Câu hỏi về thực vật trong Sinh học 6

P

ptthao_2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Thực vật được chia thành mấy nhóm?
Nêu đặc điểm của từng nhóm? Và cho ví dụ
2) Có mấy loại thân?
Nêu đặc điểm của từng loại thân và cho ví dụ
3) Cây chuối có phải là thân biến dạng không?
4) Nêu các bộ phận và chức năng của thân non?
5) Cho biết đặc điểm câu tạo và chức năng của các loại rễ biến dạng? Cho ví dụ cụ thể
6) Vì sao phải thu hoạch rễ củ trước khi chúng ra hoa? Tại sao rễ cây ăn quả lại bấm ngọn
7) Thân dài ra và to ra được là do bộ phận nào của cây?
8)
Cấu tạo và chức năng miền hút của rễ.

Mọi người chỉ mình nha.......Đây là 1 số câu trong đề mình không hiểu. :confused: @};- ~ ~ LT6/8 ~ ~
 
T

thaolovely1412

6) phải thu hoạch rễ củ trước khi chúng ra hoa vì chất dự trữ của các củ dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa kết quả. Sau khi ra hoa chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa làm cho rễ củ xốp teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ đều giảm
Thường bấm ngọn tỉa cành trước khi ra hoa vì khi bấm ngọn cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Câu 3
Cây chuối có thân củ nằm dưới mặt đất, thân cây chuối trên mặt đất thực chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước. thân cây chuối là thân biến dạng: thân củ có chứa chất dự trữ.
 
D

ducanh29092002

Câu 3 và 6 mình ko nói nữa.
Câu 2: Có 3 loại thân chính, đó là:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành(bàng, phượng,...)
+ Thân cột: cứng, cao, không cành(cau, dừa,...)
+ Thân cỏ: thấp, mềm, yếu(đậu, hành,...)
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
Last edited by a moderator:
D

ducanh29092002

Câu 1: Thực vật gồm 2 nhóm đó là thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
+ Thực vật có hoa: là những thực vật có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt
+ Thực vật không có hoa: là những thực vậtmà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả,
hạt
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
  • Like
Reactions: Susumurphy
D

ducanh29092002

Câu 4:Gồm các bộ phận và chức năng như sau:
a.Bên trong vỏ:
+Biểu bì:gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong
+Thịt vỏ:gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn và một số tế bào chứa chất diệp lục có chức năng dự trữ và tham gia quang hợp.
b.Bên trong trụ giữa:
+Một vòng bó mạch
+Ruột:gồm những tế bào có vách mỏng có chức năng chứa chất dự trữ
c.Bên trong một vòng bó mạch
+Mach rây:gồm những tế bào sống, có vách mỏng có chức năng vân chuyển chất hữu cơ
+Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách hoá gỗ dày, không có chất tế bào có chức năng vân chuyển nước và muối khoáng
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
Last edited by a moderator:
P

ptthao_2002

Câu 3 và 6 mình ko nói nữa.
Câu 2: Có 3 loại thân chính, đó là:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành(bàng, phượng,...)
+ Thân cột: cứng, cao, không cành(cau, dừa,...)
+ Thân cỏ: thấp, mềm, yếu(đậu, hành,...)
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!

Bạn nêu nhầm phần Thân đứng rồi..........................................................:)
 
D

ducanh29092002

Câu 5: Có 4 loại rễ biến dạng:
+ Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả.(cây cà rốt, cây cải củ,...)
+ Rễ móc: bám vào trụ, giúp cây leo lên.(cây trầu không,...)
+ Rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí.(cây bụt moc,...)
+ Giác mút: lấy thứ ăn từ cây chủ.(cây tơ hồng, cây tầm gửi,...)
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
D

ducanh29092002

Câu 7:
+Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
+Thân to ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
D

ducanh29092002

Câu 8: Bạn giở SGK Sinh học 6 trang 32 có cái bảng con con màu xanh ấy, đó là đáp án. Thông cảm vì mình mỏi tay.
Nhớ LIKE và cho ĐÚNG nha!
 
L

lnbaotran

Câu 5
*Có 4 loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: rể phình to chứa chất dự trữ. VD: củ sắn , khoai lang , khoai mì , cà rốt ,....

- Rễ móc: Là rễ phụ mọc từ thân hoặc cành trên mặt đất , giúp cây bám vào trụ leo lên cao. VD: trầu không , trầu bà , hồ tiêu

- Rễ thở: sống trong điề kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên trên mặt đất hoặc đu đưa
trong không khí giúp cây hô hấp. VD: cây bần, cây bụt mọc

- Giác mút: Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác. VD: cây tầm gửi, dây tơ hồng
 
Top Bottom