Cấu trúc đề thi mới cho năm 2009

L

lucdinhtai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MÔN VĂN

So với các năm trước, đề thi môn văn năm 2009 có phần nghị luận xã hội (3 điểm). Điểm thi chia đều cho cả hai phần đề chung và phần riêng, mỗi phần đề thi. Nội dung giới kiến thức và cấu trúc đề thi như sau:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)

Câu I (2 điểm):

Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam.

Nội dung kiến thức:

- Khái quát Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Hai đứa trẻ - Thạch Lam.

- Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) – Vũ Trọng Phụng.

- Chí Phèo – Nam Cao.

- Nam Cao.

- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng.

- Vội vàng – Xuân Diệu.

- Xuân Diệu.

- Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.

- Tràng Giang – Huy Cận.

- Chiều tối – Hồ Chí Minh.

- Từ ấy – Tố Hữu.

- Một thời đại trong thi ca (trích) – Hoài Thanh và Hoài Chân.

- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

- Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Phạm Văn Đồng.

- Việt Bắc (trích) – Tố Hữu

- Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm.

- Sóng – Xuân Quỳnh.

- Đàn ghi- ta của Lor-ca – Thanh Thảo.

- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Vợ nhặt (Kim Lân).

- Vợ chồng A Phủ (trích) – Tô Hoài.

- Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành.

- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.

Câu II (3 điểm):

Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 600 từ).

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

II. PHẦN RIÊNG ( 5 điểm).

Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học.

Câu III.a (theo chương trình chuẩn).

Ngoài nội dung kiến thức liên quan đến các tác giả, tác phẩm như yêu cầu đối với phần câu 1 (đã nêu trên), bổ sung thêm các tác phẩm sau:

- Đời thừa – Nam Cao.

- Tương tư – Nguyễn Bính.

- Nhật ký trong tù – Hồ Chí Minh.

- Lai Tân – Hồ Chí Minh.

- Tây Tiến – Quang Dũng.

Câu III.b (theo chương trình nâng cao)

Ngoài nội dung kiến thức yêu cầu đối với thí sinh chương trình chuẩn, bổ sung thêm các tác phẩm sau:

- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên.

- Một người Hà Nội – Nguyễn Khải.

-----------------

MÔN LỊCH SỬ

Môn lịch sử thi theo hình thức từ luận. Đề thi gồm hai phần, phần chung (bảy điểm) và phần riêng (ba điểm) có phần dành riêng cho thí sinh học chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Cấu trúc đề và giới hạn kiến thức như sau:

I. PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 7 điểm

Câu I, II và III ( 7 điểm) gồm các nội dung sau:

I. Lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945 (những nội dung có liên quan đến lịch sử Việt Nam lớp 12)

- Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 và hậu quả của nó.

- Đại hội II (1920) và ĐH VII (1935) của Quốc tế Cộng sản.

- Mặt trận nhân dân Pháp.

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

II. Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 (3 điểm)

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949).

- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991 – 2000).

- Các nước Đông Bắc Á.

- Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.

- Các nước châu Phi và Mỹ La tinh.

- Nước Mỹ.

- Tây Âu.

- Nhật Bản.

- Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh.

- Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX.

- Tổng kết lịch sử hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

III. Lịch sử thế giới từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất

- Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897 -1914).

- Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

IV. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930.

- Phong trào cách mạng 1930 – 1935.

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

- Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-2945 đến trước ngày 19-12-1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953).

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 -1954.

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất. (1965 – 1973).

- Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

- Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1975.

- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1976- 1986).

- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000).

- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000.

II. PHÂN RIÊNG (3 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu.

Câu IV.a Theo chương trình chuẩn (3 điểm).

Nội dung kiến thức gồm phần Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000 và Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Chi tiết gồm các giai đoạn, sự kiện lịch sử như yêu cầu đối với phần đề chung (đã trình bày phần trên).

Câu III.b Theo chương trình nâng cao (3 điểm)

Nội dung kiến thức bao gồm:

* Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến năm 2000. Nội dung kiến thức yêu cầu giống như đối với phần đề chung (như trên).

* Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Phần lịch sử Việt Nam bao gồm các nội dung sau:

- Những chuyển biến mới về kinh tế xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến đầu năm 1930.

- Phong trào cách mạng 1930 – 1935.

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

- Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.

- Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 -1945). Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời.

- Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).

- Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 – 1953).

- Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953 -1954.

- Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ Diệm, gìn giữ hòa bình (1954-1960).

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961-1965).

- Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mỹ (1965 – 1968).

- Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ (1969-1973).

- Cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao. Hiệp định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến lạnh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975).

- Việt Nam sau đại thắng mùa xuân 1975.

- Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc (1976- 1986).

- Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986 – 2000).

- Tổng kết lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000.

-----------------

MÔN ĐỊA LÝ

Khác với kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh không được mang Alat địa lý Việt Nam vào phòng thi. Phần kỹ năng ở đề thi ĐH môn này yêu cầu cao hơn kỳ thi tốt nghiệp: có riêng câu hỏi kỹ năng (3 điểm), đề có thể yêu cầu vẽ lược đồ và điền một số đối tượng địa lý lên lược đồ. Đề thi gồm hai phần, phần chung chiếm 8 điểm và phần riêng phân biệt giữa hai chương trình hai điểm.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: 8 điểm

Câu I (2 điểm)

* Địa lý tự nhiên:

- Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ.

- Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.

- Đất nước nhiều đồi núi.

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Thiên nhiên phân hóa đa dạng.

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

* Địa lý dân cư

- Đặc điểm dân số và phân số dân cư.

- Lao động và việc làm.

- Đô thị hóa.

Câu II (3 điểm)

Nội dung kiến thức:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Địa lý các ngành kinh tế

- Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp).

- Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp).

- Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch).

Địa lý các vùng kinh tế

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ.

- Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.

- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung bộ.

- Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung bộ.

- Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ.

- Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long.

- Vấn để phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo.

- Các vùng kinh tế trọng điểm.

Câu III. (3 điểm)

Kỹ năng

- Vẽ lược đồ Việt Nam và điền một số đối tượng địa lý lên lược đồ.

- Về bản số liệu, tính toán, nhận xét.

- Về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích.

II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu.

Câu IV.a Theo chương trình chuẩn

Nội dung nằm theo chương trình chuẩn, đã nêu ở trên.

Câu IV.b Theo chương trình nâng cao

Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài nội dung đã nêu ở trên bổ sung các nội dung sau:

- Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lý dân cư).

- Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lý kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế).

- Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lý kinh tế - một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp).

- Vấn đề lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng Alat Địa lý Việt Nam trong phòng thi.

-----------------
 
L

lucdinhtai

MÔN TOÁN

Đề thi toán kỳ thi ĐH 2009, phần chung dành cho tất cả thí sinh chiếm bảy điểm. Phần riêng (gồm 2 câu) chiếm ba điểm. Đề thi yêu cầu nhiều kiến thức mở rộng hơn so với kỳ thi tốt nghiệp.

Cấu trúc đề thi cụ thể như sau:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7 điểm)

Câu I (2 điểm):

- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.

- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số. Cưc trị. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số. Tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số. Tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)…

Câu II (2 điểm)

- Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình đại số.

- Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.

Câu III (1 điểm)

- Tìm giới hạn.

- Tìm nguyên hàm. Tính tích phân.

- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

Câu IV (1 điểm)

Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng. Tính diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

Câu V. Bài toán tổng hợp (1 điểm)

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc phần 2).

1. Theo chương trình chuẩn:

Câu VI.a (2 điểm):

Nội dung kiến thức: phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian.

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Đường tròn, elip, mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu VII.a (1 điểm)

Nội dung kiến thức:

- Số phức.

- Tổ hợp. xác suất, thống kê.

- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.

2. Theo chương trình nâng cao:

Câu VI.b (2 điểm)

Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng và trong không gian:

- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.

- Đường tròn, ba đường conic, mặt cầu.

- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.

- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu VII.b (1 điểm)

Nội dung kiến thức:

- Số phức.

- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = ax2 + bx + c / px + q và một số yếu tố liên quan.

- Sự tiếp xúc của hai đường cong.

- Hệ phương trình mũ và lôgarit.

- Tổ hợp, xác suất, thống kê.

- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.

-----------------

MÔN VẬT LÝ

Môn Vật lý thi theo hình thức trắc nghiệm. Thời gian làm bài: 90 phút. Đề thi gồm hai phần: phần chung dành cho tất cả thí sinh gồm 40 câu hỏi và phần riêng theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao (mỗi phần 10 câu).

Cấu trúc đề thi như sau:

I. PHẦN CHUNG: 40 câu

Chủ đề
Nội dung kiến thức
Số câu

Dao động cơ
- Dao động điều hòa.

- Con lắc lò xo.

- Con lắc đơn.

- Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn.

- Dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức.

- Hiện tượng cộng hưởng.

- Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.

- Thực hành: chu kỳ dao động của con lắc đơn.
7

Sóng cơ
- Sóng cơ. Sự truyền sóng.

- Sóng âm

- Giao thoa sóng

- Phản xạ sóng. Sóng dừng.
4

Dòng điện xoay chiều
- Đại cương về dòng điện xoay chiều.

- Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có R, L, C và có R,L,C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện.

- Công suất dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.

- Máy biến áp. Truyền tải điện năng.

- Máy phát điện xoay chiều

- Động cơ không đồng bộ ba pha.

- Thực hành: khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.
9

Dao động và sóng điện từ
- Dao động điện từ. Mạch dao động LC.

- Điện từ trường.

- Sóng điện từ.

- Truyền thông (thông tin liên lạc) bằng sóng điện từ.
4

Sóng ánh sáng
- Tán sắc ánh sáng.

- Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng.

- Bước sóng và màu sắc ánh sáng.

- Các loại quang phổ.

- Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

- Thang sóng điện từ.

- Thực hành: xác định bước sóng ánh sáng.
5

Lượng tử ánh sáng
- Hiện tượng quang điện ngoài. Định luật về giới hạn quang điện.

- Thuyết lượng tử ánh sáng. Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng.

- Hiện tượng quang điện trong.

- Quang điện trở. Pin quang điện.

- Hiện tượng quang – phát quang.

- Sơ lược về laze

- Mẫu nguyên tữ Bo và quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô.
6

Hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Khối lượng hạt nhân.

- Lực hạt nhân.

- Độ hụt khối. Năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng.

- Hệ thức giữa khối lượng và năng lượng.

- Phóng xạ.

- Phản ứng hạt nhân.

- Phản ứng phân hạch.

- Phản ứng nhiệt hạch.
5

Tư vi mô đến vĩ mô
- Các hạt sơ cấp

- Hệ mặt trời. Các sao và thiên hà

Tổng số câu
40



II. PHẦN RIÊNG (10 câu)

A. Theo chương trình chuẩn:

Chủ đề
Số câu

Dao động cơ.
6

Sóng cơ và sóng âm.

Dòng điện xoay chiều.

Dao động và sóng điện từ.

Sóng ánh sáng.
4

Lượng tử ánh sáng.

Hạt nhân nguyên tử.

Từ vi mô đến vĩ mô.



B. Chương trình nâng cao:

Chủ đề
Số câu

Động lực học vật rắn
4

Dao động cơ.


Sóng cơ.
6



Dòng điện xoay chiều.

Dao động và sóng điện từ.

Sóng ánh sáng.

Lượng tử ánh sáng.

Sơ lược về thuyết tương đối hẹp.

Hạt nhân nguyên tử.

Từ vi mô đến vĩ mô.



-----------------

MÔN HÓA HỌC

Đề thi môn Hóa học gồm 50 câu trắc nghiệm chia làm hai phần: phần chung 40 câu dành cho tất cả thí sinh; phần riêng (10 câu) gồm hai phần theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần ở phần đề tự chọn.

Cấu trúc đề và giới hạn nội dung kiến thức như sau:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu)

Nội dung
Số câu

Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học.
2

Phản ứng oxi hóa – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.
2

Sự điện li
2

Phi kim (cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu quỳnh, halogen.
2

Đại cương về kim loại
2

Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm, sắt.
5

Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông.
6

Đại cương hóa học hữu cơ, hiđôcacbon
2

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
2

Andehyt, xeton, axit cacboxylic.
2

Este, lipit.
2

Amin, amino, axit và protein.
3

Cacbohiđrat.
1

Polime và vật liệu polime.
1

Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông
6



II. PHẦN RIÊNG (10 câu)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần

A. Phần theo chương trình chuẩn:

Nội dung
Số câu

Tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, sự điện li.
1

Andehyt, xeton, axit cacboxylic
2

Dãy điện thế cực chuẩn
1

Crom, đồng, kẽm, niken, chì, bạc vàng, thiếc
2

Phân biệt một số chất vô cơ, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
1

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
1

Amin, amino, axit và protein.
1

Cacbohiđrat.
1



B. Phần theo chương trình nâng cao:

Nội dung
Số câu

Tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, sự điện li.
1

Andehyt, xeton, axit cacboxylic
2

Dãy điện thế cực chuẩn
1

Crom, đồng, kẽm, niken, chì, bạc vàng, thiếc
2

Phân biệt một số chất vô cơ, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
1

Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
1

Amin, amino, axit và protein.
1

Cacbohiđrat.
1



-----------------

MÔN SINH HỌC

Môn Sinh vật thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi gồm hai phần: phần chung (40 câu) dành cho tất cả thí sinh; phần riêng gồm phần đề theo chương trình sách giáo khoa chuẩn và phần theo chường trình nâng cao, mỗi phần 10 câu. Thời gian làm bài: 90 phút.

