Câu hỏi về văn học dân gian (VHDG)

V

vipboy_2009

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn ơi các bạn giúp mình với,thứ sáu(11/9/2009) mình phải kiểm tra rồi-mong các bạn giúp mình càng sớm càng tốt:
1.Tìm tính dị bản cho một số thể loại của VHDG
2.Sự ảnh hưởng của VHDG đối với văn học viết có ảnh hưởng như thế nào?Tìm một số tác phẩm-tác giả tiêu biểu?
 
T

toi0bix

2.Sự ảnh hưởng của VHDG đối với văn học viết có ảnh hưởng như thế nào?Tìm một số tác phẩm-tác giả tiêu biểu?

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Hai bộ phận văn học dân gian & văn học viết luôn có sự tác động qua lại. Trong đó ,xuất hiện các thiên tài văn học với những tác phẩm văn học bất hủ như :
Nguyễn Trãi :Bình ngô đại cáo ,Quân trung từ mệnh tập ...
Nguyễn Du :Độc tiểu thanh kí...
Lí Thường Kiệt : Nam quốc sơn hà...
Trần Quốc Tuấn : Hịch tướng sĩ...
 
T

toi0bix

các bạn ơi các bạn giúp mình với,thứ sáu(11/9/2009) mình phải kiểm tra rồi-mong các bạn giúp mình càng sớm càng tốt:
1.Tìm tính dị bản cho một số thể loại của VHDG
?
Các dị bản của cùng một tác phẩm văn học dân gian là những văn bản sưu tầm được từ trong đời sống, giống nhau về chủ đề và các nội dung chính ,tuy nhiên ,qua nhiều đời ,nhiều thế hệ ,nó sẽ bị biến tấu về câu từ ,cụm từ ,hình thức ,cũng có thể được mở rộng về nội dung & hình thức .
Ví dụ : trong ca dao :(biến tấu câu từ ):

1. Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội , thập cửu đèo cũng qua .
2.Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội , thất bát thập cửu đèo cũng qua .
Hoặc là :
1- Cô kia cắt cỏ bên sông
Có muốn ăn nhãn thì lô_ng` sang đây

Sang đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: cô lấy anh chăng ?

2- Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn ăn sung chín thì l_ồng sang đây
Sang đây anh bấm cổ tay
Anh hỏi câu này: có lấy anh chăng ?

3- Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi ?
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.


 
V

vipboy_2009

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Hai bộ phận văn học dân gian & văn học viết luôn có sự tác động qua lại. Trong đó ,xuất hiện các thiên tài văn học với những tác phẩm văn học bất hủ như :
Nguyễn Trãi :Bình ngô đại cáo ,Quân trung từ mệnh tập ...
Nguyễn Du :Độc tiểu thanh kí...
Lí Thường Kiệt : Nam quốc sơn hà...
Trần Quốc Tuấn : Hịch tướng sĩ...
bạn phải nói rõ là ảnh hưởng như thế nào,cần chi tiết hơn chứ nói chung như vậy thì hơi khó hiểu.với một số VD bạn có thể nói rõ là ảnh hưởng chỗ nào phần nào-nhưng dù sao cũng cảm ơn bạn rất nhiều
 
M

map17

:)) Vipboy Học Trường THPT Nguyễn Trãi !! Có thể cùng lớp vì Cùng Ngày nộp bài :))
 
P

phamminhkhoi

Văn học dân gian là văn học truyền khẩu, cho nên thường xuất hiện những dị bản, những bản khác với bản gốc. Đó là những biến đổi tất yếu qua nhiều thời, nhiều dời, nhiều bàn tay nghệ sĩ đã chỉnh sửa

Phần văn học trung đại một bạn đã nói ở trên. tớc hỉ nói về ảnh hưởng của ca dao đến văn học hiện đại.

Văn học hiện đại chịu một ảnh hưởng lớn từ văn học dân gian. Nó đã tảơ thành một mảng đề tài, bắt đầu từ trong phong trào thơ mới.
Hoài thanh nói: trong thơ mới xuất hiện 3 dòng: dòng thơ đường, thơ pháp và thơ dân tộc, ba dòng này luôn luôn giao hào và bổ sung nhau. Văn thơ dân tộc qua nhiều thời đã biết mở rộng hơn, biết tiếp thu những tinh tuý từ bên ngaoiù đê rtự hoàn thiện mình, mà không làm mất đi chất dân tộc.

Tiêu biểu như bài thơ của nguyễn bính

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn
(...)

Hay của bàng bá lân

(...)
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Những câu thơ ấy dù thi nhân đã thổi vào một chút rung động xao xuyến của thời đại, vẫn thấm đẫm tình quê. Đó là cây đa, bến nước con đò, là giậu mùng tơi, là con bướm trắng...Tình yêu thương chan hoà, đắm say nhữung không xa cáh khỏi hồn dân tộc. Nó chứng tỏ một điều : ca dao việt nam vẫn sống, vẫn trường tồn và phát triển, dù từng một thời gian dài bị thơ đường chèn ép, bị lối sống tây hoá lấn chân.

Thơ mới kết thúc, nguồn cảm hứng lãng mạn tiêu cực cũng tiêu tan. Ca dao trở về trong nưhũng câu chữ nôm na, bình dị, dễ hiểu
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

Những câu thơ đẫm chất triết lý, suy tưởng trong ca dao. Rồi đến:

Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bo9ừ tre xanh

Tinh thần dân tộc không chết sau 1000 năm bắc thuộc và 100 năm chiến tranh chống đế quốc. Nó đã đứng dậy !
 
Top Bottom