Địa 10 Trái Đất

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TRÁI ĐẤT VÀ CẤU TRÚC CỦA NÓ
Con người đã tồn tại trên Trái Đất được hơn 200000 năm, đó là một khoảng thời gian tương đối dài. Nhưng so với tuổi thọ của Trái Đất thì thật chẳng bõ bèn gì. Trái Đất đã xuất hiện từ 4,5 tỉ năm trước, là một hành tinh đất đá và là hành tinh duy nhất có sự sống trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, thay vì tìm hiểu những sự đặc biệt của Trái Đất mà các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời không có, chúng ta sẽ "đi vào" bên trong Trái Đất, nơi có những tính chất mà rất nhiều hành tinh đất đá khác cũng có.
Điểm chung nhất của Trái Đất với các 'hành tinh vòng trong' của Hệ Mặt Trời là bề mặt chắc cứng, lớp vỏ có nhiều quặng, khối lượng khá thấp so với các hành tinh khí nhưng có trọng lượng riêng lớn hơn. Về Trái Đất nói riêng, ngoài cùng là lớp vỏ silicat rắn dày từ 5-70km, bên trong đó là lớp phủ có độ nhớt rất cao, dày trên 2800km, chiếm gần 70% thể tích Trái Đất.
thumb-5-590x308.jpg

Hãy tưởng tượng rằng Trái Đất là một 'quả trứng' hơi tròn trĩnh một chút, như vậy, phần vỏ và màng vỏ sẽ là lớp ngoài cùng của Trái Đất, lòng trắng sẽ là lớp phủ, và tương tự, lòng đỏ sẽ là lõi của Trái Đất. Điều đặc biệt ở đây, thứ ta tưởng tượng như "lòng đỏ" lại được chia thành 2 phần, đó là lõi ngoài và lõi trong, lõi ngoài được cho là ở thể lỏng, còn lõi trong thì ở thể rắn nhưng lại có mật độ cực kì cao, 2 lớp này dày gần 3500km, nhiệt độ cao nhất là 6.100 °C ở trong cùng và giảm dần ở các lớp bên ngoài. Tuy lên đến 6.100 °C nhưng nhiệt độ ở tâm Trái Đất mới chỉ ngang bằng với nhiệt độ của bề mặt Mặt Trời mà thôi.
maxresdefault.jpg


1441128_0ce0b6ebe9a16e3b4a09359e884c4171_640x640.jpg

Mật độ trung bình của Trái Đất khoảng 5.515 kg/m3, các vật liệu càng nằm sâu hơn bên trong thì càng có mật độ lớn hơn. Các đo đạc địa chấn cho thấy tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200 kg/m3 và nhân trong khoảng 12.600–13.000 kg/m3. Hiển nhiên rằng, Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước lẫn khối lượng. Trong bốn hành tinh này, Trái Đất có độ đặc lớn nhất, hấp dẫn bề mặt lớn nhất, từ trường mạnh nhất, tốc độ quay lớn nhất. Và đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động. Lý thú ở chỗ, nếu thu nhỏ Hệ Mặt Trời đến mức những hành tinh chỉ còn là những quả bóng và thả vào chậu nước thì chỉ có duy nhất sao Thổ là nổi lên thôi, còn Trái Đất thì sẽ chìm~xuống~ cũng những hành tinh còn lại....
Trái Đất là một trong những đề tài khoa học bí ẩn và hấp dẫn nhất, do vậy chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu về nó như một cách mở mang kiến thức, hay chỉ đơn giản là một cách giải trí khá tuyệt vời....
Nguồn ảnh: Youtube, dkn, vtv, thuvienvatly.
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
TRÁI ĐẤT - HÌNH DẠNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ VẬN ĐỘNG
Trái Đất, một hành tinh đất đá khổng lồ trong Hệ Mặt Trời với thể tích 1083,2x[tex]10^{9} km^{3}[/tex], diện tích 510,067042x[tex]10^{6} km^{2}[/tex], đường kính 12756,28 km tại Xích đạo và 12713,56 km đường kính nối hai cực. Như chúng ta đều biết, khi một vật hình tròn chuyển động sẽ sinh ra lực li tâm, Trái Đất của chúng ta chuyển động liên tục quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo elip và tự chuyển động quanh một trục tưởng tượng là đường nối hai cực, do vậy mà nó gây ra một lực ly tâm để chống lại lực hấp dẫn. Lực ly tâm này lớn nhất tại xích đạo, khiến cho Trái Đất có hình cầu nhưng hơi phình ra một chút ở Xích đạo.
Capture-1.jpg


Chu kỳ tự quay của Trái Đất tương đối với Mặt Trời – một ngày Mặt Trời trung bình - vào khoảng 86.400 giây Mặt Trời trung bình. Ngoài các thiên thạch trong khí quyển và các vệ tinh quỹ đạo thấp thì chuyển động biểu kiến chính của các thiên thể trên bầu trời Trái Đất là sang phía Tây với tốc độ 15° một giờ hay 15’ một phút. Điều này tương đương với đường kính biểu kiến của Mặt Trời và Mặt Trăng sau mỗi hai phút; kích thước góc của Mặt Trời và Mặt Trăng nhìn từ Trái Đất là gần như bằng nhau.Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình. Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo.
up_DC6nBaos5inp-9dEeJhWm_7v6kf4zpiK0mTW2hEvdXeUY-OJV0OI_5j7VL14k6E1dsOfkLEYOOk7vmVIw6GF-TcGpLwWLL1Jt5mPQPKqb_YrCRayAbnVZ9wPrSGUTP3MTUzirP6LNCmgVJgX-5ve92Y1ouUTiK861_plMB8KRYlEDZFEtvAo

Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là: điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí. Góc giữa điểm cận nhật và điểm xuân phân (tính theo chiều chuyển động) hiện nay khoảng 77° (mỗi năm góc này giảm khoảng 1'02"). Quan sát từ cực Bắc, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66,16° so với mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,14° so với mặt phẳng hoàng đạo.

