1.Thuận lợi:
+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Khó khăn :
+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.
+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
2.-Có hệ thống sông ngòi dày đặc=> tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp(đặc biệt là nền văn minh lúa nước)
Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
Có biển(đặc biệt là biển Đông) là vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật tương đối phong phú, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.
3.
* Vị trí địa lí:
- VN nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, giáp biển Đông.
- VN hoàn trong múi giờ số 7, nằm gần trung tâm khu vực ĐNA
* Phạm vi lãnh thổ
- Vùng đất có dt : 331.212 km2, giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, CPC
-Vùng biển: Diện tích > 1 triệu km2, giáp với vùng biển 7 nước: TQ, CPC...
Gồm các bộ phận: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp LH; Vùng đặc quyền KT;Thềm LĐ
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta, xác định bằng biên giới trên đất liền và biên giới trên biển.
b. ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta
* ý nghĩa tự nhiên
- Vị trí địa lí quy định đ ặc điểm c ơ b ản c ủa thiên nhiên n ư ớc ta l à: nhiệt đới ẩm gió mùa
- Do vị trí nước ta giàu khoáng sản và sinh vật phong phú
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão lũ, hạn hán...
* ý nghĩa KT – XH
- Về KT: Vị trí thuận lợi trong PTKT, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn.
- Về văn hoá-XH: thuận lợi trong khu vực chung sống hoà bình cùng PT...
- Về an ninh, quốc phòng: vị trí đặc biệt, biển Đông có ý nghĩa...
4.-Vị trí gần nội chí tuyến
-Vị trí gần trung tâm ĐNA'
-Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, với các nước ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo.
-Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sing vật
5.Thuận lợi:
-Phát triển kinh tế toàn diện với các ngàng nghề
-Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước khác trong khu vực và thế giới
-Sinh vật đa dạng phong phú, giàu tài nguyên khoáng sản
Khó khăn
-Có nhiều thiên tai
-Khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.