương, đẹp lắm đó). Trái đậu màu vàng - xanh lục, hình 4 cạnh có 4 cánh, mép có khía răng cưa, trong có thể chứa đến 20 hạt. Hạt gần như hình cầu, có màu sắc thay đổi có thể vàng, trắng hay nâu, đen tùy theo chủng, có thể nặng đến 3 gram. Đây là loại cây rất dễ trồng, chỉ cần gieo hạt khô là dây leo sẽ mọc lên và phát triển. Đậu rồng sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đậu xương rồng có giá trị dinh dưỡng, có nhiều vitamin E và vitamin A. Thành phần acid amin trong loại đậu này có nhiều lysin (19,8%), methionin, cystin. Đậu xương rồng chứa nhiều calcium hơn cả đậu nành lẫn đậu phộng, tỷ lệ protein trong đậu xương rồng cũng tương đối cao (41,9%).Chắc vì thế mà đậu xương rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng.

Tuy nhiên cũng như tất cả các cây trong họ đậu khác, đậu xương rồng có chứa purin nên không thích hợp với những người bị gout, mặt khác cũng dễ gây đầy bụng, nên cần phải luộc bỏ nước và nấu chín hạt đậu trước khi ăn, những phụ nữ bị nhức nửa đầu cũng nên tránh ăn vì đậu xương rồng có thể gây kích khởi cơn nhức đầu.

Đậu rồng là loại thực vật khá phổ biến ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi thành phần của cây đều có thể chế biến thành món ăn ngon và bổ dưỡng. Ở nước ta, đây là loại đậu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, các món chay chế biến từ đậu rồng cũng khá dễ thực hiện và rất ngon. Vị giòn ngọt của đậu rồng là điểm nhấn giúp món ăn thêm ngon. Đậu rồng thường được ăn kèm với các loại mắm, cá kho, thịt kho,...như một loại rau ghém trong bữa cơm. Nó cũng được dùng làm gỏi với mùi vị rất đặc biệt. Đậu rồng ngon trái to vừa phải, màu xanh nhạt là trái non. Khi mua về, cần tước bỏ xơ và rửa sạch. Món đơn giản nhất là xào. Đậu cắt xéo, cho dầu vào chảo, phi hành hoặc tỏi cho thơm rồi cho đậu vào, nêm nếm gia vị là dùng được (Tôi mà xào chỉ có cho tiêu cay xè) . Bạn có thể xào đậu rồng với thịt bò hoặc thịt heo bằm. Xào đậu rồng trước, để đậu ra đĩa, sau khi xào thịt chín mới bỏ đậu vào, đảo đều thêm một lần nữa. Món này phải nấu vừa, không chín kỹ, để đậu giòn, giữ vị ngọt.Đậu rồng còn có thể nấu canh chua. Nguyên liệu rất đơn giản: cá, me và đậu rồng. Cách chế biến như nấu canh chua cá, khi nước sôi cho đậu rồng đã cắt thành miếng vào. Món canh vừa có vị chua từ me, vừa ngọt đậu rồng, là món giải nhiệt cho mùa hè nóng bức. Đậu rồng cũng có thể luộc hay ăn sống, chấm với nước mắm, mắm ruốc kho hay mắm cáy tùy khẩu vị mỗi người. Trong thực đơn của những nhà hàng sang trọng, đậu rồng được trộn chung với sốt mayonnaise thành món salad khai vị.

Ông giáo à, ông giáo biết không, đậu rồng có nhiều lợi ích tuyệt vời:

· Tốt cho xương khớp: Đậu rồng có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, vì thế ăn đậu rồng sẽ có tác dụng tốt cho xương của con người. Sự có mặt của canxi sẽ giúp sản xuất và bảo trì hệ thống xương, từ đó phòng chống loãng xương.

· Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C trong đậu rồng được đánh giá khá cao. Chính vì thế, một trong những tác dụng của đậu rồng là giúp xây dựng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh nhiễm vào cơ thể, duy trì độ đàn hồi của mạch máu và ngăn ngừa ung thư.

· Có lợi khi mang thai: Đậu rồng lúc tươi là một trong những nguồn cung cấp folate, đây là một trong những chất thiết yếu giúp tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Cung cấp folate đầy đủ cho cơ thể trong thời gian mang thai sẽ giúp ngăn ngừa được khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, chất sắt có trong đậu rồng cũng rất có lợi vì nó làm giảm nguy cơ thiếu máu của mẹ và tình trạng nhẹ cân ở trẻ.

· Ngăn ngừa lão hóa sớm: Đậu rồng là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn chặn màng tế bào khỏi bị tấn công bởi các gốc tự do gây ra. Vitamin C và tiền vitamin A trong loại đậu này có khả năng bảo vệ làn da khỏi nếp nhăn, ngăn ngừa sự lão hóa sớm.

· Giảm đau đầu và đau nửa đầu: Một trong những lợi ích của đậu rồng chính là làm giảm đau đầu và đau nửa đầu. Do đậu rồng có chứa chất tryptophan nên có thể cải thiện được các vấn đề liên quan đến căng thẳng. Ngoài ra, ăn đậu rồng còn giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp serotonin tăng lên, từ đó giúp giảm đau cũng như các triệu chứng liên quan như khó tiêu và nhạy cảm ánh sáng.

· Thay thế protein động vật: Là một cây họ Đậu nên đậu rồng cũng chứa hàm lượng protein rất cao và có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.

Đậu xương rồng quả là một loại cây thú vị, các bạn nhỉ?
 
Top Bottom