V%C3%AC-sao-Tr%C3%A1i-%C4%91%E1%BA%A5t-c%C3%B3-th%E1%BB%83-t%E1%BB%B1-quay-xung-quanh-tr%E1%BB%A5c.jpg

Cuối cùng, Trái Đất có một tốc độ khủng khiếp, tốc độ chuyển động trung bình của Trái đất quanh Mặt trời là 29,8 km/s. Nhưng khi đến gần Mặt trời nhất thường vào ngày 3 - 1 (điểm cận nhật) lực hút của Mặt trời lớn nhất, khi đó tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời là 30,3 km/s. Còn khi Trái đất ở xa Mặt trời nhất, thường vào ngày 5 -7 (điểm viễn nhật), lực hút của Mặt trời rất nhỏ, tốc độ chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời là 29,3 km/s. Còn chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất có vận tốc hơn 1670 km/h, do có trọng lực nên mọi thứ vẫn bình yên trên Trái Đất, nếu Trái đất ngừng quay đột ngột, theo quán tính bầu khí quyển sẽ vẫn dịch chuyển với tốc độ quay ban đầu của Trái đất ở xích đạo, mọi vật trên Trái Đất sẽ văng sang hướng đông với vận tốc ít nhất là 1650km/h... Và cơ thể của bạn sẽ ngay lập tức trở thành một viên đạn có đường kính 22,8cm, lúc ấy bạn có thể chuyển động nhanh hơn vận tốc tối đa của Usain Bolt khoảng 46 lần...
122479232_196251305276935_4716597021341048763_n.jpg


Nguồn ảnh: Facebook.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Kiều Anh81

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,200
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
MẶT TRĂNG
Đã nói đến Trái Đất thì phải nói đến người bạn đồng hành của nó, tức là Mặt Trăng. Mặt Trăng là thiên thể gần Trái Đất nhất. Khoảng cách giữa chúng ta với Mặt Trăng "chỉ có" 384.403 km. Nếu lấy vận tốc đi bộ trung bình của một người là 5km/h và có một con đường dẫn thẳng đến Mặt Trăng thì sẽ mất khoảng 8 năm 9 tháng đi bộ không nghỉ để đén Mặt Trăng. Mặt Trăng có bán kính 1738.14 km, đường kính 3.474 km (bằng 27% đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đất.
nasa-5-docx-1602804059648-095423.jpeg


Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày. Chu kỳ một ngày đêm ở Mặt Trăng tương đương với 1 tháng âm lịch ở Trái Đất. Khi chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trang liên tục chuyển động đến giữa Mặt Trời và Trái Đất, lúc này ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phần khống đối diện với Trái Đất của Mặt Trăng. Do đó ta không nhìn được Mặt Trăng. Mặt Trăng vẫn tiếp tục chuyển động, dần dần ta lại nhìn thấy Mặt Trăng. Ngày 15 âm lịch, ta sẽ thấy toàn bộ một phía của Mặt Trăng, đó là Trăng rằm. Cứ như vậy, Mặt Trăng liên tục lặp đi lặp lại quỹ đạo của mình, quá trình chuyển động cua Mặt Trăng là tác nhân chính gây ra thủy triều trên bề mặt Trái Đất. Có 2 hiện tượng thiên văn rất thú vị mà Mặt Trăng gây ra, đó là Nhật Thực và Nguyệt thực mà chúng ta đã biết.
noi-so-hai-mang-ten-nhat-thuc-xua-va-nay.jpg
Animation_april_15_2014_lunar_eclipse_appearance.gif
Ngoài ra, con người không thể sống và sinh hoạt bình thường trên Mặt Trăng vì: Thứ nhất, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên Mặt Trăng là vô cùng lớn, ban ngày có thể lên đến [tex]127^{0}C[/tex] ban đêm có thể xuống [tex]-183^{0}C[/tex] Thứ hai, trên Mặt Trăng không có dưỡng khí và nước mà chỉ có băng tuyết ở hai cực. Thứ ba, trọng lực trên Mặt Trăng rất nhỏ, chỉ bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Ở đó bạn có thể nhảy cao khoảng 6m, và tất nhiên ở Mặt Trăng không ai phải lo lắng về cân nặng của mình, bạn có thể nặng đến 2 tạ khi ở Trái Đất nhưng lên Mặt Trăng thì chỉ còn chưa đầy 40kg. Điều này nghe hay đấy, đúng không?
nlasYLlQv7F7Km-ZUaTzchy18jzs24rB4-_N4A2ofhNLni7c314T-lWlw3C-uWeVj1aJjllaLc_14kYVCYjlImv8l9gOAUfV8WYnS9Zp3T2GOIZ64-YjK_Vg0o9po0AnfmPS-2THcovh7sur0xQpnIetynTSG9C9T81uhQc9CgOX0bwNUBg5cLrNDENzzcNDGmuQQ2Cahn6Dxzor2j9X8w
 
Last edited:
Top Bottom