Câu hỏi vận dụng: giải thích tại sao?

M

mybiu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bà con giúp mình với nha!!
1) tại sao trong túi tiêu hoá thức ăn sau khi được tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục tiêu hoá nội bào?
2) tại sao tuyến tuỵ được gọi là tuyến pha?
3) tại sao người bình thường không nên cắt ruột thừa?
4)tại sao ở những loài chim ăn hạt chúng thường ăn thêm sỏi đá ?
5)tại sao những người bị huyết áp cao không nên ăn mặn?
6)tại sao những người bị say rượu hay khát nước?
bà con giải thích thử nha! cảm ơn nhiều!!!:eek::confused:;)
 
H

herrycuong_boy94

1. túi tiêu hoá chỉ có các tuyến tiêu hoá tiết một số enzim tiêu hoá các chất đơn giản hơn như polysaccarit--> disaccarit, polypeptit--> dipeptt, tripeptit... vì thế, tiêu hoá ngoại bảo chưa thể biến đổi hoàn toàn mà còn phải cần QT tiêu hoá nội bào, biến đổi thành các chất riêng cho cơ thể tồn tại và phát triển.

2. Tuyết tuỵ là tuyến pha vì nó vừa là tuyến nội tiết ( đảo tuỵ tiết hocmon), vừa là tuyến ngoại tiết ( tiết dịch tuỵ tiêu hoá).:D

3. ruột thừa thực chất là ruột tịt. Ở nhiều loài động vật ăn thực vật, ruột tịt rất phát triển chứa các vi sinh vật tham gia vào quá trình biến đổi sinh học. Tuy nhiên đối với người, không sử dụng đến, nên nó trở thành ruột thừa, không có vai trò trong quá trình tiêu hoá. Vì thế, nếu không bị vấn đề gì về ruột thừa thì chả tội gì phải cắt đi cả.;))

4. những loài chim ăn hạt có mề (dạ dày cơ dày và chắc), chúng thương xuyên có sỏi đá trong đó để giúp tham gia nghiền nát thức ăn ( thay cho việc biến đổi cơ học không được thực hiện ở răng :D

5. huyết áp cao do tim đập nhanh, áp lực tác động lên thành mạch lớn, gây nguy hiểm. khi ăn nhiều thức ăn mặn, ta sẽ nhận được nhiều NaCl, chúng tạo nên áp suất thẩm thấu của máu. khi đó , ta cảm thấy khát nước--> uống nhiều nước--> giảm áp suất thẩm thấu--> tăng huyết áp.

6. Say rượu hay khát nước ?!?....
 
Top Bottom