Địa Cấu trúc Trái Đất, thạch quyển, tác động của nội lực, ngoại lực.

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,169
3,209
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG III: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỂN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ
Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
I. Cấu trúc của Trái Đất
- Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất.
- Ba lớp chính: bên ngoài là lớp vỏ Trái Đất, bao Manti ở giữa, trong cùng là Nhân.
1. Vỏ Trái Đất
- Độ dày: Từ 5km (ở đại dương) – 70km (ở lục địa).
- Là lớp vỏ mỏng, cứng ngoài cùng.
- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục, tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa, dưới cùng là tầng bazan.
- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.
2. Lớp Manti
- Từ độ sâu 15km đến 2900km.
- Chia thành 2 tầng:
  • Manti trên: 15 – 700 km: Trạng thái quánh dẻo.
  • Manti dưới: 700 – 2900 km: Trạng thái rắn chắc.
3. Lớp Nhân
- Dày 3470km.
- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.
- Chia làm 2 tầng:
  • + Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, nhiệt độ 50000C, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.
  • + Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.
4. Thạch quyển
- Là lớp vỏ ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của bao Manti, độ dày tới 100km.
II. Thuyết kiến tạo mảng
  • - Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.
  • - Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.
  • - Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
  • - Ranh giới, nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…
Bài 8: Tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất
I. Nội lực
- Nội lực: là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
- Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng đất.
II. Tác động của nội lực
1. Vận động theo phương thẳng đứng

- Là những vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng.
- Diễn ra trên một diện tích lớn.
- Thu hẹp, mở rộng diện tích lục địa một cách chậm chạp và lâu dài.
- Kết quả: Biển tiến hay biển thoái, lục địa được mở rộng hay thu hẹp.
2. Vận động theo phương nằm ngang
- Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép, tách dãn… gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.
a) Hiện tượng uốn nếp
  • Là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của nó không bị phá vỡ.
  • Do tác động của lực nằm ngang, xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao, đá bị xô ép, uốn cong thành nếp.
  • Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp.
b) Hiện tượng đứt gãy
  • Do tác động của lực nằm ngang.
  • Xảy ra ở vùng đá cứng.
  • Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch.
  • Tạo ra các địa hào, địa lũy…
Bài 9: Tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất
I. Ngoại lực
- Khái niệm: là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân chủ yếu: do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
II. Tác động của ngoại lực
1. Quá trình phong hóa

- Khái niệm: là quá trình phá hủy và làm biến đổi về kích thước, thành phần hóa học của các loại đá và khoáng vật.
- Có ba loại phong hóa.
a) Phong hóa lí học
  • Khái niệm: là sự phá hủy đá thành các khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau.
  • Kết quả: Đá nứt vỡ, thay đổi kích thước, không thay đổi thành phần hóa học.
  • Nguyên nhân: do thay đổi nhiệt độ đột ngột, sự đóng băng, tác động của sinh vật.
b) Phong hóa hóa học
  • Khái niệm: là quá trình phá hủy, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
  • Nguyên nhân: do tác động của chất khí, nước, những chất khoáng hòa tan trong nước, các chất do sinh vật bài tiết…
c) Phong hóa sinh học
  • Khái niệm: là sự phá hủy đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá hủy về mặt cơ giới vừa bị phá hủy về mặt hóa học.
  • Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật.
2. Quá trình bóc mòn
- Khái niệm: Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, gió, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu.
- Tác nhân và kết quả:
  • Nước chảy: Khe rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông suối…
  • Gió: Hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, các bề mặt đá mài nhẵn, ngọn đá sót hình nấm…
  • Sóng biển: Vách biển tạm thời, hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ…
  • Băng hà: Vịnh biển (Phi-o), cao nguyên băng hà, đá trán cừu…
3. Quá trình vận chuyển
- Vận chuyển: là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
- Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc:
  • Động năng quá trình ngoại lực.
  • Trọng lượng và kích thước vật liệu.
  • Đặc điểm: tự nhiên của mặt đệm.
- Hình thức:
  • Vật liệu nhỏ, nhẹ được cuốn đi nhờ động năng của ngoại lực.
  • Vật liệu lớn, nặng lăn trên mặt đất dốc do chịu thêm tác động của trọng lực.
4. Quá trình bồi tụ
- Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy.
- Quá trình bồi tụ phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
- Có hai hình thức bồi tụ:
  • Vật liệu tích tụ dần trên đường đi theo thứ tự giảm dần kích thước và trọng lực.
  • Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng.
Được tổng hợp bởi GauCuli.
 
Top Bottom