Cấu trúc đề thi như sau:

Phần
Nội dung cơ bản
Số câu chung
Phần riêng

Chuẩn
Nâng cao

Di truyền học
Cơ chế di truyền và biến dị.
8
2
2

Tính qui luật của hiện tượng di truyền.
8
2
2

Di truyền học quần thể.
3
0
0

Ứng dụng di truyền học.
3
1
1

Di truyền học người.
2
1
1

Tổng số
24
6
6

Tiến hóa
Bằng chứng tiến hóa
1
2
0

Cơ chế tiến hóa
5
2

Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
2
0
0

Tổng số
8
2
2

Sinh thái học
Sinh thái học cá thể.
1
0
0

Sinh thái học quần thể.
2
1
1

Quần xã sinh vật.
2
0
1

Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
3
1
1

Tổng số
8
2
2

Tổng số cả ba phần
40
10
10



-----------------

MÔN TIẾNG ANH

Đề thi ĐH – CĐ môn tiếng Anh gồm 80 câu trắc nghiệm dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng.

Cấu trúc đề thi như sau:

Lĩnh vực
Yếu tố/chi tiết cần kiểm tra
Số câu

Ngữ âm
- Trọng âm từ (chính/phụ)

- Trường độ âm và phương phức phát âm.
5



Ngữ pháp – Từ vựng
- Danh từ / đại từ / động từ (thời và hợp thời) / tính từ / từ nối/ trạng từ/ v.v…
7

Cấu trúc câu
5

- Phương thức cấu tạo từ/sử dụng từ (word choice/usage)
6

Tổ hợp từ / cụm từ cố định / động từ hai thành phần (phrasal verb)
4

Từ đồng nghĩa / dị nghĩa
3

Chức năng giao tiếp
- Từ / ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản, v.v… (yếu tố văn hóa được khuyến khích)
5

Kĩ năng đọc
- Điền từ vào chỗ trống: (sử dụng từ / ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng); một bài text khoảng 200 từ.
10

- Đọc lấy thông tin cụ thể / đại ý (đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa…) một bài text độ dài khoảng 400 từ, chủ đề phổ thông.
10

- Đọc phân tích/đọc phê phán/tổng hợp/suy diễn; một bài text khoảng 400 từ chủ đề phổ thông.
10

Kĩ năng viết
- Phát hiện lỗi cần sửa cho câu đúng (đặc biệt lỗi liên quan đến kỷ năng viết).
5

Viết gián tiếp. Cụ thể các vấn đề có kiểm tra viết bao gồm:

- Loại câu.

- Câu cận nghĩa.

- Chấm câu.

- Tính cân đối.

- Hợp mệnh đề chính – phụ

- Tính nhất quán (mood, voice, speaker, position,…)

- Tương phản.

- Hòa hợp chủ - vị

- Sự mập mờ về nghĩa (do vị trí bổ ngữ,…)

- Dựng câu với từ / cụm từ cho sẵn.

- ….

Với phần này, người soạn đề có thể chọn vấn đề cụ thể trong những vấn đề trên cho bài thi.
10



• Ký hiệu “/” có nghĩa là hoặc. Lời chỉ dẫn (instruction) viết bằng tiếng Anh.

-----------------

MÔN TIẾNG NGA

Môn Tiếng Nga thi theo hình thức trắc nghiệm. Đề thi ĐH – CĐ môn này gồm 80 câu dành cho tất cả thí sinh, không có phần riêng. Cấu trúc đề thi như sau:

Lĩnh vực
Nội dung
Số câu

Ngữ pháp: cấp độ từ
Giới từ
6

Danh từ
6

Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)
6

Tính từ
4

Đại từ
6

Số từ
2

Liên từ
5

Ngữ pháp: cấp độ câu
Kết thúc câu
5

Viết câu đồng nghĩa
5

Viết câu dựa vào từ gợi ý
5

Ý nghĩa từ vựng
5

Xác định lỗi sai
Biến đổi hình thái từ (danh từ, tính từ, đại từ)
1

Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)
1

Liên từ
1

Giới từ
1

Ý nghĩa từ vựng
1

Tình huống giao tiếp
5

Văn bản điền khuyết (từ/cụm từ). Văn bản khoảng 150-200 từ
Giới từ
2

Ý nghĩa từ vựng
2

Động từ (thời, thể, thức, tính động từ, trạng động từ)
2

Liên từ
2

Tính từ / Đại từ
2

Văn bản đọc hiểu (trả lời câu hỏi, kết thúc câu). Văn bản khoảng 150-200 từ.
5

Tổng số câu
80



-----------------
 
N

nomoregame_loveonegirl

bạn ơi Toán không có tiệm cận xiên đúng không bạn..................................................................................................
 
Top Bottom