Sử 8 Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Ngô Minh Trọng

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tư 2018
12
6
6
19
Đà Nẵng
THCS Phạm Ngọc Thạch
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đời sống của các giai tầng trong xã hội VN như thế nào ?
Câu 2 : Trình bày nét chính về các cuộc đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
Câu 3 : Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? (KHÓ)
Câu 4 : Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? Tại sao các phong trào đấu tranh chống Pháp giai đoạn này đều thất bại ? (KHÓ)

Các bạn giải giúp mình nhanh nhé , thanks !!!:)))
 
  • Like
Reactions: Tiểu thư ngốk

Phạm Thúy Hằng

Cựu Phụ trách BP Quản lí & Mod CĐ|Thiên tài vật lí
Thành viên
15 Tháng ba 2017
6,181
1
10,074
1,243
20
Hà Nội
THCS Nam Từ Liêm
Câu 3 : Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? (KHÓ)


Nội dung so sánhPhong trào Cần vươngKhởi nghĩa Yên Thế
Thời gianDiễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mục đích đấu tranhĐánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.
Thành phần lãnh đạoVăn thân, sĩ phu.Nông dân.
Lực lượng tham giaVăn thân, sĩ phu, nông dân.Nông dân.
Địa bàn hoạt độngCác tỉnh Trung và Bắc Kì.Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4 : Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? Tại sao các phong trào đấu tranh chống Pháp giai đoạn này đều thất bại ? (KHÓ)
*Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
* Vì:
- Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
- Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.
- Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.
 
  • Like
Reactions: Ngô Minh Trọng

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Câu 1 : Dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đời sống của các giai tầng trong xã hội VN như thế nào ?
Những chuyển biến xã hội:
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Tình hình cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ phong kiến, nông dân) bị phân hoá.
+ Xuất hiện các giai cấp mới : công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
 
  • Like
Reactions: Ngô Minh Trọng

Băng _Băng-water

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2017
244
233
99
22
Thái Bình
Câu 3:
- Khởi nghĩa Yên thế không thuộc phong trào Cần Vương
- Lực lượng tham gia và lãnh đạo là Nông dân
- Sử dụng đường lối đặc biệt : Thương lượng với Pháp
p/s: theo mk nghĩ, ko cop trên mạng
Câu 4
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
– Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
– Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
– Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
– Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị…
– Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo…
– Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc…
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Câu 1 : Dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đời sống của các giai tầng trong xã hội VN như thế nào ?
Câu 1:
Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
Câu 3 : Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ? (KHÓ)
Nội dung so sánhPhong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Thời gianDiễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.Diễn ra trong 30 năm (1884 — 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Mục đích đấu tranhĐánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.Đánh Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.
Thành phần lãnh đạoVăn thân, sĩ phu.Nông dân
Lực lượng tham giaVăn thân, sĩ phu, nông dân.Nông dân
Địa bàn hoạt độngCác tỉnh Trung và Bắc Kì.Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4 : Em có nhận xét gì về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX ? Tại sao các phong trào đấu tranh chống Pháp giai đoạn này đều thất bại ? (KHÓ
Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :
- Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).
- Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.
- Về lực lượng :
+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).
-Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).
- Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...
- Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...
- Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...
Các phong trào này thất bại do lực lượng giữa ta và địch chênh lệch, sai lầm trong tổ chức lãnh đạo,...
 
Top Bottom