Sử 8 Câu hỏi Lịch Sử 8

O

optimi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. So sành phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Vì sao có sự khác nhau về mục tiêu đấu tranh giữa hai thời kì?
2. So sánh hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh theo: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện.
3. Vì sao các phong trào đấu tranh cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX đều lần lượt thất bại?
Thanks nhìu!!!
 
P

phamvananh9

[TEX][/TEX]
Câu 3: - Do dự tương quan về số lượng, vũ khí còn thô sơ và đặc biệt là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức , các cuộc kháng chiễn diễn ra lẻ tẻ, ko liên kết với nhau dẫn đến chúng đều thất bại.
 
T

tinaphan

Câu 2


* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
PHAN BỘI CHÂU
Chủ trương:
- Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.
- Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
Biện pháp:
- Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước
- Bạo động, ám sát.
PHAN CHÂU TRINH
Chủ trương:
- Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
- Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.
Biện pháp:
- Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
- Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí
- Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.
 
P

pro3182001

Câu 3
- Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam.
 
P

pro3182001

Câu 1
Có thể so sánh trên những điểm chính sau đây:

Nội dung
Phong trào Cần Vương (số 1)
Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX (số 2)

Bối cảnh lịch sử
1- Sau điều ước Patơnot, triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Sau cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885 không thành Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua chống Pháp cứu nước.
2- Cuối thế kỷ XIX, Pháp đã đàn áp phong trào Cần Vương, thi hành chính sách bóc lột và khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bị phân hoá, nhiều giai tầng mới xuất hiện (tư sản, công nhân, tiểu tư sản) bên cạnh giai cấp cũ còn tồn tại. Phong trào giải phóng dân tộc nhất là ở Châu Á lên cao theo khuynh hướng mới dân chủ tư sản đã tác động và ảnh hưởng đến Việt Nam.

Lãnh đạo
1- Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…
2- Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.

Lực lượng
1- Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân
2- Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ , phú nông, tiểu tư sản, nông dân.

Mục tiêu
1- Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.
2- Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.

Kết quả và ý nghĩa lịch sử
1- Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam.
2- + Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời.
+ Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
+ Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.
 
Top Bottom