Sinh Câu hỏi ôn tập sinh 8

L

love_superjunior

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1- Vì sao khi bơi dưới nước ta lại không nghe được tiếng gọi từ trên bờ?
2-So sánh chức năng của cơ quan sinh dục nam và nữ?
3-So sánh trứng và tinh trùng?
4- Phân tích tác dụng của thuỳ trước tuyến yên đến sự tăng trưởng của cơ thể?
5-Những tác hại trên sự tăng trưởng của cơ thể nếu rối loạn hoạt động của thuỳ trước tuyến yên?
6-Chức năng của tuyến giáp và những tác hại trên cơ thể nếu tuyến giáp hoạt động không bình thường?
7-Tại sao trong truyền máu người ta lại chỉ quan tâm đến tránh để kháng nguyên trong hồng cầu người cho không bị kết dính với kháng thể trong huyết tương người nhận, chứ không quan tâm đến việc hồng cầu người nhận có bị két dính với huyết tương người cho hay không?
 
H

haiyen621

Câu 3 : .................................................................
YrfG9C9.jpg
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

1.Vì khi bơi nước chui vào tai --> chặn mất đường đi của sóng âm, sóng âm không thể vào được, không thể làm rung màng nhĩ --> không thể nghe được.
7.1. Hệ thống nhóm máu ABO
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng ngưng kết: qua nhiều công trình nghiên cứu người ta đã thấy trên màng của hồng cầu có các ngưng kết nguyên (NKN) A và B tác động như một loại kháng nguyên.

Trong huyết tương lại có các ngưng kết tố (NKT) alpha và beta tác động như một kháng thể. Hiện tượng ngưng kết sẽ xảy ra khi các NKN gặp các NKT tương ứng.

Dựa vào sự có mặt của các NKN và NKT ở màng hồng cầu và huyết tương, người ta đã xác định được 4 nhóm máu cơ bản:

– Nhóm máu O (I) trên màng hồng cầu không có NKN còn trong huyết tương thì có cả NKT alpha và beta
– Nhóm máu A (II) trên màng hồng cầu có NKN A còn trong huyết tương có NKT beta
– Nhóm máu B (III) trên màng hồng cầu có NKN B còn trong huyết tương có NKT alpha
– Nhóm máu AB (IV) trên màng hồng cầu có cả NKN A và B, còn trong huyết tương thì không có NKT nào cả

Có 2 gen nằm trên 1 cặp NST để quy định nhóm máu ABO nhưng có đến 3 alen quy định nhóm máu, là O, A, B. Vì thế sẽ có 6 kiểu kết hợp của các alen là OO (quy định nhóm máu O), OA và AA (quy định nhóm máu A), OB và BB (quy định nhóm máu B) và AB (quy định nhóm máu AB). Do vậy nhóm máu có khả năng di truyền và được ứng dụng trong ngành pháp y và y học để xác định nhóm máu.

Khi truyền nhầm nhóm máu, hay nói một cách khác, NKT alpha hoặc beta gặp NKN A hoặc B thì sẽ xảy ra quá trình ngưng kết. Do đó các trường hợp sau xảy ra ngưng kết:
+ Hồng cầu nhóm máu A gặp huyết tương nhóm máu B
+ Hồng cầu nhóm máu B gặp huyết tương nhóm máu A
+ Hồng cầu nhóm máu AB gặp huyết tương nhóm máu A hoặc B hoặc O
+ Hồng cầu nhóm O không bị huyết tương nhóm máu nào làm ngưng kết cả

Lưu ý rằng mỗi NKT có thể gắn vào 2 hoặc 10 hồng cầu và làm cho hồng cầu dính lại với nhau kết thành một khối. Các đám hồng cầu nàu bịt kín những mạch máu nhỏ trong hệ tuần hoàn. Trong vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, các đại thực bào sẽ phá hủy các hồng cầu ngưng kết và giải phóng Hb vào huyết tương.

Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm máu, hồng cầu sẽ bị vỡ trong máu lưu thông, do các kháng thể trong máu lưu thông hoạt hóa hệ thống bổ thể, hệ thống bổ thể giúp giải phóng các enzim làm vỡ màng hồng cầu. Tuy nhiên hiện tương vỡ hồng cầu ngay lập tức thường ít gặp hơn là ở tan máu chậm sau khi ngưng kết hồng cầu.
GG
 
H

haibucdungnhan

câu 6: tuyến giáp ở cổ tiết ra hoocmon tiroxin có vai trò điều hòa wá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong tb, nếu tuyến giáp hoạt động ko bình thường sẽ gây ra bướu cổ bazodo
cau 4, 5: thùy trước tuyến yên thì có nhìu cái nhưng đối vs sự tang truong thì có kích tố tăng trưởng(GH), nếu tuyến yên hđ ko bình thường sẽ làm cho người wa lùn hoăc wa cao
 

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,924
539
vì sao khi đi lên đèo tai ta lại bì ù
Phần tai giữa và tai ngoài của chúng ta ngăn cách bằng màng nhĩ. Nơi tai giữa có một ống gọi là eustachian tube. Ống này thông với mũi và miệng, khi ta ngáp hay nuốt, ống này mở ra khiến không khí từ mũi và miệng vào tai giữa. Do đó, áp suất không khí của tai giữa và tai ngoài bằng nhau.

Khi bạn lên đèo, áp suất bên ngoài giảm => chênh lệch áp suất giữa tai giữa và tai ngoài. Lúc này, ống Eustachian chạy từ tai giữa đến sau mũi đóng lại hoặc bị chèn ép khiến cho áp suất trong tai giữa không được cân bằng. Không khí đã hình thành bên trong tai được hấp thụ, hút và kéo căng màng nhĩ vào trong, gây ra hiện tượng ù tai.
 
Top Bottom