câu hỏi về từ trường trái đất!

B

bason

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:
tại sao dùng la bàn tang, ta không thể xác định được thành phần thẳng đứng của từ trường trái đất?
câu 2:
có thể dùng nguồn điện xoay chiều để tạo từ trường của cuộn dây trong la bàn tang được k?vì sao?
nhờ các bạn giải thích cho mình!
 
Last edited by a moderator:
B

bicycle

Sơn đấy hả? Tôi Thành đây!
Câu 1: Kim nam châm thử đặt trong la bàn tang nằm ngang nên chỉ quay được dưới sự tác động của vector BT (thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất) và vector BC (từ trường cuộn dây).
Câu 2: Không! Bởi vì khi cho dòng điện xoay chiều vào thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện hai vector cảm ứng từ tổng hợp cùng phương, ngược chiều, gần cùng độ lớn ở tâm vòng dây nên hầu như sẽ chẳng còn từ trường nữa!
Nghĩ như vậy không biết có đúng không nữa;)
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

câu 1:
tại sao dùng la bàn tang, ta không thể xác định được thành phần thẳng đứng của từ trường trái đất?
câu 2:
có thể dùng nguồn điện xoay chiều để tạo từ trường của cuộn dây trong la bàn tang được k?vì sao?
nhờ các bạn giải thích cho mình!

Đây là lần đầu tiên nghe nói tới khái niệm "la bàn tang", bạn nào giải thích hộ cái
Câu 2:
Theo tôi là không
Do dòng điện xoay chiều là dòng điện mà chiều chuyển động của hạt mang điện thay đổi liên tục, nên từ trường do nó sinh ra cũng sẽ biến thiên rất nhanh theo thời gian, chính sự biến thiên này làm con người có cảm giác không sinh ra từ trường
 
B

bicycle

Câu 2:
Theo tôi là không
Do dòng điện xoay chiều là dòng điện mà chiều chuyển động của hạt mang điện thay đổi liên tục, nên từ trường do nó sinh ra cũng sẽ biến thiên rất nhanh theo thời gian, chính sự biến thiên này làm con người có cảm giác không sinh ra từ trường
Cảm ơn anh (chú) điều phối viên nhiều nhiều nhé! Lớp em (cháu) có bài thực hành này nhưng chưa tìm ra câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi trên. Nhưng giờ thì có rồi!:)>-
La bàn tang (nghĩa chuyên ngành là Tangent Compass) hay còn gọi là điện kế tang (Tangent Galvanometer)
tangent-galvanometer.gif

Anh (chú) có thể xem định nghĩa chi tiết về nó ở đây: (Bằng tiếng Anh)
Mã:
http://en.wikipedia.org/wiki/Galvanometer#Tangent_galvanometer
Còn đây là một số loại la bàn tang: (Bằng tiếng Anh)
Mã:
http://physics.kenyon.edu/EarlyApparatus/Electrical_Measurements/Tangent_Galvanometer/Tangent_Galvanometer.html
Hoặc đơn giản nhất đó là tìm đọc SGK Vật lý 11 nâng cao trang 179 :p (nó chỉ giới thiệu sơ bộ cấu tạo thôi)
 
Last edited by a moderator:
H

hannapham

may quá có 2 cao thủ ở đây
cho tui hỏi bài này nha cần gấp
mong các bạn giải chi tiết dùn nha tại tui học *** lắm hjhjhj
trong ống phóng điện tử của mấy thu vô tuýen truyền hình e thoát ra từ K được tăng tốc và thoát khỏi A với năng lượng W= 3 keV. sau đó e đi vào từ trường B của một cuộn dây : vecto B vuong góc vời phương ban đầu của e , B= 1,6.10^-3T
và tác dụng trong khoảng chiều dài L1= 5cm. sau khi ra ngoài từu trường , e chuyển động trong ống khoảng L2 = 30cm rồi đập vào màn huỳnh quang . tính đọ lệch x của e trên màn . biét 1eV= 1,6.10^-19 J
: đáp án là 15,6 cm
 
B

bason

Câu 1[/COLOR][/B]: Kim nam châm thử đặt trong la bàn tang nằm ngang nên chỉ quay được dưới sự tác động của vector BT (thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất) và vector BC (từ trường cuộn dây).
Câu 2: Không! Bởi vì khi cho dòng điện xoay chiều vào thì trong cuộn dây sẽ xuất hiện hai vector cảm ứng từ tổng hợp cùng phương, ngược chiều, gần cùng độ lớn ở tâm vòng dây nên hầu như sẽ chẳng còn từ trường nữa!
Nghĩ như vậy không biết có đúng không nữa
mình chỉ không dám đưa ra câu trả lời chính xác vì còn lưỡng lự trưởng hợp ta xoay dọc la bàn.liệu có đc k, khi câu hỏi như vậy, tức là ta có thể dùng mọi cách, kể cả k làm theo sách giáo khoa, miễn xác định đc là đc!
anh e xem giúp mình cái!thanks!
câu 2 thì mình trả lời đc, tiện tay gõ lên ấy mà!hì!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom