Sử 10 các quốc gia cổ đại phương đông

T

tamykc

M

meongocxi

Các bạn giúp mình câu này với:
1. Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu á,châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của vùng này là gì?


bạn thử tìm hiểu xem đặc điểm tự nhiên đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của cư dân nơi đây?
còn về đặc điểm kinh tế thì theo mình đó là sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ,
 
V

vinhtet

theo tớ con người từ xã hội nguyên thuỷ lúc ấy họ chỉ sống dưa vào hái lượm nhưng do cuôc sống đòi hỏi ngày càng nâng cao nên con người chuyển xuống các đồng bằng có lưu vực con sông lớn để thuận tiện cho việc lấy nước tưới cũng như nước sinh hoạt nên đã hình thành nền kinh tế nông nghiệp. Đây là mốc quan trọng dần đến xã hội có giai cấp khi việc phân hoá giàu nghèo diễn ra trong bối cảnh chung đắp đê điều và và việc công dức khác do đó những người đứng đầu đã thủ quỹ chung đó nếu theo tớ phân tích thì đây là xã hội có giai cấp đầu tiên.
 
B

boy8xkute

có 3 lý do đấy

1 - Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước phát triển

2 - Sự phân biệt giàu nghèo

3 - Do nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm

=> các quốc gia cổ đại phương Đông xuất hiện rất sớm, từ thế kỷ IV, III trước công nguyên

đặc điểm kinh tế là nông nghiệp lúa nước là chính, ngoài ra có ngư nghiệp, lâm nghiệp,v.v.
 
N

nvch_fff

Các bạn giúp mình câu này với:
1. Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu á,châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của vùng này là gì?
Trả lời :
- Có lưu vực các con Sông lớn ở Châu Á - Phi ( sông Ấn,Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà-Trường Giang ở Trung Quốc, Sông Nin ở Ai Cập và Sông Hồng ở Việt Nam ...) là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhà nước và xã hội có giai cấp sớm xuất hiện.
- Có diện tích đất canh tác rộng, mưa đều đặng theo mùa quanh năm và khí hậu nóng ẩm ( trừ Trung Quốc ), đồng bằng rộng lớn cho phép tập trung đông dân cư.Dân cư sống tập trung với nhau theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.
- Công cụ lao động còn khan hiếm ( công cụ bằng đồng ) tuy nhiên điều kiện tự nhiên đã bù đấp lại rất nhiều cho con người, lượng mưa cao hằng năm phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ, mềm và tơi xốp dễ cach tác với cả công cụ bằng gỗ . Vì vậy nông nghiệp sớm phát triển và cho năng suất cao dẫn đến dư thừa sản phẩm.
- Và nguyên nhân chủ yếu là :Quá trính hình thành các nhà nước cổ đại phương Đông là do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và sản xuất nông nghiệp vì thế quyền lực cần tập trung vào tay nhà vua để lãnh dạo nhân đân làm mọi việc hình thành nên thể chế : Quân chủ chuyên chế cổ đại. Cũng chính nhu cầu làm thủy lợi , trị thủy và sản xuất nông nghiệp mà người ta đã sống quần tụ và gắn bó lại với nhau thành một tổ chức công xã, nhiều tổ chức công xã hợp lại thành liên minh công xã và nhiều liên minh công xã hợp lại với nhau trở thành một tiểu quốc.
+ Ai Cập : 3200 trước đây đã hình thành nhà nước thống nhất.
+ Lưỡng Hà : Khoảng TNK thứ 4 TCN hình thành nhà nước của người Sume
+ Ấn Độ : Khoảng TNK thứ 3 TCN hình thành các quốc gia trên lưu vực các con sông Ấn.
+ Trung Quốc : Vào thế kỉ XXI TCN hình thành nhà nước của vương triều nhà Hạ
* Kinh tế
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng trọt và chăn nuôi nên nền kinh tể chủ yếu ở đây là NÔNG NGHIỆP.
Các cư dân cổ ở Phương Đông còn biết thâm canh trong nông nghiệp. Họ tự làm ra đồ gốm và dệt vải để phục vụ cho nhu cầu đời sống của bản thân của mình và trao đổi thuận lợi giữa các vùng trong nước.
Một số nông dân biết kết hợp chăn nuôi gia súc. Nông dân sinh sống ở các vùng ven chân núi còn chăn nuôi các đàn gia súc lớn.
--- Anh chuyên Sử nà ! Yên tâm với câu trả lời trên đi ! Có dịp xuống Vĩnh Long thì ghé ngang trường NBK anh chơi ... anh học 10 Sử - Địa - Lớp trưởng luôn )
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hoa du
Top Bottom