Câu hỏi trắc nghiệm sinh

M

mai_anh_nguyen

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuong I
Bài 1
Câu 1

Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và muối khoáng ở lông hút phải qua:
A. Nhu mô vỏ ở rễ bên.
B. Miền sinh trưởng dài ra.
C. Các tế bào nội bì
D. Đỉnh sinh trưởng


Câu 2
Bộ phận làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng chủ yếu ở rễ là:
A. Chóp rễ
B. Miền sinh trưởng
C. Miền lông hút
D. Miền bần

Câu 3
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý?
I. Trời nắng gay gắt kéo dài
II. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài
III. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn
IV. Cây bị thiếu phân
A. III, IV
B. I, IV
C. II
D. II, III

Câu 4
Đơn vị hút nước của rễ là:
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào rễ
C. Không bào
D. Tế bào biểu bì

Câu 5
Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?
I. Năng lượng là ATP
II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất
III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi
IV. Enzim hoạt tải (chất mang)
A. II, IV
B. I, II, IV
C. I, III, IV
D. I, IV

Câu 6
Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
D. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ độ

Câu 7
Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm:
I. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp.
II. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ.
III. Không cần tiêu tốn năng lượng.
IV. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải.
A. II, III
B. II, IV
C. I, IV
D. I, III

Câu 8

Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là:
A. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút.
B. Số lượng tế bào lông hút lớn.
C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả.
D. Số lượng rễ bên nhiều.

Câu 9
Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và thành tế bào
B. Con đường qua tế bào sống
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào.
D. Con đường qua gian bào và con đường tế bào chất

Câu 10

Ở thực vật thuỷ sinh cơ quan hấp thụ nước và khoáng là:
A. Rễ, thân, lá.
B.
C. Thân
D. Rễ




 
Last edited by a moderator:
T

tony_trantam

1-c 2-c 3-không biết 4-a 5-a 6-d 7-b 8-a 9-a và d(bạn xem lại câu này ) 10-a
 
M

mai_anh_nguyen

bạn ơi chỉ có ý d là đúng thôi
ý a là sai,thanh tb là xenlulo thì vào thế nào đc.
câu 3 ý c là dúng.
 
Top Bottom