(*) Đoạn tổng- phân- hợp. * Khái niệm. Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn. - Mẫu đoạn hỗn hợp liên tục (Gồm có nhiều câu và nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa kết hợp với nhau không theo trật tự).
* Ví dụ minh họa 1. Tiếng Việt chúng ta rất đẹp, đẹp như thế nào đó là điều khó nói (1). Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹph như thế nào, cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên (2). Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn (3). Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp, bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (4). (Phạm Văn Đồng) - Mẫu đoạn hỗn hợp gián đoạn.
* Ví dụ minh họa 2. Trước hết, ta có thể chia từ tiếng Việt thành hai bộ phận khác nhau: Những từ tình thái và những từ phi tình thái (1). Những từ tình thái là những từ không có ý nghĩa từ vựng cũng không có ý nghĩa ngữ pháp, không có quan hệ ngữ pháp với bất cứ từ nào trong câu (2). Ví dụ: Ôi chao, eo ôi, à, a, cơ mà...vv (3). Những từ phi tình thái là những từ có ý nghĩa từ vựng hay ý nghĩa ngữ pháp nhất định, có quan hệ ngữ pháp với các từ khác trong cụm từ (4). Ví dụ: Học, học trò, nó, với...vv (5). Phân tích: Câu 1 là câu mở đoạn cũng là câu chủ đề. Câu 2 là câu định nghĩa từ tình thái. Câu 3 là câu nêu ví dụ từ tình thái. Câu 4 là câu định nghĩa từ phi tình thái, câu này không có quan hệ ý nghĩa với câu 3 đứng trước nó, câu này có quan hệ song hành với câu 2. Câu 5 nêu định nghĩa từ phi tình thái.