câu hỏi ôn tập

B

black_rose2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bạn giúp mình mấy câu hỏi này nha, thanks trước ạ :):):)

1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ
2. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
3. Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
4. Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng? Chứng minh đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
5. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
6. Nêu những thành tựu và khó khăn trong phát triển kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp ở Bắc Trung Bộ
7. Phân bố dân cư ở Duyên Hải Nam Trung Bộ có đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây? Duyên Hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển ntn?
 
B

byakura

5.a) Thuận lợi:
- Vị trí địa lý: tiếp giáp ĐBSH, Trung du và miền núi BB, Lào và Biển Đông, dãy núi Bạch Mã là ranh giới giữa BTB và NTB à thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội của vùng với các vùng khác cả bằng đường bộ và đường biển
- Đồng bằng nhỏ hẹp, lớn nhất là đồng bằng Thanh- Nghệ- Tỉnh có điều kiện phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng gò đồi có khả năng phát triển vườn rừng, chăn nuôi đại gia súc.
- Khí hậu vẫn còn chịu khá mạnh của gió mùa Đông Bắc vào mùa đông.
- Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, tiềm năng thuỷ điện và giao thông (hạ lưu).
- Khoáng sản: sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) - trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), crôm Cổ Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An) - trữ lượng lớn nhất cả nước (60% trữ lượng cả nước), đá vôi Thanh Hóa…
- Rừng có diện tích tương đối lớn, sau Tây Nguyên (chiếm 19,3% diện tích rừng cả nước) tập trung chủ yếu ở phía Tây- biên giới Việt- Lào.
- Các tỉnh đều giáp biển nên có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển.
- Vùng có tài nguyên du lịch đáng kể, nổi tiếng: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô; di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha- Kẽ Bàng, di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế…

b) Khó khăn:
- Thường xuyên chịu thiên tai: bão, gió Lào, lũ lụt, hiện tượng cát bay…
- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
 
B

byakura

1.Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng trung du miền núi Bắc Bộ:

- Giàu có nhất nước ta về khoáng sản tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng (than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, thiếc ở Cao Bằng, apatit ở Lào Cai...).
- Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp: Diện tích rộng, có nhiều loại đất khí hậu với 1 mùa đông lạnh thích hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.
- Vùng có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa...
- Tài nguyên du lịch đa dạng
 
B

byakura

vì sao để phát triển nâng cao đời sống cần bảo vệ môi trươgf
+ Để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc và khai thác tôtd thế mạnh của vùng
+ Nếu không chú trọng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thì sẽ làm tài nguyên cạn kiệt dần, mt suy thoái => hạn chế việc phát triển kinh tế và đời sống các dân tộc
+ Môi trường suy thoái làm tài nguyên suy giảm dẫn đến các thiên tai gia tăng, thiệt hại trực tiếp về kt và đời sống dân cư
 
B

byakura

3,_Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì hầu như toàn bộ trữ lượng khoáng sản của cả nước đều tập trung ở đây. Các mỏ khoáng sản lớn như : than ( Quảng Ninh ) , apatit ( Lào Cai)...
_ Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc vì đây là đầu nguồn của các con sông, có địa thế lưu vực cao và đồ sộ nhất nước ta , đia hình lắm thác nhiều ghềnh thậun lợi cho việc khai thác thủy năng của sông suối => phát triển thủy điện. Một số nhà máy thủy điện lớn như : Hòa Bình ,Thác Bà; đang được xây dựng là Sơn La , Tuyên Q
 
B

byakura

7Sự phân bố dân cư khác biệt giữa phía Tây( chủ yếu là các dân tộc thiểu số ít người) và phía Đông( chủ yếu là người kinh sinh sống và có thêm ngưòi chăm ) ( Tìm hiểu kĩ trong SGK)

Phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây bỏi vì như ta đã biết ở phía Tây tập chung chủ yếu là các dân tộc thiểu số ít người có trình độ thấp -> Dân nghèo là rất nhiều .
Khai thác tiềm năng kinh tế biển:
+ Nuôi trồng thủy sản

+ Du lịch

+Sản xuất muối
 
B

byakura

6. Nông Nghiệp :

+ Trồng cây ăn quả ở gò đồi phía Tây đặc biệt là cây công nghệp rất phát triển như lạc và vừng được phân bố rộng dãi trên các vùng đất pha cát duyên hải .Ở nơi đây thế mạnh thuộc về chăn nuôi trâu bò và phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp do đó đã giảm thiểu dc thiên tai, tạo việc làm và phát triển thu nhập cho người dân và một số hệ thống hồ chứa nước cũng đang dc phát triển.Ngoài ra nghề nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản đã và đang phát triển rộng rãi

+ Khó khăn : Sản xuất lương thực ( lúa ngô) còn hạn chế việc đẩy mạnh thâm canh sản xuất nên lương thực có hạn tỉ lệ nghich với bình đầu người ở bắc trung bộ.

Côg Nghiệp :Mặc dù sản xuất Công nghiệp còn hạn chế ( chưa phát triển) một phần cũng là do cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ còn thấp và nguyên liệu , năng lượng đang dc cải thiện nhưng giá Trị Sản xuất Cn tăng rỗ rệt từ năm 1995 (3705,2 tỷ đồng ) đến năm 2002 là 9883,2 tỷ đồng tăng 6178 tỷ đồng. Dựa vào nguồn khoảng sán( đá vôi) dồi dào khiến cho vùng này không những phát triển về khai thác khoảng sản mà còn phát triển về sản xuất vật liệu xây dựng . Ngoài ra còn có một số các ngành công nghiệp cũng phát triển như chế biễn gố, cơ khí , may mặc, chế biễn lương thực, thực phẩm .
 
B

byakura

4. Tầm quan trọng của hệ thống đê điều của Đồng Bằng Sông Hồng?
­ Nhờ hệ thống đê điều được xây dựng từ bao đời nay mà Đồng Bằng Sông Hồng đã tránh được nguy cơ phá hoại của lũ.
- Đời sống và sản xuất nông nghiệp được ổn định từ khi có hệ thống đê.
- Phù sa sông Hồng không ngừng mở rộng diện tích ở vùng cửa sông.
- Làng mạc trù phú, dân cư đông đúc. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển sôi động.
- Nhiều di tích lịch sử văn hoá ra đời được lưu giữ và phát triển.
- Đê sông Hồng được coi như là nét văn hoá độc đáo của đồng bằng sông Hồng và Việt Nam.
- Bảo vệ đê điều, đặc biệt đê sông Hồng là nghĩa vụ của mọi người, nhất là người dân sông Hồng. Bảo vệ đê sông Hồng góp phần bảo vệ đất nước, bảo vệ văn hoá dân tộc, bảo vệ cuộc sống con người.
 
Top Bottom